• Không có kết quả nào được tìm thấy

Một số giải pháp nâng cao hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo Việt Nam Thứ nhất, đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chủ

VỚI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở NƯỚC TA TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP HIỆN NAY

3. Một số giải pháp nâng cao hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo Việt Nam Thứ nhất, đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chủ

phong trào có ý nghĩa tích cực, phát huy được truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của các cấp chính quyền, cơ quan chức năng, cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động từ thiện xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Ban từ thiện xã hội được thiết lập từ trung ương đến các tỉnh, thành và thu hút được sự quan tâm, tham gia của những vị chức sắc cao tăng có uy tín, đức độ trong giáo hội. Nhiều mô hình tích cực, sáng tạo và tấm gương tập thể, cá nhân tiêu biểu về hoạt động từ thiện đã góp phần tạo niềm tin sâu sắc cho mọi đối tượng trong xã hội. Các hoạt động từ thiện, an sinh xã hội của Phật giáo ngày càng tăng về quy mô, mở rộng về đối tượng thụ hưởng, phong phú, đa dạng về hình thức thể hiện và linh hoạt, sáng tạo trong cách thức tiến hành. Quá trình hoạt động đã có sự phối hợp với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Đặc biệt, đã thu hút được sự tham gia không chỉ của tăng, ni, phật tử mà còn của đông đảo người dân, doanh nghiệp, góp phần chia sẻ gánh nặng với Nhà nước trong việc giải quyết vấn đề an sinh, phúc lợi xã hội; cùng Nhà nước và xã hội chung tay vì một xã hội tốt đẹp, mọi người dân và gia đình có cuộc sống hạnh phúc.

Tuy nhiên, để hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo ngày càng phát triển và góp phần quan trọng vào việc thực hiện chính sách an sinh xã hội cần có những giải pháp phù hợp.

3. Một số giải pháp nâng cao hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo Việt Nam

dân bị mất đất, mất việc làm trong vùng đô thị hóa, người dân trong các khu vực bị thiên tai, bệnh dịch tàn phá, người mắc bệnh hiểm nghèo… Những hoạt động đó không chỉ dừng lại ở phương diện hỗ trợ vật chất, mà còn bằng sự động viên tinh thần để giúp họ thân yên ổn và tâm an lạc trước những điều rủi ro của cuộc sống chẳng may ập đến.

Thứ ba, Giáo hội Phật giáo phải xây dựng chương trình, kế hoạch từ thiện ngắn hạn và dài hạn, để trên cơ sở đó triển khai các hoạt động từ thiện hiệu quả và gắn với thực tiễn nhằm huy động các tăng, ni, phật tử và người dân tham gia vào hoạt động từ thiện xã hội.

Thứ tư, các hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo cần được tổ chức có hệ thống, có cơ chế hoạt động và thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với các trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi, người neo đơn, phòng khám từ thiện, cơ sở dạy học miễn phí của Phật giáo trên toàn quốc để tránh sự lợi dụng hoạt động từ thiện để phục vụ mục đích cá nhân. Đồng thời, quan tâm ở các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn về công tác xã hội, quản lý, kỹ năng nghiệp vụ về bảo trợ xã hội, trợ giúp xã hội… cho các tăng, ni, phật tử trong Ban từ thiện xã hội từ trung ương đến cấp cơ sở.

Thứ năm, huy động rộng rãi các nguồn lực xã hội để tạo điều kiện giúp đỡ nhiều mảnh đời cơ cực, bất hạnh trong xã hội. Thông qua các hoạt động từ thiện xã hội, không chỉ bao gồm các tăng ni, phật tử, các thành phần xã hội khác sẽ cơ hội giúp ích cho đời. Qua đó, giúp cho xã hội hướng thiện, hành thiện, mở rộng lòng từ bi cũng là góp phần đẩy lùi cái ác, cái xấu.

Thứ sáu, đa dạng hóa các hoạt động từ thiện và triển khai rộng rãi đến các đối tượng, đặc biệt là những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương, cho đồng bào người dân tộc đang sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng “phên dậu” của Tổ quốc. Cần mở thêm những lớp học đào tạo nghề, dạy ngoại ngữ, tin học miễn phí, bếp ăn từ thiện, nồi cháo tình thương phát triển tới nhiều địa phương, nhiều bệnh viện trong cả nước và triển khai rộng một số hình thức từ thiện xã hội khác như cấp phát học bổng, tài trợ mổ tim, mổ mắt…

4. Kết luận

Dân tộc Việt Nam từ ngày dựng nước đến nay đã trải qua bao lần thăng trầm, biến động lịch sử và xuyên suốt tiến trình đó Phật giáo luôn gắn bó khăng khít, keo sơn cùng vận mệnh quốc gia, dân tộc. Trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay đã, đang và sẽ còn xuất hiện nhiều vấn đề khó khăn trong xã hội. Vì vậy,

Phật giáo Việt Nam với tư cách là một tổ chức xã hội sẽ là lực lượng quan trọng tham gia tích cực để góp phần giải quyết hiệu quả những vấn đề xã hội đang đặt ra nhằm góp phần to lớn vào việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở nước ta, tạo được mối đoàn kết gắn bó hòa hợp giữa các tôn giáo, dân tộc mang ý nghĩa thiết thực của đạo với đời, thực hiện tốt mục tiêu làm cho dân cường, nước thịnh, lòng người đồng thuận, xã hội hài hòa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Mai Ngọc Cường (2009), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.21-22.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Chỉ thị số 37-CT-TW ngày 02-7-1998 của Bộ Chính trị về công tác tôn giáo trong tình hình mới.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.105.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.245.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, tr.237-238.

6. Cập nhật ngày 31/12/2018.

http://mattran.org.vn/dan-toc-ton-giao/giao-hoi-phat-giao-viet-nam-voi-cong-tac-tu-thien-xa-hoi-27694.html, cập nhật thứ sáu ngày 02/08/2019.

7. Vũ Văn Phúc (Chủ biên) (2012), An sinh xã hội ở Việt Nam hướng tới 2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.61.

8. Dẫn theo Phạm Văn Sáng, Ngô Quang Minh, Bùi Văn Hiên, Nguyễn Anh Dũng (2009), Lý thuyết và mô hình an sinh xã hội (phân tích thực tiễn ở Đồng Nai), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.14.

CHO NGƯỜI DÂN GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Đề cương

Tài liệu liên quan