• Không có kết quả nào được tìm thấy

dân an, tổ chức các Lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sỹ, tai nạn giao thông… đã góp một phần không nhỏ để giúp cho xã hội trở nên tươi đẹp hơn. Thực hiện lời Phật dạy, Tăng Ni phật tử tỉnh Hải Dương cũng đã tham gia, tổ chức một số chương trình từ thiện xã hội như: “xuân ấm tình người”, “bát cháo cửa thiền”, “xây dựng nhà tình nghĩa”, phụng dưỡng mẹ Việt Nam, nuôi đỡ đầu cho các cháu mồ côi, học sinh nghèo vượt khó, thăm hỏi tặng quà các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh, hiến máu tình nguyện, hiến mô tạng để nghiên cứu khoa học, mở các khoa tu một ngày an lạc, khóa tu bát quan trai, khóa tu mùa hè cho thanh thiếu niên... Tiêu biểu như chùa Đống Cao, chùa Linh Thông, chùa Phong Hanh, chùa Đông Thuần, chùa Cự Linh, chùa Phúc Long, chùa Cảnh Linh… với kinh phí từ thiện xã hội hàng năm lên đến hàng tỷ đồng. Tất cả những kinh phí ấy đều được chư tôn đức Tăng Ni, phật tử đóng góp, quý mạnh thường quân ủng hộ.

Trong đợt đại dịch Covid 19 vừa qua xảy ra trên toàn thế giới, Chính phủ đã vận động người dân nghiêm chỉnh chấp hành những quy định phòng chống dịch như giãn cách, cách ly xã hội, đeo khẩu trang y tế, sát trùng, rửa tay…để không cho dịch lây lan. Đa phần các lễ hội Phật giáo trong tỉnh đều bị hủy bỏ để đảm bảo an toàn xã hội. Vâng lời Phật dạy lấy tư tưởng từ bi làm gốc, chư Tôn đức tại các chốn Tổ đình, cơ sở tự viện cũng đã vận động chư Tăng Ni, phật tử thực hiện nghiêm chỉnh quy định của Chính phủ, đảm bảo an toàn xã hội, phát khẩu trang miễn phí, mở các “Siêu thị 0 đồng”, phát gạo từ thiện, cung cấp nhu yếu phẩm cho một số người dân có hoàn cảnh khó khăn. Qua những hành động cụ thể đó, người dân đã cảm nhận được sự quan tâm của chư tôn Đức Tăng Ni - những vị hành giả của Đức Phật đã và đang làm những việc “lợi đạo-ích đời”, góp phần xây dựng tịnh độ chốn nhân gian.

Phương pháp nghiên cứu

Khi nghiên cứu về thực trạng đảm bảo an sinh xã hội của Phật giáo tỉnh Hải Dương, chúng tôi đã khảo cứu các tài liệu qua các kì đại hội, tổ chức các chuyến điền dã khảo sát thực tế để có cái nhìn khách quan nhất về các vấn đề từ thiện xã hội mà Phật giáo tỉnh nhà đã, đang và sẽ làm. Từ đó đưa ra những giải pháp, phương hướng hoạt động cụ thể.

Nội dung

Ngay sau khi đã thống nhất các hệ phái sơn môn Phật giáo trong tỉnh, tháng 5 năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hải Dương đã được thành lập, thực hiện theo hiến chương Nội quy của Ban Tăng sự TW, tuân thủ pháp luật hiện hành

của nhà nước. Từ đó Tăng, Ni, Phật tử tỉnh Hải Dương đã cùng nhau dựng xây và phát triển giáo hội qua các thời kỳ, tất cả đều thu về những kết quả khả quan, góp phần làm rạng rỡ thêm nền Phật giáo xứ Đông.

1. Khái quát về Phật giáo tỉnh Hải Dương

Nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, Hải Dương là một tỉnh có điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, nơi giao thoa các nền văn hóa của các địa phương, là một vị trí chiến lược quan trọng phên giậu phía Đông, bảo vệ Thành Thăng Long xưa, vì vậy Hải Dương mới có tên là tỉnh Đông. Ngày nay, Hải Dương là cầu nối giữa thủ đô Hà Nội trái tim của cả nước với đất cảng Hải Phòng, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các địa phương ở vùng thủ đô.

Mảnh đất Hải Dương cũng là nơi sinh ra các vị Cao Thiền Thạc Đức, là nơi phát tích của nhiều vị Danh nhân văn hóa, là vùng đất địa linh nhân kiệt. Hải Dương cũng là cái nôi của Phật giáo Trúc Lâm thời nhà Trần (trước đây thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh thuộc tỉnh Hải Dương). Hiện nay còn các chốn tổ liên quan đến Phật giáo Trúc Lâm như danh thắng Côn Sơn-Kiếp Bạc, chùa Thanh Mai, chùa Sùng Nghiêm, chùa Cửu Phẩm, chùa Đống Cao, chùa Muống…đều có những dấu ấn của Phật giáo Trúc Lâm-Dòng thiền đậm chất thuần túy Việt Nam.

