• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các doanh nghiệp thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chương 3. THỰC TRẠNG CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

3.1. Tổng quan về các doanh nghiệp thực phẩm niêm yết ở Việt Nam

3.1.3. Các doanh nghiệp thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

lai). Như vậy, DN vẫn có thể tận dụng được nguồn vốn trong ngắn hạn có tính chất ổn định lại tiết kiệm được chi phí lãi vay.

Thứ ba, nguồn vốn bên ngoài chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của các DNTP và ngày càng đa dạng các hình thức huy động vốn. Trước hết, đặc điểm của các sản phẩm thực phẩm là thời gian sử dụng thường ngắn, vì vậy tốc độ quay vòng vốn của các DNTP cũng nhanh. Do đó các DNTP sẽ nhanh chóng thu được lợi nhuận và dùng một phần lợi nhuận bổ sung vào vốn CSH để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN. Việc huy động vốn từ lợi nhuận để lại sẽ giúp các DNTP tiết kiệm được thời gian và chi phí huy động vốn, giữ quyền kiểm soát cho các cổ đông hiện hành; không bị áp lực thanh toán đúng hạn, lại chủ động trong việc sử dụng vốn. Tuy nhiên hạn chế của nguồn vốn bên trong thường không đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho DN, trong khi thực phẩm được đánh giá là ngành có triển vọng tăng trưởng, vì vậy nhu cầu vốn của DN để hoạt động là rất cần thiết. Nếu chỉ sử dụng nguồn vốn bên trong thì không thể đáp ứng được nhu cầu về vốn cho các DNTP, nên việc gia tăng sử dụng nguồn vốn bên ngoài là cần thiết, thông qua đi vay hoặc thị trường chứng khoán. Hiện nay thị trường chứng khoán đang ngày càng được hoàn thiện và phát triển, giúp cho các DN nói chung và các DNTP nó riêng, huy động được các nguồn vốn đa dạng phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.

3.1.3. Các doanh nghiệp thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Bảng 3.1: Các DNTP NY trên thị trường chứng khoán Việt Nam đến ngày 31/12/2019

Năm Số DNTP NY Tốc độ tăng

Sàn HSX Sàn HNX Tổng (%)

2000 1 1 -

2001 2 1 3 200

2005 4 1 5 66,67

2006 6 4 10 100

2007 6 5 11 10

2008 8 5 13 18,18

2009 9 5 14 7,69

2010 9 6 15 7,14

2011 9 7 16 6,67

2012 10 8 18 12,5

2013 10 8 18 -

2014 10 9 19 5,56

2015 10 12 22 15,79

2016 10 12 22 -

2017 10 11 21

2018 11 11 22 4,54

2019 11 10 21 -

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Vietstock

Nhìn vào số liệu ở bảng 3.1 cho thấy, các DNTP được NY từ những ngày đầu đi vào hoạt động của TTCK Việt Nam, ví dụ Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An (với mã cổ phiếu LAF) niêm yết trên sàn HSX từ ngày 12/11/2000. Số lượng các DNTP NY tăng nhanh trong giai đoạn đầu hoạt động của TTCK (từ năm 2000 đến năm 2006 tăng 9 DN). Giai đoạn từ năm 2007 – 2013 là giai đoạn khởi sắc của TTCK Việt Nam, số lượng các DNTP cũng tăng lên đáng kể (tăng 8 DN), tạo điều kiện thuận lợi giúp các DNTP NY sử dụng hữu hiệu kênh huy động vốn thông qua thị trường này.

