• Không có kết quả nào được tìm thấy

Vai trò của Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai với việc đảm bảo an sinh xã hội Với tinh thần từ bi, yêu tự do, hòa bình, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào

THỰC HIỆN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI CHO NGƯỜI DÂN

3. Vai trò của Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai với việc đảm bảo an sinh xã hội Với tinh thần từ bi, yêu tự do, hòa bình, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào

Cai đã, đang đi đầu trong xây dựng khối đoàn kết tôn giáo, dân tộc; giữ gìn, phát huy, bồi đắp truyền thống đoàn kết yêu nước của Phật giáo luôn được tỏa sáng trong lòng dân tộc; tích cực vận động tăng ni, phật tử và nhân dân phát huy tinh thần “Phụng đạo yêu nước”, “Hộ quốc an dân”, tích cực tham gia các phong trào ích

nước lợi dân, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, nỗ lực góp phần xây dựng, phát triển Tổ quốc Việt Nam XHCN. Với kết quả trên, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình trong công cuộc xây dựng và phát triển của địa phương; sáng rõ truyền thống yêu nước, yêu dân tộc; Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai khẳng định tiếp tục thực hiện thắng lợi chương trình phật sự mà Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII đã đề ra; đưa Giáo hội ngày càng vững tiến trên con đường “Hoằng dương chính pháp, lợi lạc quần sinh”, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc “Vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”.

Với phương châm: “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” và ngời sáng tinh thần hộ quốc an dân, với triết lý vì con người và muốn mang lại cho con người cuộc sống hạnh phúc, an lạc; Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai đã luôn đồng hành cùng dân tộc, vận động tăng ni, phật tử trong tỉnh sống trong chánh tín để ánh sáng giác ngộ của Phật pháp đi vào đời sống thực tiễn, tích cực triển khai các hoạt động cứu khổ độ sinh, đảm bảo an sinh xã hội, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tạo nên nét đẹp văn hóa, thấm đậm tình nghĩa của dân tộc Việt Nam.

Để làm rõ vai trò cơ bản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai đối với công tác an sinh xã hội của địa phương, xin được làm rõ hai vấn đề:

Vì sao Phật giáo tỉnh Lào Cai lại có thể làm tốt an sinh xã hội?

Một là, có điểm tương đồng trong triết lý vì con người của Phật giáo với lý tưởng của Đảng vì sự ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Trong báo cáo Chính trị tại Đại hội XI của Đảng ghi rõ: “Bảo đảm an sinh xã hội… trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương”1. Chủ trương này của Đảng rất phù hợp với tinh thần vì chúng sinh của Phật giáo. Sự tương đồng này là một trong những cơ sở quan trọng, là cơ duyên để Phật giáo phát triển, đồng hành cùng với dân tộc Việt Nam, thể hiện tinh thần nhập thế hành đạo, Phật giáo tỉnh Lào Cai thường xuyên tổ chức các hoạt động từ thiện - xã hội như trao tặng quà Tết cho Hội nạn nhân chất độc màu da cam gồm 46 hộ gia đình đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Lào Cai; phát học bổng cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi; tặng quà cho những gia đình chính sách2 trên tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân”, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”...

1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.80.

2 Báo cáo đại hội Phật giáo tỉnh Lào Cai lần thứ II nhiệm kỳ 2017-2022.

Hai là, tính hướng thiện của Phật giáo. Tính hướng thiện của Phật giáo là một trong những nguồn gốc của chủ nghĩa nhân đạo. Là đạo đề cao con người, lấy con người là trung tâm. Tư tưởng bình đẳng, hòa bình của Phật giáo, lòng từ bi, bác ái, khuyên con người luôn nhớ đến “đạo hiếu”, lấy chữ hiếu làm đầu: “hạnh hiếu là hạnh Phật, tâm hiếu là tâm Phật”, v.v., là những giá trị tích cực, thiết thực góp phần bảo vệ gia đình - tế bào của xã hội, khích lệ mọi người quan tâm đến số phận của cộng đồng, sống lương thiện, coi trọng tính nhân bản, gắn bó với thiên nhiên.

