• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thực trạng vận dụng quan điểm của Phật giáo vào bảo vệ môi trường góp phần đảm bảo an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay

GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN NINH QUỐC GIA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3. Thực trạng vận dụng quan điểm của Phật giáo vào bảo vệ môi trường góp phần đảm bảo an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay

Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đang là thách thức nghiêm trọng nhất đối với quá trình phát triển bền vững của tất cả quốc gia trên thế giới, trong đó

1 Thích Minh Châu: Những lời dạy của Đức Phật về hòa bình và giá trị con người, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, 1995, website: https://www.budsas.org.

2 Thích Hạnh Chơn: Cuộc đời đức Phật và môi trường, website: https://gdpt thegioi.net.

Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu do có bờ biển dài.

Việt Nam được dự đoán bị tác động nặng nề nếu khí hậu tăng lên 1oC và nước biển dâng cao 1m. Trong 45 năm (1956 - 2000) có 311 cơn bão và áp thấp ảnh hưởng đến Việt Nam. Mỗi năm chính phủ phải chi hàng nghìn tỷ đồng để khắc phục hậu quả thiên tai. Chỉ riêng năm 2007, thiên tai đã làm thiệt hại 11.600 tỷ đồng, hơn 400 người chết, mất tích; làm ngập và hư hại 113.800 ha lúa, phá huỷ 1.300 công trình đập, cống thủy lợi. Đặc biệt, theo các kịch bản BĐKH của Việt Nam, đến cuối thế kỷ XXI, sẽ có 40% diện tích vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), 11% diện tích vùng Đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các địa phương ven biển khác sẽ bị ngập nước. Khi đó sẽ có 10-12% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất 10% GDP.

Đặc biệt, 20% diện tích TPHCM sẽ bị ngập1.

Những năm qua, Việt Nam đã chủ động triển khai xây dựng và ban hành một cách hệ thống các chủ trương, chính sách nhằm ứng phó có hiệu quả với tác động của biến đổi khí hậu, môi trường. Ngày 3/6/2013 tại Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW về “Chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”. Để triển khai đồng bộ, Chính phủ cũng ra Nghị quyết số 08/NQ-CP (23/1/2014) ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Đảng, nhằm mục tiêu đến 2020, về cơ bản chủ động được trong thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính; phải đạt được những chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững…

hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường. Thủ tướng cũng ký Quyết định ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững ngày 10/5/2017. Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia.

Mới đây, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn cho biết: “bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề lớn mang tính chất toàn cầu được cả loài người trên thế giới quan tâm… vấn đề ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đã và đang là một trong

1 Hoàng Minh: Việt Nam hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, 17/6/2018, website: https://baoquocte.vn.

những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21, có tác động nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội và an ninh môi trường thế giới”. “… trong 10 năm tới, GDP của Việt Nam có thể tăng gấp đôi, nhưng nếu không quan tâm đúng mức đến công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, tính trung bình GDP cứ tăng thêm 1% thì thiệt hại do ô nhiễm môi trường sẽ làm mất đi khoảng 3% GDP. Đây là một trong những nhiệm vụ khó khăn, nặng nề đối với Việt Nam khi vừa phải tập trung phát triển kinh tế vừa bảo vệ tốt môi trường; coi bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là nội dung cơ bản của tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Trong các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ngắn hạn và dài hạn, Việt Nam luôn nhất quán mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển xanh và hướng tới người dân - phát triển bền vững và bảo vệ sức khỏe, thể chất của nhân dân1.

Phát huy tinh thần hãy sống hòa hợp với thiên nhiên, Phật giáo luôn đồng hành cùng Nhà nước và nhân dân tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, là một trong những tôn giáo hoạt động bảo vệ môi trường có hiệu quả. Giáo hội Phật giáo Việt Nam kêu gọi các tăng, ni, phật tử và nhân dân cùng chung tay trong các hoạt động bảo vệ môi trường được ghi nhận.

Tại “Hội nghị toàn quốc biểu dương, phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu”, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết: “Mong muốn đại diện lãnh đạo của các tổ chức tôn giáo thuộc 14 tôn giáo sẽ tiếp tục phát huy vai trò của mình trong các hoạt động đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong cộng đồng, tín đồ, tổ chức tôn giáo;

trang bị kiến thức, tri thức, kinh nghiệm; tiếp tục nhân rộng, xây dựng mới các mô hình, điển hình tiên tiến cộng đồng giáo dân, tổ chức tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu phù hợp với đặc điểm, điều kiện của mỗi tôn giáo và mỗi vùng miền2.

Như vậy, Đảng và Nhà nước cùng với các tổ chức chức xã hội và nhân dân cả nước thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, khắc phục những hậu quả do thiên tai tác động đến đời sống của nhân dân Việt Nam nói riêng và nhân loại nói chung.

1 Khương Trung - Văn Dinh: Vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu đã tạo sức lan tỏa lớn trong xã hội, 14/10/2019, website: http://www.dcc.gov.vn.

2 Khương Trung - Văn Dinh: Vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu đã tạo sức lan tỏa lớn trong xã hội, 14/10/2019, website: http://www.dcc.gov.vn.

4. Nhận xét

Đề cương

Tài liệu liên quan