2. Thực trạng đảm bảo an sinh xã hội

Như đã trình bày ở trên, nhà Phật lấy tinh thần từ bi, bình đẳng làm gốc, hàng đệ tử Phật vẫn luôn tuân hành lời Phật dạy. bằng những việc làm cụ thể, Tăng Ni phật tử tỉnh nhà đã có nhiều những đóng góp về vấn đề an sinh xã hội.

Từ khi được thành lập, Phật giáo tỉnh Hải Dương đã trải qua 7 kỳ đại hội, trong mỗi nhiệm kỳ, chư tôn đức Ban trị sự Phật giáo tỉnh Hải Dương đã vận động Tăng Ni trụ trì các cơ sở tự viện trong tỉnh, phật tử toàn tỉnh luôn sống theo tinh thần hiến chương giáo hội, tuân thủ pháp luật nhà nước, tham gia vào các công tác từ thiện xã hội, tham gia Mặt trận Tổ quốc, Hội đồng Nhân dân các cấp để Phật giáo tỉnh nhà có tiếng nói chung, góp phần xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa với tinh thần “Hộ quốc an dân”, với phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”.

Trong những năm kháng chiến, đã có rất nhiều vị Tăng Ni theo tiếng gọi của Tổ quốc lên đường tham gia kháng chiến, (Hòa thượng Thích Minh Luân đã vận động đệ tử lên đường tham gia kháng chiến), nhiều các bậc Tôn Đức đã đào hầm bí mật, nuôi giấu cán bộ, góp phần vào việc đảm bảo an toàn cho cán bộ Việt minh, góp phần công sức làm nên chiến thắng tại các trận địa ác liệt. Với tinh thần thương

người như thể thương thân, các Tổ sư đã cưu mang rất nhiều hộ gia đình, vận động nhân dân cày cấy để có gạo ăn, cung cấp cho bộ đội.

Để xóa nạn mù chữ, các chùa đã trở thành lớp bình dân học vụ, thành lập hội đồng ấu (tiền thân của Gia đình Phật tử Việt Nam hiện nay) do Tổ sư Thích Thông Tường tại chùa Dừa huyện Tứ Kỳ khởi xướng. Khi hòa bình lập lại, tăng ni, phật tử tỉnh nhà lại chung tay hàn gắn vết thương chiến tranh, tu bổ chùa chiền, giúp đỡ các gia đình chính sách vượt qua khó khăn, vượt qua nỗi đau mất mát.

Kế tiếp truyền thống huy hoàng ấy, ngày nay, tăng, ni, phật tử tỉnh Hải Dương vẫn làm tròn trách nhiệm của những người con Phật, vừa tu hành, vừa từ thiện giúp đỡ mọi người, đem lòng bi mẫn của Như Lai đến với thế gian. Quan tâm đến đời sống tu học của nhân dân, chư tôn đức tăng, ni đã mở các khóa tu, truyền thụ Tam quy ngũ giới cho các hàng cư sỹ phật tử, mở các khóa tu mùa hè cho học sinh sinh viên, thanh thiếu niên trên địa bàn tỉnh. Từ đó góp phần giáo dục ý thức cho tầng lớp trẻ hiểu đạo và có những cư xử đúng mực trong đời sống hàng ngày.

Hưởng ứng lời kêu gọi vận động ủng hộ các chương trình “Xuân ấm tình người”, “hiến máu tình nguyện”, tăng ni phật tử tỉnh nhà cũng đã vận động được nhiều tầng lớp nhân dân tham dự, nhiều vị tăng ni đã tự phát triển kinh tế nhà chùa để có kinh phí ủng hộ như làm hương, trồng rau,.. để kiếm thêm thu nhập cho các phật tử, trao tặng quà Tết cho các hộ gia đình khó khăn. Từ đó đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân.

Phật giáo tỉnh nhà cũng đã thực hiện chương trình “Bát cháo cửa thiền” để phát cháo cho các bệnh nhân tại Bệnh viện đa khoa, bệnh viện nhi, bệnh viện thần kinh trên toàn tỉnh.

Hàng năm, Tăng Ni phật tử tỉnh nhà luôn làm tốt các công tác đền ơn đáp nghĩa các gia đình có công với cách mạng, gia đình liệt sỹ như xây nhà tình nghĩa, phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng, phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức các Lễ cầu siêu, thắp nến tri ân các anh hùng liệt sỹ tại các đền liệt sỹ, nghĩa trang liệt sỹ trong toàn tỉnh; tổ chức các lễ cầu an, cầu nguyện mùa thi cho các em học sinh, cầu siêu cho các nạn nhân tử nạn giao thông, thai nhi sản nạn. Ngoài ra, Giáo hội Phật giáo tỉnh Hải Dương còn tích cực tham gia công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, dựng xây những thùng rác tại các di tích lịch sử văn hóa, tại các chùa trên địa bàn tỉnh, phân loại rác hàng ngày để dễ xử lý. Tích cực tham gia hưởng ứng Tết trồng cây do Ủy ban nhân dân tỉnh phát động.