Trong giai đoạn 2013-2019, số lượng các DNTP có tăng lên nhưng không nhiều và số DNTP NY tính đến ngày 31/12/2019 là 21 DN. Riêng năm 2017, có cổ phiếu của công ty cổ phần nông sản xuất khẩu Nam Định (mã cổ phiếu NDF) đưa vào tình trạng kiểm

soát và năm 2019 có cổ phiếu của công ty cổ phần dầu thực vật Sài Gòn (mã cổ phiếu SGO) bị hủy niêm yết, dẫn đến số lượng các DNTP NY giảm đi. (Chi tiết về các DNTP NY xem Phụ lục số 01)

Quan sát theo sàn niêm yết có thể thấy, ban đầu các DNTP TP chủ yếu là NY trên sàn HSX, từ năm 2013 số lượng các DNTP NY ở cả 2 sàn tương đương nhau.

Tính tới thời điểm ngày 31/12/2019, bên cạnh nhiều DNTP NY có quy mô lớn và khẳng định được vị thế trên thị trường như Tập đoàn Masan (tổng vốn 97.297 tỷ đồng); CTCP Sữa Việt Nam Vinamilk (tổng vốn 44.699 tỷ đồng); CTCP Kinh Đô ( tổng vốn 11.932 tỷ đồng); CTCP Mía đường Thành Thành Công Biên Hòa (tổng vốn 17.233 tỷ đồng), còn nhiều DN có quy mô dưới 1.000 tỷ đồng. Ở Việt Nam, căn cứ theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ quy định DN trong các lĩnh vực hoạt động có quy mô lớn hơn 100 tỷ đồng và trên 300 lao động được xếp vào DN có quy mô lớn. Theo quy định này, hầu hết các DNTP NY ở Việt Nam là DN có quy mô lớn. Sau đây là bảng tổng hợp các DNTP theo quy mô vốn qua các năm trong giai đoạn 2013-2019:

Bảng 3.2. Phân loại DNTP NY theo quy mô vốn Năm <1.000 tỷ đồng >1.000 tỷ đồng

Tổng

Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng

2013 11 61,11% 7 38,89% 18

2014 12 63,16% 7 36,84% 19

2015 14 63,64% 8 36,36% 22

2016 14 63,64% 8 36,36% 22

2017 12 57,14% 9 42,85% 21

2018 13 59,09% 9 40,91% 22

2019 11 52,38% 10 47,62% 21

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Vietstock

Theo bảng 3.2, các DNTP NY hầu hết là các DN có quy mô lớn, song có thể chia thành 2 nhóm như sau: (i) các DNTP NY có quy mô vốn trên 1.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 36,36-47,62% số DNTP NY mỗi năm; (ii) nhóm DNTP NY có quy mô vốn dưới 1.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 52,38-63,64% số DNTP NY mỗi năm.

Ngoài ra, các DNTP NY đều hoạt động dưới sự kiểm soát, điều hành của đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị và ban giám đốc. Cơ cấu sở hữu cổ đông sẽ tác động đến các quyết định quan trọng của DN, trong đó có quyết định tài trợ. Do vậy, nghiên cứu cho rằng yếu tố sở hữu Nhà nước là một nhân tố có tác động đến CCNV của DN nói chung và DNTP NY nói riêng. Theo đó, nghiên cứu sẽ phân loại các DNTP NY theo yếu tố SHNN và các DNTP NY được chia thành 2 nhóm: (i) NDN có SHNN và (ii) NDN không có SHNN. Phân loại các DNTP NY theo yếu tố SHNN cụ thể ở bảng 3.3:

Bảng 3.3. Phân loại DNTP NY theo yếu tố SHNN

Năm Có SHNN Không có SHNN

Tổng

Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng

2013 10 55,56% 8 44,44% 18

2014 10 52,63% 9 47,37% 19

2015 10 45,45% 12 54,55% 22

2016 10 45,45% 12 54,55% 22

2017 10 47,62% 11 52,38% 21

2018 10 45,45% 12 54,55% 22

2019 10 47,62% 11 52,38% 21

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Vietstock

Số liệu bảng 3.3 cho thấy, số lượng các DNTP NY có yếu tố SHNN duy trì ổn định trong giai đoạn 2013-2019. Trong các DNTP NY có SHNN, hầu hết tỷ lệ sở hữu của Nhà nước dưới 50% (6/10 DN), các DN còn lại Nhà nước sở hữu từ 51% trở lên.

Các DNTP NY không có SHHN trong giai đoạn 2015-2019 có xu hướng tăng lên so với giai đoạn 2013-2014.

3.1.4. Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thực phẩm niêm yết

Trong giai đoạn 2013-2019, mặc dù còn nhiều khó khăn song các DNTP nói chung và các DNTP NY nói riêng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Điều đó thể hiện rõ qua bảng số liệu 3.4:

Bảng 3.4. Kết quả kinh doanh của các DNTP NY giai đoạn 2013-2019

ĐVT: tỷ đồng Năm

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

1. Doanh thu thuần

64.662 72.910 93.303 115.648 123.707 128.645 132.467

2. Giá vốn hàng bán

44.372 50.697 63.527 76.406 82.979 87.490 89.735

3. Chi phí tài chính

1.027 2.081 3.275 3.932 4.716 4.448 3.647

4. Chi phí bán hàng

7.222 12.194 12.207 17.494 19.170 19.184 19.835

5. Chi phí quản lý DN

2.337 2.726 3.826 3.950 4.509 4.562 4.985

6. Lợi nhuận trước thuế

11.465 11.614 20.284 18.429 18.336 19.342 21.529

7. Lợi nhuận sau thuế

8.992 9.109 16.437 15.417 15.416 16.616 18.135

(Nguồn: Tính toán từ BCTC các DNTP NY các năm

Phân tích khái quát về kết quả kinh doanh của các DNTP NY ở bảng số liệu 3.4 cho thấy, DTT của các DNTP NY tăng qua các năm trong giai đoạn 2013-2019. Tốc độ tăng của DTT lớn nhất vào năm 2015 và 2016 (DTT năm 2015 tăng 27,97% so với năm 2014 và DTT năm 2016 tăng 23,97% so với năm 2015) bởi vì đây là 2 năm có số lượng DNTP NY nhiều nhất trong giai đoạn 2013-2019. Giai đoạn 2017-2019, DTT của các DNTP NY vẫn tăng nhưng tốc độ tăng giảm dần. Theo sự biến động tăng của doanh thu thuần, các khoản mục chi phí của các DNTP NY cũng tăng lên. Trong đó khoản mục GVHB chiếm tỷ trọng lớn nhất trong DTT (GVHB chiếm trên 60% doanh thu thuần), tiếp theo đến CPBH (chiếm 11,17-16,72% DTT), còn lại CPTC và CPQLDN chiếm tỷ trọng dưới 5% DTT. DTT và các khoản mục chi phí của DNTP NY tăng lên trong giai đoạn 2013-2019, nhưng vẫn đảm bảo các DN này hoạt động có lợi nhuận. LNST của các DNTP tăng cao nhất trong năm 2015, sau đó giảm nhẹ trong 2 năm 2016 và 2017, đến năm 2018 và 2019 tăng trở lại.

DTT và LNST của các DNTP NY tăng cao trong 2 năm 2015 và 2016 bởi vì đây là 2 năm có số lượng các DNTP NY nhiều nhất, với sự tăng thêm của 3 DNTP được NY vào năm 2015, số lượng DNTP NY đó duy trì trong năm 2016. Tuy nhiên, sang năm 2017, một số DNTP NY hoạt động gặp khó khăn, dẫn đến kết quả kinh doanh giảm sút, điển hình là CTCP sữa Hà Nội, CTCP chế biến hàng xuất khẩu Long An.

