• Không có kết quả nào được tìm thấy

Một số hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội ở nước ta hiện nay

VỚI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở NƯỚC TA TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP HIỆN NAY

2. Một số hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội ở nước ta hiện nay

2.1. Trong lĩnh vực giáo dục

Phát huy những giá trị Phật giáo trong bối cảnh hiện nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có nhiều chương trình giáo dục cho các đối tượng phật tử, gia đình lao động khó khăn, người khuyết tật. Nhằm góp phần tạo công ăn việc làm, cải thiện cuộc sống cho những người lang thang cơ nhỡ, những người có hoàn cảnh khó khăn, con em lao động nghèo, người có công với cách mạng, gia đình thương binh, liệt sĩ, Giáo hội Phật giáo có nhiều chương trình cụ thể như dạy nghề điện gia dụng, may, tin học, ngoại ngữ, sửa chữa xe máy miễn phí, tổ chức các lớp mẫu giáo, lớp học tình thương tại nhiều địa phương trong cả nước như: “2 chùa Tây Linh do Ni sư Thích Nữ Như Minh trụ trì và chùa Long Thọ (Thừa Thiên - Huế) do Ni sư

1 Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, tr.78.

Thích Nữ Minh Tánh trụ trì hàng năm tổ chức 2 khoá học đào tạo nghề thêu, đan, may… Kể từ khi thành lập đến nay, hai cơ sở này đã đào tạo hơn 1.000 học viên, giới thiệu vào làm việc tại các công ty. Chùa Kỳ Quang II, Thành phố Hồ Chí Minh do sư thầy Thích Thiện Chiếu trụ trì hàng năm đã hướng nghiệp, dạy các nghề thêu, đan, may, vi tính văn phòng cho hàng trăm học viên; sư thầy Thích Nhuận Tâm (chùa Lá, Thành phố Hồ Chí Minh) mở nhiều lớp học dạy tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hoa miễn phí cho hàng trăm thanh, thiếu niên nghèo…”1. Sau khi tốt nghiệp mỗi khóa học, các thành viên đều được giới thiệu đến các cơ sở sản xuất hoặc làm việc tại nhà. Bên cạnh đó, Phật giáo còn tổ chức các khóa tu mùa hè tại các chùa trên địa bàn cả nước nhằm tạo nên một môi trường lành mạnh, bổ ích cho lứa tuổi thanh thiếu niên có điều kiện phát huy và kế thừa những giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc và biết nỗ lực cố gắng tu dưỡng, học tập trở thành những công dân tốt, góp phần xây dựng xã hội lành mạnh, văn minh.

2.2. Trong lĩnh vực y tế

Cùng với sự đóng góp, ủng hộ về kinh phí, vật chất, các hoạt động chăm sóc sức khoẻ người dân cũng được Giáo hội Phật giáo Việt Nam quan tâm, góp phần chia sẻ với Nhân dân những khó khăn trong lĩnh vực y tế mà Nhà nước chưa thể đáp ứng kịp thời. “Với hệ thống gần 200 cơ sở Tuệ Tĩnh đường, 655 phòng chẩn trị Y học Dân tộc, 1 phòng khám Đa khoa và hàng trăm phòng thuốc nam, châm cứu đang hoạt động có hiệu quả tại các thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ… đã khám và phát thuốc Đông Tây y, châm cứu, bấm huyệt cho hàng trăm ngàn lượt bệnh nhân với kinh phí hàng năm lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Ngoài ra, hàng năm Giáo hội còn mở các lớp đào tạo cán bộ y tế sơ cấp, lớp đào tạo Đông y sĩ để phục vụ yêu cầu khám, chữa bệnh của người dân; ấn hành các tập kỷ yếu về y học… phục vụ chăm sóc, điều trị bệnh cho người dân nghèo ở những vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc miền núi. Được sự hỗ trợ của tổ chức Unicef, thông qua chủ đề “Sáng kiến của lãnh đạo Phật giáo về tuyên truyền phòng chống HIV/

AIDS”, nhiều tỉnh, thành hội Phật giáo đã thành lập các trung tâm tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho hàng trăm đối tượng nhiễm HIV/AIDS. Tỉnh Thừa Thiên - Huế, Ban Trị sự tỉnh thường xuyên tổ chức các lớp dạy châm cứu, dưỡng sinh cho nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân HIV tại chùa Hải Đức…”2. Đây là hoạt động mang ý nghĩa xã hội to lớn, góp phần cứu giúp những người lầm lạc và giúp xóa đi sự kỳ thị, mặc

1 http://mattran.org.vn/dan-toc-ton-giao/giao-hoi-phat-giao-viet-nam-voi-cong-tac-tu-thien-xa-hoi-27694.html, cập nhật thứ sáu ngày 02/08/2019.

2 http://mattran.org.vn/dan-toc-ton-giao/giao-hoi-phat-giao-viet-nam-voi-cong-tac-tu-thien-xa-hoi-27694.html, cập nhật thứ sáu ngày 02/08/2019.

cảm xã hội đối với các bệnh nhân, đồng thời hạn chế sự lây lan của căn bệnh thế kỷ này. Ngoài ra, hàng năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam còn hỗ trợ bữa ăn cho bệnh nhân nghèo tại các bệnh viện lớn trong cả nước, điển hình như: Bệnh viện Bà Rịa và Bệnh viện Lê Lợi (thành phố Vũng Tàu); Bệnh viện K (thành phố Hà Nội), Bệnh viện An Bình (Thành phố Hồ Chí Minh), Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Y học cổ truyền Bình Phước... với tổng trị giá hàng trăm tỷ đồng. Đặc biệt, với mô hình

“Nồi cháo tình thương” đã thu hút được đông đảo các Phật tử và người dân tham gia, giúp đỡ những bệnh nhân nghèo trong cả nước. Tiêu biểu như: “Nồi cháo tình thương” tại Bệnh viện Da Liễu, Bệnh viện Đa Khoa (thành phố Đà Nẵng), Bệnh viện Nhi Đồng 1 (Thành phố Hồ Chí Minh), Bệnh viện Nhi (tỉnh Thanh Hóa)… hàng năm đã hỗ trợ cuộc sống hàng ngàn lượt bệnh nhân nghèo cùng người nhà đang điều trị tại đây”.

2.3. Trong lĩnh vực khác

Bằng tinh thần từ bi cứu khổ của đạo Phật và đạo lý nhân văn của dân tộc, trong quá trình gieo duyên từ bi cho chúng sinh, hoạt động từ thiện xã hội của Giáo hội Phật giáo ngày càng đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức. Dưới sự chỉ đạo của Trung ương Giáo hội, Ban trị sự các tỉnh, thành của Giáo hội không ngừng nỗ lực vận động tài chính, vật phẩm để thực hiện một số hoạt động cứu trợ khác như cứu trợ đồng bào bị lũ lụt tàn phá ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long; cứu trợ những nạn nhân sóng thần ở Đông Nam Á, động đất tại Nhật Bản, Nêpan; ủng hộ nhân dân Cuba anh em khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Vào những dịp lễ lớn (Tết cổ truyền dân tộc, mùa Phật đản, mùa Vu Lan - báo hiếu…), tổ chức thăm và tặng quà cho đồng bào dân tộc các tỉnh Tây Nguyên, Tây Bắc; xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương; thăm thương bệnh binh và bệnh nhân nghèo khó tại các bệnh viện, trại tâm thần, nhà dưỡng lão; chữa trị cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS; tặng xe lăn, xe đạp, học bổng cho người nghèo;

xây cầu bê tông, đắp đường giao thông nông thôn; hiến máu nhân đạo, đóng góp quỹ vì người nghèo, học sinh hiếu học, giúp phụ nữ nghèo vượt khó; xây dựng và điều hành các trung tâm cô nhi, nuôi dạy trẻ khuyết tật, khiếm thị, cụ già neo đơn tại Bắc Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên - Huế, Bình Dương, Quảng Trị, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang, Tây Ninh. Theo số liệu báo cáo của ngành Từ thiện xã hội năm 2018, Phật giáo toàn quốc “đã huy động 524.608.976.000 đồng thông qua các nguồn lực khác nhau để đầu tư cho hoạt động nhân đạo từ thiện”1.

1 https://giacngo.vn/thoisu/tintuc/2018/12/31/52F682 cập nhật ngày 31/12/2018.