Trong thời gian vừa qua, do ảnh hưởng của Đại dịch Covid 19, các lễ hội Phật giáo trên địa bàn tỉnh đều bị hủy bỏ hoặc dời lịch. Để đảm bảo an toàn xã hội, Ban trị sự Phật giáo tỉnh đã có thông báo đến tăng, ni trụ trì các chùa nghiêm túc thực hiện theo quy định của Chính phủ. Trong thời gian này, Tăng Ni, phật tử đã có những hành động cụ thể, thiết thực như tổ chức các “Siêu thị 0 đồng”, phát gạo từ thiện, cung cấp nhu yếu phẩm cho những hoàn cảnh khó khăn; may khẩu trang, cung cấp nước sát khuẩn tay để phát cho người dân đến chùa, ủng hộ cho chính quyền địa phương trong công tác đảm bảo an toàn dịch.

3. Thảo luận

Đối với Phật giáo, tất cả cá việc làm đều lấy tinh thần tự nguyện, bình đẳng làm đầu. Bởi Phật giáo không bị ràng buộc vào bất kỳ một sự gò ép hay bắt buộc nào.

Trong công tác từ thiện xã hội, mọi thành viên Tăng Ni, phật tử đều lấy tinh thần

“ban vui, cứu khổ”, “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách” để chung tay với Đảng, Nhà nước và mọi tầng lớp nhân dân xóa đi những khoảng cách giàu nghèo, không còn sự phân biệt, đối xử dân tộc, tôn giáo, những bất công trong xã hội…tựu chung lại, tất cả đều quy về chữ “Tâm”.

Trong công tác từ thiện xã hội, mọi sự ủng hộ của tăng ni, phật tử đều là “tùy hỷ”, không bắt buộc phải theo một mức phí nào, người dù nhiều hay ít đều được trân quý. Chính vì lý do ấy mà mỗi khi phát động các chương trình từ thiện xã hội, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn đều có sự góp mặt đông đảo của tăng, ni và phật tử xa gần.

Trong những ưu điểm, luôn tồn tại những nhược điểm mà chúng ta còn chưa thể khắc phục. Chính bởi lòng “tùy hỷ” nên một số ít phật tử chúng ta còn “xem nhẹ” những chương trình ủng hộ từ thiện xã hội. Bởi lẽ trong số ít đó còn chưa hiểu sâu sắc về lời Phật dạy, chưa thấm nhuần tinh thần “Phục vụ chúng sinh là thiết thực cúng dàng chư Phật”; nghĩ rằng có người khác làm thay rồi nên có thái độ

“chây lì”, “phó thác”…

4. Kết luận

Mang trong mình xứ mệnh cao cả đó là hoằng pháp lợi sinh, Tăng Ni, phật tử tỉnh Hải Dương cũng đã cùng Phật giáo Việt Nam góp phần chung tay xây dựng ngôi nhà giáo hội ngày càng phát triển. Qua các khóa an cư kết hạ, khóa tu, những bài giảng, chia sẻ phật pháp tại các chùa, trên mạng xã hội cho các phật tử mà tinh thần “từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha” của nhà Phật ngày càng được vun trồng và không ngừng được lan tỏa đến mọi tầng lớp nhân dân. Thiết nghĩ, đã là công dân của đất

nước Việt Nam, dù là tại gia hay xuất gia, chúng ta đều phải thấm nhuần tư tưởng từ bi của Đức Phật, thương yêu mọi người như thương yêu chính bản thân mình;

cùng với Nhà nước và nhân dân, phát huy tối đa vai trò của người công dân gương mẫu trong các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, giữ vững độc lập chủ quyền dân tộc. Song song với đó, chúng ta cũng có thể lồng ghép các chương trình, nội dung để truyền tải giáo lý của Đức Phật qua các chương trình từ thiện xã hội để hoằng pháp lợi sinh, từ đó làm cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày một đơm hoa và ngát hương trong lòng đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hải Dương: Tài liệu kỷ niệm 30 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Hải Dương 7/11/1981-7/11/2011.

2. Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hải Dương: Tài liệu kỷ niệm 35 năm ngày thành lập GHPGVN Tỉnh Hải Dương 7/11/1981-2016.

3. Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hải Dương: Báo cáo tổng kết công tác phật sự xã hội nhiệm kỳ VII(2012-2017).

4. Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hải Dương: Báo cáo tổng kết công tác phật sự các năm 2017, 2018, 2019.

Đề cương

Tài liệu liên quan