• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai với công tác an sinh xã hội góp phần phát triển kinh tế - xã hội

THỰC HIỆN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI CHO NGƯỜI DÂN

4. Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai với công tác an sinh xã hội góp phần phát triển kinh tế - xã hội

khủng hoảng bất ngờ, vượt qua được khó khăn trong cuộc sống và tồn tại trong xã hội… Góp phần phòng ngừa và giảm thiểu các khả năng dễ bị tổn thương của các cá nhân và những dân cư yếu thế. Để thực hiện vai trò cứu trợ xã hội, Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai thường xuyên tổ chức cứu trợ từ thiện, chia sẻ mái ấm tình thương đối với các mảnh đời dễ bị tổn thương, các cá nhân yếu thế thuộc các tầng lớp khác nhau trên địa bàn tỉnh.

Như vậy, trách nhiệm xã hội của Phật giáo nói chung và Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai nói chung là trách nhiệm đạo đức, là tinh thần luôn xả thân vì người khác, quan tâm tới người khác. Do đó, trong quá trình thực hiện đảm bảo an sinh xã hội, Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai không ngừng tuyên truyền nâng cao đạo đức qua những phương thức khác nhau, đó là hoạt động từ thiện, là công tác xã hội, tham gia tích cực vào công tác xã hội, vào sự nghiệp giáo dục, chăm sóc y tế cho tất cả mọi người, tích cực bảo vệ môi trường, bảo vệ sinh thái để cho mọi người dân thêm tin tưởng và hướng theo những giáo lí tốt đẹp mà Phật pháp hướng tới v.v.

4. Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai với công tác an sinh xã hội góp phần phát

một ngày an lạc, các khoá tu theo chuyên đề lĩnh vực ngành nghề để thu hút nhiều thành phần tham gia sinh hoạt Phật giáo và trở thành phật tử thuần thành, chung tay phát huy những giá trị Phật giáo trong đời sống xã hội. Tại chùa Tân Bảo, Liên Hoa, Cam Lộ và Thiên Trúc tổ chức lễ Quy y Tam Bảo cho nhân dân một năm hai kỳ (vào dịp lễ Phật đản và Vu Lan báo hiếu), thu hút đông đảo nhân dân phật tử và đặc biệt là giới trí thức trẻ. Bên cạnh đó, hằng năm Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai thường tổ chức các khóa tu mùa hè cho các cháu thanh thiếu niên, thu hút trên 1.500 học sinh, sinh viên trên toàn tỉnh tham dự1. Riêng năm 2018, tại chùa Cam Lộ và Thiền viện Trúc Lâm Đại Giác Sapa đã thu hút trên 1000 học sinh, sinh viên tham dự.

Đây là phật sự quan trọng và hiệu quả, luôn được Thường trực Ban Trị sự đặt lên hàng đầu với nhiều ưu tiên. Sự hiện diện của thế hệ học sinh, sinh viên ở chùa sẽ cùng với cộng đồng xã hội giáo dục lịch sử truyền thống, rèn luyện đạo đức, kỷ cương, định hướng hình thành lý tưởng lành mạnh cho thế hệ tương lai của đất nước, thông qua các hoạt động giáo dục đó, hình ảnh ngôi chùa cũng thân thiện, gần gũi, xoá bỏ quan niệm lạc hậu“Trẻ vui nhà, già vui chùa” và khắc họa trong trí tưởng tượng của thế hệ trẻ ngôi chùa không chỉ là chốn tâm linh mà còn là ngôi trường luôn rộng cửa chào đón và phát tâm đức đến với mọi người dân và phật tử.

Tuy nhiên, do điều kiện tăng ni, phật tử còn ít nên Ban Hoằng pháp và Ban Hướng dẫn Phật tử dù chưa được kiện toàn; nhưng nhờ sự phối hợp khéo léo giữa Giáo hội và Trụ trì các Tự viện nên thời gian qua vẫn tạo được một bầu không khí học Phật sôi nổi, phát huy chính tín, chính kiến cho tăng ni, phật tử; đồng thời khẳng định sự phát triển vững mạnh và sinh hoạt đồng bộ về mặt truyền bá chính pháp một cách trong sáng, góp phần hạn chế sinh hoạt mê tín dị đoan, không phù hợp với chính pháp. Điểm đặc biệt trong công tác Hoằng pháp và Hướng dẫn phật tử ngày nay là không những thực hiện đúng theo tôn chỉ mục đích của chính pháp, mà còn được vận dụng một cách “khế lý khế cơ” vào cuộc sống thực tế của bà con phật tử các dân tộc trong tỉnh.

