• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN

1.3. Phương pháp nghiên cứu

1.3.3. Phương pháp nghiên cứu

1.3.3.1. Phương pháp nghiên cứu định tính

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Tác giả sử dụng các dữ liệu từ các BCTC đã qua kiểm toán của các DNTP NY ở Việt Nam giai đoạn 2013-2019 để tiến hành phân tích, tổng hợp các vấn đề liên quan đến CCNV, các nhân tố tác động đến CCNV và ảnh hưởng của CCNV đến hoạt động của các DNTP NY trong giai đoạn nghiên cứu.

- Phương pháp so sánh: Trên cơ sở các dữ liệu thứ cấp tổng hợp được tác giả tiến hành lập các bảng biểu, đồ thị để so sánh, phân tích, đánh giá các vấn đề mà nghiên cứu cần làm rõ.

1.3.3.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng

Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong thu thập, thống kê mô tả số liệu, kiểm định mô hình, ước lượng các biến số và đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến CCNV và tác động của CCNV đến ROE của các DNTP NY. Hầu như các nghiên cứu trước đều sử dụng dữ liệu bảng và phương pháp ước lượng mô hình các ảnh hưởng cố định (FEM) và mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) để khảo sát, sau đó sử dụng kiểm định Hausman để kết luận. Các nghiên cứu này rất khó khắc phục phương sai sai số và tồn tại hiện tượng nội sinh trong mô hình, trong khi ảnh hưởng của các nhân tố đến CCNV và tác động của CCNV đến ROE luôn tồn tài ảnh hưởng hai chiều giữa biến phụ thuộc và một số biến .

Do đó luận án sử dụng phương pháp ước lượng Moment tổng quát - GMM (Generized Method of Moments) để thực hiện hồi quy dữ liệu nghiên cứu trên phần mềm STATA 14. GMM là mô hình hồi quy được Lars Peter Hansen công bố vào năm 1982 trong bài viết “Large Sample Properties of Generalized Methods of Moments Estimators”.

GMM là tổng hợp của các phương pháp ước lượng phổ biến như OLS; GLS;

MLE. GMM là phương pháp có tính ưu việt hơn trong việc giải quyết vấn đề nội sinh

của mô hình nghiên cứu (như đã chỉ ra trong phần khoảng trống nghiên cứu), đảm bảo kết quả nghiên cứu là đáng tin cậy.

Với mô hình và các giả thuyết đề xuất như đã trình bày ở trên, quá trình nghiên cứu được thực hiện theo quy trình như sau:

Làm sạch số liệu:

Trước khi tiến hành phân tích dữ liệu tác giả thực hiện bổ sung, hiệu chỉnh thông số của các biến để đảm bảo các kết quả xử lý dữ liệu phản ánh trung thực về đối tượng nghiên cứu. Cụ thể:

(i) Bước 1: Sau nhập dữ liệu vào bảng exel, tác giả tiến hành kiểm tra dấu hiệu bất thường của dữ liệu. Sau đó, tính giá trị của các biến nghiên cứu.

(ii) Bước 2: Bổ sung và điều chỉnh giá trị khuyết thiếu bằng các cách như: (1) để nguyên, khi phân tích phần mềm tự gán giá trị khuyết thiếu mặc định; (2) gán giá trị khuyết thiếu bằng giá trị trung bình hoặc trung vị; (3) gán giá trị khuyết thiếu bằng 0.

(iii) Bước 3: Phân tích tương quan riêng từng cặp biến để phát hiện lỗi số liệu trong trường hợp kết quả phân tích không giải thích được. Loại bỏ số liệu làm sai lệch mối quan hệ của các biến trong trường hợp có dấu hiệu ngoại lai của số liệu.

Phân tích thống kê:

Phân tích thông kê được sử dụng trong luận án để đánh giá khái quát các vấn đề trong nghiên cứu và đưa ra cơ sở cho các giả định, nhận định. Phương pháp phân tích thống kê được sử dụng để đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến CCNV và tác động của CCNV đến ROE của các DNTP NY giai đoạn 2013-2019.

Đánh giá sự phù hợp của mô hình:

Mô hình hồi quy được đánh giá là phù hợp khi khắc phục được các khiếm khuyết của mô hình: (i) đa cộng tuyến; (ii) tự tương quan; (iii) phương sai sai số thay đổi, (iv) nội sinh các biến độc lập.

KẾT LUẬN

Nội dung chương 1 cho thấy đề tài nghiên cứu không chỉ có ý nghĩa về mặt thực tiễn mà còn có ý nghĩa về mặt học thuật. Thông qua nội dung tổng quan nghiên cứu cho thấy CCNV của DN là đề tài được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Các nghiên cứu đó đều nhằm mục đích hướng tới giải quyết những vấn đề cơ bản về CCNV đó là có tồn tại hay không một CCNV tối ưu, chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến CCNV cũng như sự ảnh hưởng của CCNV đến giá trị doanh nghiệp. Đồng thời các nghiên cứu cũng đã kiểm chứng sự phù hợp của CCNV đối với DN trong từng bối cảnh, ngành nghề cụ thể. Ở Việt Nam thời gian vừa qua cũng có nhiều nghiên cứu về CCNV: Ban đầu là các nghiên cứu về CCNV của các DNNN, về sau là những nghiên cứu về CCNV của các doanh nghiệp trong một ngành nghề cụ thể như xi măng, thép, dược phẩm…Nhưng đến nay chưa có một nghiên cứu nào về CCNV của các DNTP niêm yết trong giai đoạn 2013 – 2019, vì vậy tác giả lựa chọn nghiên cứu về CCNV của các DN trong ngành này. Tổng quan nghiên cứu cho thấy, các nghiên cứu về các nhân tố tác động tới CCNV và tác động của CCNV đến hoạt động của DN còn nhiều hạn chế cần có nghiên cứu bổ sung. Trên cơ sở đó, luận án tiến hành nghiên cứu thực nghiệm về tác động của các nhân tố tới CCNV và tác động của CCNV tới ROE của các DNTP NY giai đoạn 2013-2019, thông qua các mô hình nghiên cứu định lượng nhằm hoàn thiện và khắc phục những hạn chế của các nghiên cứu trước.

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP