• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÁC DOANH

4.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội và định hướng phát triển ngành thực phẩm ở Việt Nam

4.1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới

Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÁC

nhân sự để bù đắp cho khoản doanh thu bị sụt giảm nên sẽ tạo ra một vòng xoáy suy giảm kinh tế, khi những người lao động rơi vào tình trạng thất nghiệp, không có khả năng tài chính để duy trì cuộc sống, thậm chí có khả năng rớt xuống dưới chuẩn nghèo. Ví dụ trong lĩnh vực bán lẻ, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên do các cửa hàng phải đóng cửa, chuyển sang bán hàng trên mạng. Đây là một nguyên nhân khiến các nhà kinh tế từng dự báo dịch bệnh COVID-19 có thể dẫn suy thoái toàn cầu đến quy mô

“Đại suy thoái”. Trong khi đó, đối với những nước mà du lịch là một nguồn thu nhập then chốt, sự suy giảm của nhu cầu dịch vụ đã ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế.

Điều đáng nói là trong những tháng tiếp theo sẽ tác động lớn đến các doanh nghiệp nhỏ khi các chương trình hỗ trợ của các chính phủ có thể chấm dứt. Tỷ lệ phá sản có thể tăng lên gấp 3 lần, lên đến 12% trong năm 2020 từ mức trung bình 4% của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới trước đại dịch COVID-19.

Nhìn tổng thể, nhiều định chế tài chính đã ước tính, 12.000 tỷ USD là mức thiệt hại mà nền kinh tế phải gánh chịu nếu GDP giảm từ 4,4-4,9% trong năm 2020. Còn nếu rơi vào suy thoái lâu dài, con số này có thể lên 82.000 tỷ USD trong vòng 5 năm tới. Dù chưa phải là tính toán cuối cùng nhưng đây vẫn là mức tổn thất lớn chưa từng có đối với kinh tế toàn cầu kể từ Chiến tranh Thế giới thứ II. Còn thực tế, chưa một con số nào đong đếm được chính xác tác động khi mà khoảng 35% số doanh nghiệp toàn cầu bên bờ vực phá sản và hàng trăm triệu người mất việc do COVID-19.

Thương mại toàn cầu đình trệ, làn sóng doanh nghiệp phá sản lan khắp thế giới, dẫn tới tình trạng thất nghiệp tăng vọt. Lao động giảm, thu nhập của người lao động cũng giảm mạnh, dẫn đến giảm nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ, kích hoạt làn sóng vỡ nợ trên phạm vi toàn cầu do nợ vay tiêu dùng quá hạn thanh toán tăng vọt tại một số nước khi tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh. Trước cú sốc mang tên COVID-19, năm 2020 đã ghi nhận lần đầu tiên hàng chục nền kinh tế trên thế giới đồng loạt rơi vào suy thoái như Mỹ, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Đức, Italy, Australia, Brazil, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Singapore, Philippines, Thái Lan, Indonesia… Danh sách này chắc chắn chưa dừng lại. Để đối phó với tác động xấu do COVID-19, các nước đã đồng loạt tung ra các gói kích thích cùng nhiều biện pháp tiền tệ và cho vay khẩn cấp để giải cứu nền kinh tế. Tổng trị giá các gói hỗ trợ của Mỹ hay Nhật Bản

thậm chí lên tới 20% GDP. Không thể phủ nhận tác dụng của những gói kích thích từ chính phủ trên đã phần nào nâng thể trạng của nền kinh tế toàn cầu, tăng sức chống chịu và kiểm soát tình trạng thất nghiệp ngay trong quý II/2020. Tuy nhiên, cũng có một thực tế là việc tung ra hàng loạt gói kích thích kinh tế mà không tính hết những tác dụng phụ, lại đang đẩy nhiều nước vào tình thế khó khăn mới. Xu hướng nới lỏng tài chính tiền tệ thông qua các gói hỗ trợ tài chính lên tới hàng nghìn tỷ USD này cùng với chính sách cắt giảm lãi suất đã khiến nợ công và thâm hụt ngân sách của các quốc gia bị đe dọa nghiêm trọng.

Vào tháng cuối năm 2020, một số nền kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm cả nền kinh tế Mỹ, đang xuất hiện những tín hiệu cho thấy sự phục hồi.

Những tín hiệu này được xem là “điểm sáng hy vọng” trong bối cảnh bức tranh kinh tế toàn cầu vẫn đang u ám bởi tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19.

Số liệu thống kê và các đánh giá mới nhất của giới chuyên gia cho thấy kinh tế toàn cầu nói chung, khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói riêng đã xuất hiện những điểm sáng tích cực. Tín hiệu phục hồi cũng xuất hiện rõ nét hơn tại một số nền kinh tế Đông Nam Á như Singapore, Indonesia hay Thái Lan sau một thời kỳ suy giảm nghiêm trọng.

Tại một số nước phát triển như Anh, Mỹ, bức tranh kinh tế cũng đã bớt u ám. Kinh tế Anh dự báo sẽ chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ kể từ quý II/2021, khi các biện pháp hạn chế để phòng dịch được nới lỏng và nhu cầu tiêu dùng được phục hồi. Nền kinh tế Mỹ cũng đã xuất hiện một số tín hiệu tích cực. Sau khi Chính phủ Mỹ bắt đầu triển khai chương trình tiêm vaccine phòng COVID-19, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đánh giá rằng, kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 4,2% trong năm 2021 và 3,2% trong năm 2022. Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ cũng được điều chỉnh giảm xuống 5% vào năm 2021 và 4,2% trong năm 2022, cải thiện so với các mức dự báo trước đó. Hiện Quốc hội Mỹ đã đồng ý thông qua gói cứu trợ trị giá 900 tỷ USD. Gói hỗ trợ kinh tế 900 tỷ USD được nhận định là hết sức cần thiết đối với doanh nghiệp và người thất nghiệp, đồng thời sẽ là “liều thuốc tăng lực” để đưa nền kinh tế Mỹ trở về quỹ đạo tăng trưởng trong năm 2021.

Những tín hiệu tích cực nêu trên đang thắp lên hy vọng về việc kinh tế thế giới sẽ phục hồi khả quan hơn trong năm 2021, đồng thời củng cố nhận định của Tổ chức

Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đầu tháng 12 vừa qua rằng, nền kinh tế toàn cầu có thể trở lại mức trước đại dịch COVID-19 vào cuối năm sau.

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng hy vọng ở châu Á-Thái Bình Dương, nghiên cứu của Oxford Economics cho thấy nhiều khu vực khác như Trung Đông, châu Phi và Mỹ Latinh là những khu vực có triển vọng hồi phục kém nhất. Bắc Mỹ là khu vực chịu ít tổn thương nhất với sự sụt giảm GDP trong năm 2020 được cho là thấp, bên cạnh đó còn nhờ có các gói kích thích tài khóa mạnh mẽ.

Ngoài ra, các nước châu Âu được đánh giá là khu vực có tốc độ hồi phục nhanh nhất. Tuy nhiên sự phục hồi giữa các nước châu Âu cũng có sự chênh lệch đáng kể.

Trong khi Pháp được xếp hạng là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương trong dài hạn vì tốc độ sụt giảm GDP lớn và sự mất niềm tin của người tiêu dùng, thì Đức lại được đánh giá cáo trên cả hai phương diện này...

Nhìn chung, hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng, dịch bệnh COVID-19 đã và đang gây hậu quả tiêu cực đối với các nước và đang góp phần định hình lại hoạt động của các ngành kinh tế trên cấp độ toàn cầu. COVID-19 và ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với kinh tế thế giới là một vấn đề mang tính toàn cầu, không một quốc gia nào có thể đứng ngoài và không nước nào có thể tự giải quyết. Tất cả các nước cần chung sức mới có thể vượt qua được khó khăn và khủng hoảng hiện nay.