• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giới thiệu tổng quan về trường ĐH Kinh Tế - ĐH Huế:

CHƯƠNG 2: ĐO LƯỜNG VĂN HÓA TỔ CHỨC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC

2.1. Giới thiệu tổng quan về trường ĐH Kinh Tế - ĐH Huế:

CHƯƠNG 2: ĐO LƯỜNG VĂN HÓA TỔCHỨC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC

đề nâng cao chất lượng toàn diện trên tất cả các mặt hoạt động. Vị thế và uy tín của Nhà trường đang được nâng cao.

2.1.3.Đội ngũ cán bộ:

 Đến nay, Trường đã xây dựng được đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ chuyên môn cao đáp ứng được yêu cầu đào tạo và nghiên cứu theo hướng chất lượng cao trong lĩnh vực kinh tế, quản lý. Đồng thời với việc xây dựng đội ngũ, cơ cấu tổ chức của Trường ngày càng được mở rộng và hoàn thiện.

 Tính đến cuối năm 2015, tổng số cán bộ, viên chức và nhân viên của Trường là 326: trong đó có 218 giảng viên và 108 chuyên viên, nhân viên. Đội ngũ cán bộ giảng dạy có trìnhđộ sau đại học chiếm hơn 70%, trong đó có 11 phó giáo sư, 29 tiến sĩ, 116 thạc sĩ. Hiện nay, rất nhiều cán bộ, giảng viên đang được cử đi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở các cơ sở có uy tín trong và ngoài nước như Mỹ, Úc, Trung Quốc, Đài Loan, Bỉ, Hoa Kỳ, Australia, Nhật, Hàn Quốc,…

 Trường có nhiều giảng viên giàu kinh nghiệm, năng lực chuyên môn tốt, có khả năng liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế. Trong đội ngũ giảng viên của trường có gần 40% có đủ khả năng về trìnhđộ ngoại ngữ để làm việc trực tiếp với chuyên gia nước ngoài. Phần lớn cán bộ giảng dạy trẻ, năng động, sáng tạo, có khả năng tiếp cận nhanh với khoa học tiên tiến và chủ động trong hội nhập quốc tế.

2.1.4. Bộ máy tổ chức và cơ chế hoạt động:

 Trường Đại học Kinh Tế là một trường đại học thành viên của Đại học Huế. Công tác quản lý - điều hành của Trường chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của Đại học Huế. Trường gồm có 8 phòng Chức năng, 6 khoa Chuyên môn và 5 Viện, Trung tâm luôn hoạt động tương tác và phát triển nhằm không ngừng nâng cao chất lượng của các hoạt động, hướng tới mục tiêu giá trị cốt lõi của Trường Đại học Kinh Tế-Đại học Huế.

 Hiện nay, Trường đang tập trung xây dựng cơ chế quản lý theo hướng phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ, sinh viên.

Trường Đại học Kinh tế Huế

 Nhìn chung, hoạt động của bộ máy nhà trường đã thể hiện được tính linh hoạt, phối hợp và đồng bộ trong quản lý, điều hành góp phần thúc đẩy sự phát triển của Trường. Hệ thống các văn bản quản lý điều hành nội bộ trong nhà trường được xây dựng đầy đủ, mang tính khoa học cao tạo điều kiện thuận lợi và đồng bộ trong công tác quản lý.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Sơ đồ2.1. Hệ thống tổ chức bộ máy hành chính của Trường

(Nguồn Phòng Tổ chức –Hành chính) 2.1.5. Các hoạt động của trường:

a. Hoạt động đào tạo:

 Trường Đại học Kinh Tế đang thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo, mở rộng hình thức liên kết đào tạo với các địa phương trong cả nước nhằm đáp

P.Đào tạo Sau đại học

K.Tài chính Ngân hàng

Viện Kinh tếMôi trường Việt Nam

TT Thông tin Thư viện HỘI ĐỒNG TƯ

VẤN

CÁC TỔCHỨC

ĐOÀN THỂ BAN GIÁM HIỆU

PHÒNG P.Cơ sởvật

chất

P.Đào tạo Đại học P.Công tác

sinh viên

P.Kếhoạch - Tài chính P.Khảo thí và ĐBCLGD

P.KHCN-HTQT P.Tổchức–

Hành chính

KHOA K.Hệthống

TTKT

K.Quản trị Kinh doanh K.Kếtoán–

Kiểm toán K.Kinh tế Chính trị K.Kinh tế

-Phát triển

VIỆN - TRUNG TÂM

TT Dịch thuật TT Đào tạo và Tư vấn Kếtoán–

Tài chính TT Hỗtrợ sinh viên và Quan hệ

doanh nghiệp

Trường Đại học Kinh tế Huế

ứng đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao trong lĩnh vực quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước.

 Đến nay Trường đã được Bộ Giáo dục cho phép đào tạo ở bậc đại học 13 ngành với 18 chương trình đào tạo, trong đó có 2 chương trình liên kết với nước ngoài. Đào tạo sau đại học, hiện được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ đào tạo 4 chuyên ngành thạc sĩ và 2 chuyên ngành tiến sĩ.