Chính thông qua thái độ từ bi đó, mà Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai đã tiến hành rất nhiều những hoạt động từ thiện, không nề hà việc cưu mang, cứu vớt những số phận bất hạnh như nấu cơm, cháo cho bệnh nhân nghèo tại các bệnh viện; Câu lạc bộ Phật tử ngành y tổ chức chương trình “Sức khỏe vàng” để tổ chức khám bệnh, hỗ trợ mổ tim, cấp thuốc cho đồng bào dân tộc thiểu số và cho học sinh ở các xã vùng sâu, vùng xa của Tỉnh. Bên cạnh đó, Phật giáo còn có vai trò cảm hoá con người, dẫn dắt họ làm điều thiện, bỏ qua lối sống vị kỷ để quan tâm đến con người và xã hội.

Điều này đã góp phần lý giải tại sao, các hoạt hoạt động Phật giáo nói chung và trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói riêng lại có sức hút và độ tin tưởng mạnh mẽ của nhân dân cùng với tăng ni, phật tử trong cả nước đến như vậy.

Ba là, Phật giáo là đạo nhập thế, hành thiện. Phật giáo luôn đề cao lòng từ bi, nhân ái, được coi là tôn giáo nhập thế gắn bó với dân tộc Việt Nam. Định hướng bởi “Phật pháp bất ly thế gian pháp”, tinh thần cứu khổ, cứu nạn của đức Phật được phát huy rộng rãi, giúp Phật giáo gắn bó chặt chẽ cùng dân tộc Việt Nam. Giáo lý Phật giáo quan niệm con người cần có lòng từ, bi, hỉ, xả (tứ vô lượng tâm). Đây là nhân tố chủ yếu giúp phát triển tâm từ bi, hạnh cứu khổ, định hướng hoạt động của Phật giáo cho con người và vì con người.

Khi nói về vai trò cơ bản của Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai với công tác an sinh xã hội phải nói tới vai trò “bảo trợ xã hội, cứu trợ xã hội”. Dưới hoạt động bảo trợ xã hội, Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai đã có những biện pháp và các hình thức khác nhau để giúp đỡ các đối tượng bị lâm vào cảnh rủi ro, hạn hán, nghèo đói…

nên họ không đủ khả năng tự lo liệu được cho cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình, nhằm giúp họ tránh được mối đe dọa của cuộc sống thường nhật hoặc giúp họ vượt qua những khó khăn ổn định cuộc sống và hòa nhập cộng đồng. Do đó, để thực hiện vai trò bảo trợ an sinh xã hội, Phật giáo tỉnh Lào Cai đã tham gia tích cực vào các công tác xã hội như: cung cấp dịch vụ giáo dục, y tế, xác lập nhiều quỹ xóa đói giảm nghèo, v.v. Đối với công tác cứu trợ xã hội, đây là hình thức cung cấp, hỗ trợ thu nhập cho các nhóm dễ bị tổn thương để giúp họ đối phó với những

khủng hoảng bất ngờ, vượt qua được khó khăn trong cuộc sống và tồn tại trong xã hội… Góp phần phòng ngừa và giảm thiểu các khả năng dễ bị tổn thương của các cá nhân và những dân cư yếu thế. Để thực hiện vai trò cứu trợ xã hội, Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai thường xuyên tổ chức cứu trợ từ thiện, chia sẻ mái ấm tình thương đối với các mảnh đời dễ bị tổn thương, các cá nhân yếu thế thuộc các tầng lớp khác nhau trên địa bàn tỉnh.

Như vậy, trách nhiệm xã hội của Phật giáo nói chung và Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai nói chung là trách nhiệm đạo đức, là tinh thần luôn xả thân vì người khác, quan tâm tới người khác. Do đó, trong quá trình thực hiện đảm bảo an sinh xã hội, Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai không ngừng tuyên truyền nâng cao đạo đức qua những phương thức khác nhau, đó là hoạt động từ thiện, là công tác xã hội, tham gia tích cực vào công tác xã hội, vào sự nghiệp giáo dục, chăm sóc y tế cho tất cả mọi người, tích cực bảo vệ môi trường, bảo vệ sinh thái để cho mọi người dân thêm tin tưởng và hướng theo những giáo lí tốt đẹp mà Phật pháp hướng tới v.v.

4. Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai với công tác an sinh xã hội góp phần phát

Đề cương

Tài liệu liên quan