• Không có kết quả nào được tìm thấy

An sinh xã hội, niềm tin xã hội trong chiến lược phát triển của Đảng và Nhà nước Việt Nam

QUA THỰC TIỄN CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI Ở TRUNG BỘ

1. An sinh xã hội, niềm tin xã hội trong chiến lược phát triển của Đảng và Nhà nước Việt Nam

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): “An sinh xã hội là một sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thông qua một số biện pháp được áp dụng rộng rãi để đương đầu với những khó khăn, các cú sốc về kinh tế và xã hội làm mất hoặc suy giảm nghiêm trọng thu nhập, do ốm đau, thai sản, thương tật do lao động, mất sức lao động hoặc tử vong. Cung cấp chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình nạn nhân có trẻ em”1. Theo nghiên cứu của Viện Khoa học Lao động và Xã hội Việt Nam, “An sinh xã hội là sự bảo đảm mà xã hội cung cấp cho mọi thành viên trong xã hội thông qua việc thực thi hệ thống các cơ chế, chính sách và biện pháp can thiệp trước các nguy cơ, rủi ro có thể dẫn đến suy giảm hoặc mất đi nguồn sinh kế”2.

Tại Đại hội lần thứ X (2006), Đảng, Nhà nước Việt Nam đã chủ trương xây dựng công tác an sinh xã hội đa dạng, phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân. Đa dạng hoá các loại hình cứu trợ xã hội, tạo việc làm...3. Đến Đại hội XI (2011), Đảng, Nhà nước tiếp tục khẳng định:

“Phải coi trọng việc kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là đối với người nghèo, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa”. Nhiệm vụ của công tác an sinh xã hội được Đảng, Nhà nước đề ra trong giai đoạn này là: Tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống bảo hiểm (xã hội, y tế, thất nghiệp), trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương, vượt qua khó khăn hoặc các rủi ro trong đời sống. Tăng tỉ lệ người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm. Chuyển các loại hình trợ giúp, cứu trợ xã hội sang cung cấp dịch vụ bảo trợ xã hội dựa vào cộng đồng. Bảo đảm cho các đối tượng bảo trợ xã hội có cuộc sống ổn định, hoà nhập tốt hơn vào cộng đồng, có cơ hội tiếp cận nguồn lực kinh tế, dịch vụ công thiết yếu.

Thanh tra, kiểm tra, xử lí nghiêm các vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội, đảm bảo thực hiện đúng, đầy đủ chế độ quy định đối với mọi đối tượng. Tập trung triển khai

1 Beyond HEPR (2005), A framework for integrated national system of Social security in Vietnam, UNDP-DFID Bộ Lao động Thương binh Xã hội phát hành.

2 Viện Khoa học Lao động và Xã hội (2009), “Chiến lược an sinh xã hội Việt Nam thời kì 2011-2020”, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 19.

3 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), “Báo cáo chính trị của BCHTWĐ khoá IX tại ĐHĐBTQ lần thứ X của Đảng”, Nguồn: http://tulieuvankien.dangcongsan.vn

có hiệu quả các chương trình phát triển miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Đa dạng hoá các nguồn lực và phương thức xoá đói, giảm nghèo gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, dạy nghề và giải quyết việc làm. Huy động mọi nguồn lực xã hội cùng với Nhà nước chăm lo tốt hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của những người và gia đình có công1.

Đến Đại hội XII (2016), các chính sách về an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước tiếp tục được kiện toàn, đồng thời bổ sung thêm nhiều vấn đề mới. Như việc gắn chặt mục tiêu của an sinh xã hội với các chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Việc mở rộng đối tượng được tham gia/thụ hưởng các chính sách về an sinh xã hội... Chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh xã hội của công dân. Đổi mới chính sách giảm nghèo theo hướng tập trung, hiệu quả nhằm bảo đảm an sinh xã hội cơ bản và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng chính sách, người nghèo, nhân dân sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân... Phát triển đa dạng các hình thức từ thiện, đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn2.