 Song song với việc mở rộng qui mô đào tạo, Trường đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo và đã có nhiều biện pháp nhằm đảm bảo các điều kiện về đội ngũ CBGD, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, tăng cường công tác quản lý, cải tiến nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học.

b. Nghiên cứu khoa học:

 Trường Trường Đại học Kinh Tế - Đại học Huế đã và đang khẳng định được vị trí trong nước cũng như trên thế giới, trong giai đoạn gần đây, Nhà trường đã có nhiều đề tài nghiên cứu trong các lĩnh vực biến đổi khí hậu, kinh tế tài nguyên và môi trường, kinh tế nông nghiệp và nông thôn; kinh doanh nông nghiệp, quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ, tài chính công, quản lý giáo dục đại học ...

 Giai đoạn 2009 – 2013, Trường đã triển khai 01 đề tài cấp Bộ trọng điểm, 13 đề tài cấp Bộ và Tỉnh, 24 đề tài cấp Đại học Huế, 138 đề tài cấp Trường của giảng viên và 153 đề tài cấp Trường của sinh viên, 16 dự án liên kết với các tổ chức quốc tế.

 Trường đã thực sự trở thành một địa chỉ đáng tin cậy được các địa phương, các tổ chức và doanh nghiệp lựa chọn ký kết các hợp đồng nghiên cứu khoa học.

c. Hợp tác quốc tế:

o Nhà trường hiện có mối quan hệ hợp tác với hơn 40 trường đại học, viện nghiên cứu và tổ chức quốc tế. Nhiều cán bộ giảng viên của Trường là thành viên của các mạng lưới quốc tế như: Chương trình kinh tế môi trường Đông Nam Á (EEPSEA), Hiệp hội các nhà kinh tế học tài nguyên môi trường châu Âu (EAERE), Hiệp hội các nhà kinh tế học tài nguyên môi trường Đông Nam Á (EAAERE),…

Trường Đại học Kinh tế Huế

o Nhiều chương trình liên kết đào tạo và dự án hợp tác đãđược thực hiện, qua đó góp phần quan trọng giúp Nhà trường xây dựng và bồi dưỡng năng lực giảng dạy và nghiên cứu của đội ngũ cán bộ giảng viên, nâng cao chất lượng đào tạo, cải thiện cơ sở vật chấtvà nâng cao uy tín của Nhà trường.

2.1.6. Một số thành tích trường đạt được:

 Trường Đại học Kinh tế đã được tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Ba năm 1997 và Huân chương Lao động Hạng Nhì năm 2009.

 Thành tích của các tập thể trực thuộc (2003-2015): 02 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 21 danh hiệu thi đua và 16 Bằng khen của Bộ GD&ĐT; 05 Bằng khen, 01 cờ thi đua của Tỉnh và nhiều danh hiệu, hình thức khen thưởng khác.

 Thành tích của cá nhân (2003-2015): 08 Huân chương Lao động Hạng Ba; 19 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 58 Bằng khen và 13 danh hiệu thi đua của Bộ GD&ĐT; 15 Bằng khen của Tỉnh và nhiều danh hiệu, hình thức thi đua khen thưởng khác.

2.1.7.Quy mô và cơ cấu nhân sự trường ĐH Kinh Tế- ĐH Huế:

a. Quy mô nhân sự trường ĐH Kinh Tế- ĐH Huế:

 Từviệc thống kê các sốliệu thu được, ta thấy được số lượng nhân sựcủa Trường Đại học Kinh Tế giai đoạn 2014-2016 giảm nhẹtừ năm 2014 đến năm 2016.

Bảng 2.1: Quy mô nhân sựcủa Trường Đại học Kinh Tế- Đại học Huếvà biến động qua các năm giai đoạn 2014- 2016

Năm Số lượng

(người)

Số lượng

tăng/giảm (người)

Mức tăng/giảm (%)

2014 332 -

-2015 326 -6 -1,81

2016 319 -7 -2,15

(Nguồn: Phòng Tổchức-Hành chính Trường Đại học Kinh Tế- Đại học Huế)

 Cụ thể là tính đến năm 2014 là 332 người, nhưng vào năm 2015, số lượng này giảm 6 người tương đương giảm 1,81% . Đến năm 2016, vẫn tiếp tục giảm và giảm 7 người tương đương giảm 2,15% và bằng với năm 2013 là 319 người.