Mặc dù trong 2 năm 2018 và 2019, có một số DNTP NY hoạt động không hiệu quả dẫn đến cổ phiếu bị tạm ngừng giao dịch vào năm 2018 và bị hủy niêm yết vào năm 2019 5(mã cố phiếu NDF của CTCP nông sản xuất khẩu Nam Định và mã cổ phiếu SGO của CTCP dầu thực vật Sài Gòn), song kết quả kinh doanh của các DNTP NY tốt nhất ở năm 2018 và 2019 nhờ những ảnh hưởng tích cức từ nền kinh tế. Năm 2018, tăng trưởng kinh tế đạt 7,08% 6so với năm 2017, mức tăng cao nhất 11 năm qua, thu nhập bình quân đầu người đạt 58,5 triệu đồng/người/năm. Năm 2019, là năm thứ 2 liên tiếp đạt và vượt toàn bộ 12 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó 7 chỉ tiêu vượt kế hoạch;

Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời với nâng cao chất lượng tăng trưởng; Kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn.Tốc độ tăng

5 Căn cứ NĐ58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012 quy định về huỷ NY bắt buộc và tự nguyện

6 Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 của Tổng cục thống kê

GDP năm đạt 7,02%7, vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra, thu nhập bình quân đầu người đạt 63,5 triệu đồng/người/năm. Khi thu nhập tăng lên, người tiêu dùng sẵn sàng chi trả mức chi tiêu cao hơn cho sản phẩm thực phẩm có lợi cho sức khoẻ và thân thiện với môi trường. Cuộc sống hiện đại, nhu cầu của người tiêu dùng đối với những sản phẩm thực phẩm tiện lợi, đóng gói cũng tăng lên bên cạnh những sản phẩm thực phẩm truyền thống. Ngoài ra, sự thâm nhập vào thị trường quốc tế của các sản phẩm thực phẩm trong nước cũng tăng lên nhờ đảm bảo những yêu cầu về chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm.

Về tỷ suất sinh lời

Một số chỉ tiêu về khả năng sinh lời của các DNTP NY trong giai đoạn 2013-2019 được tính toán chi tiết ở bảng số liệu 3.5. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận biên của các DNTP NY khá cao, ROS cao nhất là 17,62% năm 2015, thấp nhất là năm 2017 (12,46%), như vậy dao động không nhiều giữa các năm. Tỷ suất sinh lời vốn CSH cao nhất và cũng biến thiên nhiều nhất trong nhóm các chỉ tiêu về khả năng sinh lời.

7 Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2019 của Tổng cục thống kê

Bảng 3.5. Các chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của các DNTP NY

ĐVT: tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

1. Lợi nhuận sau thuế

8.992 9.109 16.437 15.417 15.416 16.616 18.135

2. Doanh thu thuần

64.662 72.910 93.303 115.648 123.707 128.645 132.467

3. Vốn chủ sở hữu bình quân

48.259 49.414 54.266 59.756 61.873 73.272 92.615

4. Tổng tài sản bình quân

80.790 92.499 110.157 125.960 134.841 142.307 164.667

5. ROS = (1)/(2)

13,91% 12,49% 17,62% 13,33% 12,46% 12,92% 13,69%

6. ROE= (1)/(3)

18,63% 18,43% 30,29% 25,80% 24,92% 22,68% 19,58%

7. ROA=(1)/(4)

11,13% 9,85% 14,92% 12,24% 11,43% 11,68% 11,01%

(Nguồn: Tính toán từ BCTC các DNTP NY các năm

Biểu đồ 3.1 cũng cho thấy xu hướng biến động của các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của các DNTP NY trong giai đoạn 2013-2019. Chỉ tiêu ROE có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2013-2015, sau đó giảm đi trong giai đoạn 2016-2019.

Trong khi đó chỉ tiêu ROS và ROA lúc tăng lúc giảm, tùy thuộc vào tốc độ tăng của LNST so với tốc độ tăng của DTT và tổng tài sản bình quân qua từng năm.

Biểu đồ 3.1: Tỷ suất sinh lời của các DNTP NY

(Nguồn: Tính toán từ BCTC các DNTP NY các năm)

3.2. Thực trạng cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp thực phẩm niêm yết ở