Theo quan điểm của Đảng, Nhà nước, việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội phải dựa trên 5 nguyên tắc cơ bản là: 1/Toàn dân, mọi người dân có quyền và nghĩa vụ tham gia hệ thống an sinh xã hội; 2/Chia sẻ, dựa trên cơ chế phân phối lại thu nhập giữa các nhóm dân cư trong một thế hệ và giữa các thế hệ, giữa nhà nước, doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân; 3/Công bằng và bền vững, gắn trách nhiệm với quyền lợi, giữa đóng góp và hưởng lợi của các thành viên tham gia hệ thống; 4/

Tăng cường năng lực tự an sinh của người dân và doanh nghiệp trong việc bảo đảm an sinh; 5/Tập trung hỗ trợ người nghèo, đối tượng dễ bị tổn thương, bảo đảm mức sống tối thiểu khi gặp rủi ro, suy giảm hoặc mất thu nhập tạm thời hay vĩnh viễn3.

Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công tác an sinh xã hội cũng tập trung vào 5 vấn đề cơ bản là: 1/ Không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân và bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. 2/ Các chính sách an sinh xã hội phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội và khả năng huy động, cân đối nguồn lực của đất nước; ưu tiên người có công, người có hoàn

1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), “Báo cáo chính trị của BCHTWĐ khoá X tại ĐHĐBTQ lần thứ XI của Đảng”, Nguồn: http://tulieuvankien.dangcongsan.vn.

2 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), “Báo cáo chính trị của BCHTWĐ khoá XI tại ĐHĐBTQ lần thứ XII của Đảng”, Nguồn: http://tulieuvankien.dangcongsan.vn.

3 Nhiều tác giả (2013), Phát triển hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam đến năm 2020, xuất bản bởi GIZ, tr.50-51.

cảnh đặc biệt khó khăn, người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số. 3/ Hệ thống an sinh xã hội phải đa dạng, toàn diện, có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân, giữa các nhóm dân cư, bảo đảm bền vững, công bằng. 4/ Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức thực hiện chính sách an sinh xã hội; đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp và người dân tham gia. 5/ Tăng cường hợp tác quốc tế để có thêm nguồn lực, kinh nghiệm trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách an sinh xã hội.

Đi cùng các nguyên tắc và quan điểm chỉ đạo là 5 giải pháp để thực hiện có hiệu quả chính sách an sinh xã hội được Đảng và Nhà nước đề ra là: 1/ Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lí của các cấp ủy đảng, chính quyền, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội. 2/ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, đoàn thể và người dân, xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử về chính sách an sinh xã hội tại mỗi địa phương để người dân có thể truy cập dễ dàng. 3/ Đổi mới quản lí nhà nước đối với công tác an sinh xã hội. Rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách bảo đảm tính hệ thống và đồng bộ, đơn giản và hiệu quả. 4/ Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tranh thủ nguồn lực, kinh nghiệm trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách an sinh xã hội. 5/ Nhà nước quan tâm bố trí ngân sách và đẩy mạnh xã hội hóa huy động nguồn lực cho việc thực hiện chính sách an sinh xã hội1

Đối với vấn đề niềm tin xã hội, đây cũng là một chủ đề hết sức quan trọng và luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm tạo dựng. Niềm tin xã hội trong phạm vi này có thể được hiểu là sự tin tưởng, kì vọng của quần chúng nhân dân vào những hiệu quả từ các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước mang lại. Tất nhiên, nó bao hàm luôn cả việc thực thi các chính sách về an sinh xã hội nhằm tạo ra sự phát triển cân đối và ổn định. Trong cương lĩnh phát triển đất nước thời kì đổi mới, niềm tin xã hội được Đảng và Chính phủ xác định là một trong 7 mục tiêu cơ bản của sự phấn đấu. Cụ thể: 1/ Đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh, gia tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế; 2/ Đẩy mạnh công cuộc đổi mới, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; 3/ Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân;

4/ Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường; 5/ Tăng cường quốc phòng, an ninh quốc gia, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, bảo vệ độc lập, chủ quyền

1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCHTWĐ (khóa XI) về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020, nguồn: http://tulieuvankien.dangcongsan.vn.

quốc gia; 6/ Củng cố niềm tin của các tầng lớp nhân dân vào công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế; 7/ Nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế1.