Trường Đại học Kinh tế Huế

b. Cơ cấu nhân sự trường ĐH Kinh Tế-ĐH Huế:

 Cơ cấu lao động phân chia theo giới tính, độ tuổi, trình độ chuyên môn và chức danh nghềnghiệp của Trường Đại học Kinh Tế- Đại học Huế có sựbiến đổi qua các năm trong giai đoạn 2014-2016, cụthểsự biến đổi đó được thểhiện qua bảng sốliệu sau:

Bảng2.2: Cơ cấu nhân sựcủa Trường Đại học Kinh Tế-Đại học Huế giai đoạn 2014-2016

Tiêu thức phân loại

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số lượng

(Người)

Số lượng

(Người) Tỷlệ(%) Số lượng

(Người) Tỷlệ(%) Số lượng

(Người)

Tổng số 332 100 326 100 319 100

Giới tính

Nam 153 46,08 152 46,63 150 47,02

Nữ 179 53,92 174 53,37 169 52,98

Độtuổi

Dưới 30 153 46,08 136 41,72 111 34,8

Từ30- <45 147 44,23 155 47,55 175 54,86

45 trởlên 32 9,64 35 10,74 33 10,34

TrìnhđộCMKT

Trên ĐH 177 53,31 179 54,91 194 60,82

ĐH 128 38,55 120 36,81 102 31,97

4 1,20 4 1,23 3 0,94

Khác 23 6,93 23 7,06 20 6,27

Chức danh

Giảng viên 222 66,87 217 66,56 215 67,4

Chuyên viên 110 33,13 109 33,44 104 32,6

Tổng số 332 100 326 100 319 100

(Nguồn: Phòng Tổchức-Hành chính Trường Đại học Kinh Tế- Đại học Huế)

 Nhìn vào bảng sốliệu trên ta thấy rằng, trong giai đoạn 2014-2016 thì cơ cấu lao động của Trường Đại học Kinh Tếphân theo giới tính có sựchênh lệch giữa số lao động nữ và số lao động nam, qua các năm từ 2014 đến năm 2016 thì số lao động nữ đều lớn hơn số lao động nam, tuy nhiên sựchênh lệch này là không đáng kể. Trong một khu vực lao động mà công việc có tính đặc thù của một tổ chức công thì cơ cấu lao động phân theo giới tính này của Trường Đại học Kinh Tếvẫn có thể được xem là khá cân đối.

 Tại Trường Đại học Kinh Tế vào năm 2014 thì lao động có độtuổi dưới 30 tuổi chiếm đến 46,08% và có xu hướng giảm nhẹ qua các năm, đến năm 2016 thì còn 34,8% trong tổng số; lao động có độ tuổi từ 30 đến dưới 45 tuổi vào năm 2014

Trường Đại học Kinh tế Huế

chiếm 44,23% trong tổng số và có xu hướng tăng qua các năm, đến năm 2016 thì con số này đã lên đến 54,86%; lao động có độtuổi từ45 tuổi trở lên vào năm 2014 chiếm 9,64% và có biến động nhẹ qua các năm, đến năm 2016 là 10,34% trong tổng số lao động. Nhìn chung, Trường Đại học Kinh Tế - Đại học Huế có đội ngũ nhân sự tương đối trẻ, mang đến khả năng cống hiến đối với công việc tương đối cao, người lao động đang ở thời điểm đỉnh cao về năng lực, trí tuệ và sự sáng tạo, có khả năng trau dồi nâng cao năng lực và nâng cao hiệu quảcông việc.

 Trong giai đoạn 2014-2016, cơ cấu lao động của Trường Đại học Kinh Tếtheo trình độ chuyên môn có sự chênh lệch đáng kể giữa lao động có trình độ đại học trở lên và trìnhđộ dưới đại học. Cụthể là số lao động có trình độ đại học và trên đại học qua các năm đều chiếm hơn 90% trong tổng số lao động, còn số lao động có trình độ dưới đại học chỉ chiếm khoảng 10%, đây là những con số cho thấy nguồn nhân lực ở Trường Đại học Kinh Tế có chất lượng cao. Bên cạnh đó, ta thấy rằng số lao động có trình độtrên đại học từ năm 2014đến năm 2016đều chiếm tỷlệlớn nhất trong tổng số, năm 2014chiếm 53,31% trong tổng số và đến năm 2016 thì con số này đã lên đến 60,82%. Đây là tín hiệu tốt cho thấy chất lượng nguồn nhân lực của Trường Đại học Kinh TếHuếngày càngđược nâng cao.

 Cơ cấu nhân sự của Trường Đại học Kinh Tế - Đại học Huế phân theo chức danh nghề nghiệp giai đoạn 2014-2016 cũng có sự thay đổi qua các năm, vào năm 2014 số người làm công việc giảng viên chiếm số lượng lớn nhất 66,87% và giảm nhẹvàonăm 2015 là 66,56%, nhưng qua năm 2016 thì có dấu hiệu tăng nhẹlà 67,4% ; năm 2014 số người làm công việc chuyên viên chiếm 33,13% và tăng nhẹ vào năm 2015 thìđạt 33,34% trong tổng số lao động, nhưng qua năm 2016 lại có dấu hiệu giảm nhẹlà 32,6% . Nhìn chung, với đặc thù là một cơ sở giáo dục và đào tạo công, Trường Đại học Kinh Tế Huế có cơ cấu nhân sựnghiêng về lao động chuyên môn đảm nhiệm công việc giảng dạy và đào tạo.