• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.5. Công cụ đo lường văn hóa tổ chức CHMA :

 Sau 16 năm nghiên cứu VHDN, Tiến sĩ Trịnh Quốc Trị đã xây dựng phần mềm trắc nghiệm, tính toán và vẽ bảng biểu đồ CHMA để đo lường VHTC. Trong phần mềm bao gồm tất cả24 câu hỏi đánh giá về6 yếu tốcấu thành nên VHTC là:

1. Đặc tính nổi trội của tổchức 2. Người lãnhđạo tổchức 3. Nhân viên trong tổchức

4. Chất keo gắn kết mọi người với nhau trong tổchức 5. Chiến lược tập trung của tổchức

6. Tiêu chí thành công của tổchức

 Như vậy VHTC không có gì mơ hồ mà nó hoàn toàn có thể đo lường được bằng bốn thang đo C,H,M,A.

 Với phần mềm CHMA, văn hóa trong tổ chứcđược tính toán và cho ra một đồ thị về văn hóa hiện tại (now) và văn hóa kỳ vọng (wish) ở tương lai mà tổ chức muốn thay đổi.

 Văn hóa một tổchức luôn là phối hợp của bốn kiểu C, H, M, A với các tỷlệ khác nhau sao cho tổng C+H+M+A = 100%. Vì vậy, nếu muốn tăng một kiểu này thì phải giảm một, hai hoặc ba kiểu còn lại.

- C: Kiểu gia đình, có tình yêu thương gắn bó. Nơi tổchức hướng nội và linh hoạt.

- H: Kiểu thứbậc, tôn ti trật tự. Có cấp trên cấp dưới làm việc theo quy trình hệthống chặt chẽ, kỷluật. Nơitổchứchướng nội và kiểm soát.

- M: Kiểu thị trường, có tướng lĩnh, có đội ngũ máu lửa, lao ra thị trường tập trung giành chiến thắng,đạt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận. Nơitổchứchướng ngoại và kiểm soát.

- A: Kiểu sáng tạo, người quản lý giàu trí tưởng tượng, đổi mới, cải tiến liên tục. Nơitổchứchướng ngoại và linh hoạt.

 Như vậy có thểthấy:

- Các tổchức vềtuyển dụng, đào tạo… có khuynh hướng vềC.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Các tổchức thiết kế, thời trang, tổchức sựkiện… có khuynh hướng vềA.

- Các tổ chức về sản xuất linh kiện, chi tiết chính xác, tư vấn quản lý chất lượng,… có khuynh hướng vềH.

- Các tổchức phân phối, bán lẻ,… có khuynh hướng vềM.

Ngoài ra VHTC sẽtự phát thay đổi theo chu kỳ phát triển của tổchức. Mỗi khi trong sáu yếu tố cấu thành thay đổi thì văn hóa sẽ tự động thay đổi theo. Vì vậy, nếu chúng ta chủ động định hướng cho văn hóa thay đổi thì nó sẽ thay đổi theo ý muốn của mình, còn nếu không làm gì cả thì văn hóa doanh nghiệp vẫn tồn tại và thay đổi theo một cách tựphát ngoài ý muốn.

 Dưới đây là những biểu đồcho các tổchứccó khuynh hướng C, A, H, M

Hình1.2. Hình vẽ minh họa các khuynh hướng VHTC 1.5.2. Các kiu mô hình văn hóa tổchc:

a. Mô hình VHTC kiểu gia đình (C-Clan):

 Đây là mô hình văn hóa không chú ý nhiều đến cơ cấu và kiểm soát, đồng thời dành nhiều sự quan tâm cho sự linh hoạt. Thay vì đặt ra các thủ tục và quy

Trường Đại học Kinh tế Huế

định chặt chẽ, người lãnh đạo điều khiển hoạt động công ty thông qua tầm nhìn, chia sẻmục tiêu, đầu ra và kết quả. Trái ngược với văn hóacấp bậc, con người và đội nhóm trong văn hóa gia đìnhđược nhiều tựchủ hơn trong công việc.

 Theo Cameron & Quinn thì văn hóa gia đình có cácđặc điểm sau:

1. Đặc điểm nổi trội: thiên vềcá nhân, giống như một gia đình.