Giữa niềm tin xã hội và an sinh xã hội có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. An sinh xã hội thực chất là việc bảo đảm các quyền lợi, lợi ích thiết thực cho người lao động. Đây chính là một trong những giá trị căn cốt để tạo dựng nên niềm tin xã hội. Bởi sự tin tưởng sẽ được tạo lập khi và chỉ khi con người cảm thấy được tôn trọng, được tự do, bình đẳng và hơn hết là các quyền lợi, lợi ích của cá nhân được bảo đảm. An sinh xã hội được thực hiện tốt thì niềm tin xã hội ngày càng được củng cố vững chắc và ngược lại, nếu các chính sách phúc lợi xã hội tỏ ra kém hiệu quả thì rất nhiều vấn đề tiêu cực sẽ nảy sinh và hệ lụy tất yếu là niềm tin của người dân sẽ bị suy giảm. Một xã hội có niềm tin càng vững chắc thì càng chứng tỏ hiệu quả từ các chủ trương, chính sách mà các nhà quản lí mang lại; và niềm tin ở phương diện này sẽ có thêm vai trò là hỗ trợ tích cực cho các hoạt động xã hội.

Trong trường hợp này, niềm tin sẽ góp phần tạo ra động lực để các giai tầng khác nhau trong xã hội tích cực hưởng ứng, tham gia thực hiện các chủ trương, chính sách của nhà quản lí.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, nên trong quá trình lãnh đạo xây dựng và phát triển đất nước, ngoài việc chăm lo hoàn thiện các chính sách an sinh xã hội, Đảng, Nhà nước cũng rất chú trọng đến việc tạo lập môi trường để niềm tin xã hội ngày càng phát triển. Tinh thần và sự quyết tâm đó được thể hiện qua bài phát biểu của Thủ tướng Phan Văn Khải tại kì họp Quốc hội khóa XI rằng: “Để vượt qua mọi thử thách, giành thắng lợi ngày càng to lớn hơn, nhân tố có ý nghĩa quyết định là niềm tin và ý chí của toàn Đảng, toàn dân... Chúng ta quyết không được làm giảm sút mà ngược lại, phải nâng cao niềm tự hào dân tộc, niềm tin của nhân dân, ý chí của bộ máy nhà nước, sự tín nhiệm của cộng đồng quốc tế”2. Và đến Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tinh thần, quan điểm về sức mạnh của niềm tin đã được nâng lên thành những chỉ thị và những hành động cụ thể là: “Củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân đối với Đảng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân. Tập hợp, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; giải quyết kịp thời, hiệu quả những bức xúc, những kiến nghị chính đáng của nhân dân và khiếu nại, tố cáo của công dân. Phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, tạo thành phong trào cách mạng rộng lớn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”3.

1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2019), “Thông báo Hội nghị lần thứ tư BCHTWĐ (khóa XII)”, nguồn: http://tulieu-vankien.dangcongsan.vn.

2 Đảng Cộng sản Việt Nam (2018), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 65, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.950-951.

3 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), “Báo cáo của BCHTWĐ khóa XI về các văn kiện Đại hội XII của Đảng”, nguồn:

http://tulieuvankien.dangcongsan.vn.

Như vậy, trong chiến lược xây dựng, phát triển đất nước của Đảng và Chính phủ, vấn đề an sinh xã hội và niềm tin xã hội thực sự có vai trò rất to lớn. Do đó, ngoài vai trò trụ cột của hệ thống công quyền, Đảng, Nhà nước còn luôn kêu gọi và xem trọng sự chung tay, góp sức của các giai cấp, thành phần, các tổ chức, các đoàn thể khác nhau trong xã hội để nâng cao hiệu quả các chính sách an sinh xã hội cũng như tạo lập niềm tin cho quần chúng nhân dân.

Đề cương

Tài liệu liên quan