Công tác đền ơn đáp nghĩa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Giáo hội. 38 năm qua, Giáo hội đã quan tâm quyên góp để xây dựng nhà tình nghĩa và phụng dưỡng suốt đời nhiều Mẹ Việt Nam Anh hùng, hỗ trợ gia đình chính sách, chiến sĩ biên phòng. Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, biết ơn những người đã hy sinh vì dân tộc, vì đất nước, hàng năm, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức nhiều Đại trai đàn cầu siêu cho liệt sĩ ở nhiều nghĩa trang trong cả nước như: Côn Đảo, Phú Quốc, Trường Sơn, Quảng Trị, Điện Biên… Bên cạnh các hoạt động trên, Giáo hội Phật giáo Việt Nam còn vận động tín đồ, chức sắc và nhân dân tích cực hưởng ứng quyên góp, hỗ trợ các công tác phúc lợi xã hội khác, như: Ủng hộ kinh phí xây dựng nhà Đại đoàn kết, ủng hộ Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, “Vì người nghèo”, khuyến học, xây nhà tình thương, nhà dưỡng lão, trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi. Tính đến “cuối năm 2018, cả nước có 46 trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi với 1.329 trẻ em và 160 bảo mẫu; 15 trung tâm nuôi dưỡng người già neo đơn có với 527 cụ được chăm lo và 49 người chăm sóc”1.

Phát huy tinh thần “Phụng đạo, yêu nước”, “hộ quốc an dân”, thiết thân cùng xã hội, hiện hữu trong lòng dân tộc, trong những năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp cùng tăng ni, phật tử cả nước đã tích cực hưởng ứng và tham gia các phong trào ích nước lợi dân, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó biến đổi khí hậu, hoạt động từ thiện xã hội, góp phần xây dựng xã hội Việt Nam văn minh, tiến bộ, giàu mạnh, thể hiện rõ tinh thần giáo huấn của Đức Phật “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác”. Với những đóng góp to lớn của Giáo hội vào công tác từ thiện, nhân đạo, đảm bảo an sinh xã hội 38 năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã vinh dự 2 lần được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, phần thưởng cao quý nhất của Đảng, Nhà nước ta cùng với nhiều danh hiệu cao quý khác.

Có thể nói, hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo Việt Nam trong thời gian qua đã thu được những thành tựu to lớn. Phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác phật sự năm 2018, Hòa thượng Thích Quảng Tùng, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Từ thiện xã hội Trung ương đã nhấn mạnh: “Hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo cả nước đã tạo nên động lực, niềm an vui hạnh phúc cho một bộ phận người dân có đời sống cơ cực khó khăn. Mỗi thành viên của Ban, mỗi vị tăng ni, phật tử bằng với tinh thần trách nhiệm và ý nghĩa cao cả, cứu khổ ban vui của đạo Phật, tạo nên những giá trị thiết thực cụ thể, đem đạo vào đời thông qua nhiều phương tiện để làm lợi ích chúng sinh”2 . Hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo đã trở thành

1 https://giacngo.vn/thoisu/tintuc/2018/12/31/52F682 cập nhật ngày 31/12/2018.

2 https://giacngo.vn/thoisu/tintuc/2018/12/31/52F682, cập nhật ngày 31/12/2018.

phong trào có ý nghĩa tích cực, phát huy được truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của các cấp chính quyền, cơ quan chức năng, cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động từ thiện xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Ban từ thiện xã hội được thiết lập từ trung ương đến các tỉnh, thành và thu hút được sự quan tâm, tham gia của những vị chức sắc cao tăng có uy tín, đức độ trong giáo hội. Nhiều mô hình tích cực, sáng tạo và tấm gương tập thể, cá nhân tiêu biểu về hoạt động từ thiện đã góp phần tạo niềm tin sâu sắc cho mọi đối tượng trong xã hội. Các hoạt động từ thiện, an sinh xã hội của Phật giáo ngày càng tăng về quy mô, mở rộng về đối tượng thụ hưởng, phong phú, đa dạng về hình thức thể hiện và linh hoạt, sáng tạo trong cách thức tiến hành. Quá trình hoạt động đã có sự phối hợp với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Đặc biệt, đã thu hút được sự tham gia không chỉ của tăng, ni, phật tử mà còn của đông đảo người dân, doanh nghiệp, góp phần chia sẻ gánh nặng với Nhà nước trong việc giải quyết vấn đề an sinh, phúc lợi xã hội; cùng Nhà nước và xã hội chung tay vì một xã hội tốt đẹp, mọi người dân và gia đình có cuộc sống hạnh phúc.

Tuy nhiên, để hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo ngày càng phát triển và góp phần quan trọng vào việc thực hiện chính sách an sinh xã hội cần có những giải pháp phù hợp.

3. Một số giải pháp nâng cao hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo Việt Nam

Đề cương

Tài liệu liên quan