2. Tổ chức lãnh đạo: ủng hộ, tạo mọi điều kiện bồi dưỡng nhân viên, là người cốvấn đầy kinh nghiệm của nhân viên.

3. Quản lý nhân viên: dựa trên sựnhất trí tham gia và làm việc theo nhóm.

4. Chất keo kết dính của tổchức: sự trung thành và tin tưởng lẫn nhau.

5. Chiến lược nhấn mạnh: phát triển con người, tín nhiệm cao.

6. Tiêu chí của sựthành công: phát triển nguồn nhân lực, quan tâm lẫn nhau và làm việc theo nhóm.

b. Mô hình VHTC cấp bậc (Hierarchy):

 Đây là một môi trường làm việc có cấu trúc và được quản lý một cách chặt chẽgiống như quan niệm của Max Weber vềsựquan liêu. Trong nhiều năm qua, đây được coi là phương pháp duy nhất để quản lý. Điều này vẫn còn là một yếu tố cơ bản cho phần lớn các tổchức hay công ty. Văn hóa cấp bậc tôn trọng quyền lực và địa vị. Mô hình này thường có các chính sách, quy trình sản xuất rõ ràng và nghiêm ngặt.

 Theo Cameron & Quinn thì văn hóa cấp bậc có các đặc điểm sau:

1. Đặc điểm nổi trội: cấu trúc và kiểm soát.

2. Tổchức lãnhđạo: phối hợp, tổchức theo định hướng hiệu quả.

3. Quản lý nhân viên: bảo mật, tuân thủ quy định của tổ chức và quản lý của ban lãnhđạo.

4. Chất keo kết dính của tổchức: các chính sách và quy tắc của tổchức.

5. Chiến lược nhấn mạnh: thường xuyên vàổn định.

6. Tiêu chí của sựthành công: tin cậy, hiệu quả, chi phí thấp.

c. Mô hình VHTC kiểu thị trường (M-Market)

 Văn hóa thị trường cũng tìm kiếm sự kiểm soát tuy nhiên văn hóa thị trường tìm kiếm sựkiểm soát hướng ra bên ngoài tổchức. Đặc biệt, mô hình văn hóa nay quan tâm rất nhiều đến chi phí giao dịch. Phong cách tổchức dựa trên cạnh tranh,

Trường Đại học Kinh tế Huế

mọi người luôn ởtrong trạng thái cạnh tranh và tập trung vào mục tiêu. Trong tổchức, danh tiếng và thành công là quan trọng nhất. Tổ chức luôn tập trung dài hạn vào các hoạt động cạnh tranh và đạt được mục tiêu.

 Theo Cameron & Quinn thìvăn hóa thị trường có các đặc điểm sau:

1. Đặc điểm nổi trội: cạnh tranh theo hướng thành tích.

2. Tổchức lãnhđạo: tích cực, phong cách quản l. định hướng theo kết quả.

3. Quản lý nhân viên: dựa trên năng lực thành công và thành tích.

4. Chất keo kết dính của tổ chức: tập trung vào thành quả và mục tiêu hoàn thành.

5. Chiến lược nhấn mạnh: cạnh tranh và chiến thắng.

6. Tiêu chí của sựthành công: chiến thắng trên thị trường, tăng khoảng cáchđối với đối thủ.

d. Mô hình VHTC kiểu sáng tạo (A-Adhocracy)

 Mô hình văn hóa sáng tạo có tính độc lập hơn và linh hoạt hơn văn hóa giađình.Đây là điều cần thiết trong môi trường kinh doanh liên tục thay đổi như hiện nay. Khi thành công trên thị trường gắn liền với những thay đổi và thích ứng nhanh chóng thì tổchức có nền văn hóa sáng tạo sẽnhanh chóng hình thành các đội nhómđể đối mặt với các thửthách mới.

 Theo Cameron & Quinn thì văn hóa sáng tạo có các đặc điểm sau:

1. Đặc điểm nổi trội: kinh thương, chấp nhận rủi ro.

2. Tổchức lãnhđạo: sáng tạo, mạo hiểm, nhìn xa trông rộng.

3. Quản lý nhân viên: cá nhân chấp nhận rủi ro, đổi mới, tự do va độc đáo.

5. Chiến lược nhấn mạnh: tiếp thu các nguồn lực, tạo ra các thách thức mới.

6. Tiêu chí của sựthành công: các sản phẩm và dịch vụ độc đáo và mới mẻ.