Về công tác từ thiện xã hội, thấm nhuần lời Phật dạy “Phục vụ chúng sinh là cúng dàng Chư Phật”, hay truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, đồng hành đầy trách nhiệm với các cuộc phát động của các cấp Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và chương trình Nông thôn mới đang được Đảng, Nhà nước quan tâm. Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai đã họp và thống nhất cao với chương trình, coi đây là một nghĩa cử cao đẹp và cũng là trách

1 Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh Lào Cai lần thứ II nhiệm kỳ (2017-2022).

nhiệm của mỗi tổ chức xã hội qua công tác tuyên truyền vận động đã được các nhà hảo tâm và bà con phật tử xa gần phát tâm ủng hộ đóng góp tịnh tài để làm tốt và thường xuyên công tác từ thiện chăm lo cho đời sống nhân dân bằng những việc làm cụ thể, ấm tình dân tộc như: nấu cơm, cháo cho bệnh nhân nghèo tại các bệnh viện; phát học bổng cho các em học sinh vượt khó; tặng quà cho gia đình chính sách trong tinh; phát học bổng, tặng quần áo, gạo, màn, dụng cụ sinh hoạt… tại huyện Mường Khương, Sapa, Văn Ban, Bao Thăng …; chương trình “Cùng em tới trường”

Ban từ thiện huy động cac chua triên khai ung hô hàng chục tấn gạo, muối, quần áo, chăn, màn, dụng cụ sinh hoạt: bát, xoong, nồi, quần áo đồng phục, quần áo rét, tất, giầy, ủng… cho trẻ Mầm non, Tiểu học; chương trình “Báo đáp người có công”, các chùa phối kết hợp với chính quyền địa phương cấp gạo thường xuyên cho các gia đình chính sách, gia đình khó khăn như các phường/xã (Lào Cai, Phong Niên, Phong Hải, Bình Minh, ….) khoảng 3 tấn gạo/tháng; chương trình “Sức khoẻ là vàng”

của Câu lạc bộ Phật tử ngành y tổ chức khám bệnh, hỗ trợ mổ tim, cấp thuốc cho đồng bào dân tộc thiểu số và cho học sinh ở các xã vùng sâu, vùng xa; phát động xây nhà tinh nghia, trường học trong và ngoài tỉnh; chương trình “Bữa cơm yêu thương”

của Bệnh viện Đa khoa số 1 Lào Cai, chương trình “Bát cháo yêu thương” tại Bệnh viện Sản - Nhi Lào Cai. Ngoài ra, còn kết hợp với các Ban trị sự các tỉnh bạn thường xuyên thăm và tặng quà cho nhân dân, các em học sinh là người dân tộc thiểu số lên đến hàng trăm triệu đồng mỗi lần; cứu trợ đồng bào lũ lụt tại Hà Giang và Lai Châu… với tổng số tiền quyên góp được 14 tỷ đồng1; xây dựng mới 5 cơ sở tôn giáo được Nhà nước công nhận theo đúng pháp luật. Những hoạt động thường xuyên của các tăng ni, phật tử trong tỉnh như tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán, phát học bổng cho các em học sinh nghèo vượt khó học giỏi, tặng quà cho các gia đình chính sách, tham gia tổ chức chương trình “Tháng 3 biên giới”... với tổng số tiền trên 9 tỷ đồng; trao tặng 50 triệu tới Quỹ vì người nghèo tỉnh Lào Cai. Năm 2019, các hoạt động từ thiện do Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai tiếp tục diễn ra với mục đích hướng tới những đối tượng gặp khó khăn trong cuộc sống, những thầy giáo, cô giáo ở các điểm trường vùng sâu, vùng xa bằng các suất quà tặng, học bổng với 300 xe đạp trị giá gần 800 triệu đồng cho các em học sinh cấp 2 và cấp 3 ở hai huyện Bắc Hà và Bảo Thắng; đồng thời xây nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết tại huyện Sapa cùng Ủy ban MTTQ tỉnh được 175.000.000 triệu đồng; cấp phát gạo cho các gia đình chính sách, các trường dân tộc nội trú năm 2019 được 500.000.000 triệu đồng. Ngoài ra, còn kết hợp với các Ban trị sự các tỉnh thành thường xuyên thăm và tặng quà cho nhân dân, các em học sinh là người dân tộc thiểu số lên đến hàng trăm triệu đồng

1 Báo cáo sơ kết 6 tháng công tác phật sự 2019 và phương hướng 6 tháng cuối năm.

mỗi lần với tổng số tiền Ban Từ thiện xã hội và các chùa vận động năm 2019 đạt trên 12 tỷ đồng.

Về công tác bảo vệ môi trường, trong những năm qua, Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai thường xuyên phối hợp cùng với chính quyền địa phương kêu gọi nhân dân cùng các tăng ni, phật tử hưởng ứng tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường như Ngày hội Bảo vệ môi trường và thả giống phóng sinh hằng năm nhằm tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống về phong tục thả cá vào ngày 23 tháng chạp hằng năm, gắn liền với đó là hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường; đồng thời giúp bà con nhân dân cùng các tăng ni, phật tử trên địa bàn nêu cao nhận thức yêu quý động vật. Ngày hội được tổ chức thường niên vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm. Đây là một hoạt động rất có ý nghĩa, việc thả các động vật về với thiên nhiên với mục đích bảo vệ môi trường, tái tạo nguồn lợi thủy sản, phát triển nguồn tài nguyên, giữ cân bằng sinh thái và giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân và đồng bào các dân tộc trong tỉnh. Đồng thời, cũng kêu gọi nhân dân cùng tăng ni, phật tử tham gia trồng cây gây rừng, không vứt túi nilon bừa bãi mà thay vào đó là sử dụng túi nilon sinh học dùng 1 lần để bảo vệ môi trường được người dân cùng với các tăng ni, phật tử thực hiện nghiêm túc, qua đó góp phần bảo vệ môi trường sống ngày càng xanh - sạch - đẹp.

5. Báo cáo Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh Lào Cai lần thứ II, nhiệm kỳ 2017-2022

Đề cương

Tài liệu liên quan