• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC

2.2. Thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty TNHH Đồng Lợi- Khách

2.2.2. Cơ cấu nguồn nhân lực hiện tại của khách sạn Đồng Lợi

Trong tất cả các nguồn lực bên trong khách sạn thì nguồn lực lao động là rất quan trọng. Bởi lẽ sản phẩm chủ yếu trong ngành này là sản phẩm dịch vụ, không thể cơ giới hóa toàn bộ và đòi hỏi trình độ chuyện môn khá cao. Đây cũng là lý do tại sao lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng khá cao trong ngành kinh doanh khách sạn. Do tính chất thời vụ hoạt động kinh doanh khách sạn việc lao động có sự biến đổi là điều không tránh khỏi, song khách sạn Đồng Lợi đã có những nổ lực lớn để có thể giữ vững tính ổn định trong cơ cấu lao động, một số lượng nhân lực vừa đủ để thực hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tính đến thời điểm nghiên cứu là tháng 3 năm 2018, khách sạn Đồng Lợi có tổng nhân sự là 45 người, trong đó có 1 giám đốc và 44 nhân viên ở các phòng ban, bộ phận. Cơ cấu nhân lực của khách sạn được phân tích theo bộ phận, trình độ học vấn và độ tuổi của nhân viên khách sạn theo những biểu đồ được trình bày dưới đây.

2.2.2.1. Cơ cấu nhân lực theo trình độ học vấn của nhân viênkhách sạn Đồng Lợi

(Đơn vị: người)

Hình 2.3.Biểu đồ cơ cấu nhân lực theo trình độ học vấn của nhân viênkhách sạn Đồng Lợi năm 2015-2017)

15

12 9 10

12 13

10

15

12

8 8 9

0 2 4 6 8 10 12 14 16

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Đại học, cao đẳng Trung cấp

Nghề

Lao động phổ thông

Đại học kinh tế Huế

Qua hình 2.3, ta thấy từ năm 2015 đến năm 2017 có sự biến đổi về số lượng lao động trong khách sạn. Cụ thể, năm 2015 đến năm 2016 tổng số lao động là 42 người tăng lên 47 tuy nhiên qua năm 2017 tổng số lao động là giảm còn 44 người (giảm 6,38%) so với năm trước đó. Do năm 2016 ở Huế có lễ hội Festival nên lượng khách du lịch tăng nên việc tăng người lao động để phục vụ đáp ứng cho khách hàng.

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, lao động có trình độ Đại học, cao đẳng từ năm 2015 chiếm tỷ trọng cao nhất 35,7% trong tổng số lao động nhưng đến năm 2017 giảm từ 15 người còn 10 người (giảm 33,3%), trong khi đó, số lao động có trình độ trung cấp từ 9 người vào năm 2016 tăng lên 13 người vào năm 2017 (tăng 44,4%), lao động phổ thôngtăng 1 người (tăng 12,5%) so với 2 năm trước đó. Lao động có tay nghề có tăng mạnh so với các lao động còn lại, cụ thể năm 2016 tăng 5 người so với năm 2015 (tăng 50%), nhưng do năm 2017 tổng số lao động giảm nên lao động có tay nghề cũng giảm theo, giảm 3 người (giảm 20%) so với năm 2016. Xét về trình độ chuyên môn: lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của khách sạn là dịch vụ nên việc đòi hỏi bằng cấp cũng không cần thiết đối với lượng lao động trực tiếp mà chỉ cần trình độ nghiệp vụ của mỗi nhân viên làm sao đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Trình độ đại học, cao đẳng của nhân viên tuy tỷ lệ giảm qua các năm nhưng chủ yếu phân bố ở các phòng ban, điều này cho thấy rằng bộ máy quản lý của khách sạn có trình độ học vấn cao, giúp phát triển hoạt động kinh doanh của khách sạn. Trình độ nghề chiếm tỷ lệ lớn và tăng theo các năm và phân bố ở các bộ phận, điều này cho thấy lao động ở khách sạn có tay nghề khá, đáp ứng được yêu cầu nghề nghiệp.

2.2.2.2. Cơ cấu nhân lực theo giới tính của khách sạn từ năm 2015 đến năm 2017

Hình 2.4. Biểu đồ cơ cấu nhân lực theo giới tính nhân viên khách sạn Đồng Lợi từ năm 2015 đến năm 2017

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính và tác giả thống kê)

19 22

23 25 20 24

0 5 10 15 20 25 30

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Nam Nữ

Đại học kinh tế Huế

Nhìn chung, tại khách sạn Đồng Lợi số lao động nữ luôn chiếm tỷ trọng cao hơn số lao động nam, điều này phù hợp với đặc điểm kinh doanh của khách sạn đòi hỏi những lao động nữ có tính tỉ mĩ, nhẹ nhàng, chu đáo trong công việc như bộ phận lễ tân, buồng phòng nhân viên phục vụ bàn. Cụ thể năm 2015 số lao động nữ chiếm 54,8%, năm 2016 chiếm 53,2%, năm 2017 chiếm 54,6% so với lao động nam tại khách sạn. Mặt khác, qua các năm số lao động nam từ năm 2015 đến năm 2016 từ 19 người tăng lên 22 người tương ứng (tăng 15,8%), từ năm 2016 đến năm 2017 từ 22 người giảm xuống còn 20 người (giảm 9,1%), số lao động nữ từ năm 2015 đến năm 2016 tăng 2 người (tăng 8,7%, tuy nhiên sang năm 2017 do tổng số lao động giảm nên số lao động nữ cũng giảm từ 25 người xuống 24 người giảm 4% so với năm 2016.

2.2.2.3. Cơ cấu nhân lực theo độ tuổi của nhân viên tháng 3 năm 2018

Bảng 2.5. Cơ cấu nhân lực theo độ tuổi của nhân viên tháng 3 năm 2018

Độ tuổi Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

22-30 16 36,36

31-40 12 27,27

41-50 10 22,72

Trên 50 6 13,65

Tổng 44 100

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính và tác giả thống kê) Qua bảng 2.5, xét về cơ cấu độ tuổi thì lao động khách sạn tương đối trẻ, số lao động dưới 30 tuổi chiếm tỷ trọng lớn nhất (36,36%) trong tổng số lao động. Như vậy lực lượng lao động ở khách sạn đang ở độ tuổi thanh niên, đây là lực lượng có khả năng sáng tạo và nhiệt tình trong công việc, nhanh nhẹn, song vẫn còn tồn tại đó là do còn trẻ nên ít có kinh nghiệm trong nghề nghiệp. Tỷ trọng lao động ở độ tuổi từ 31- 40 tuổi chiếm tỷ lệ lớn thứ hai (27,27%), cho thấy nhân viên của khách sạn phần lớn là đang ở độ tuổi lao động tốt, độ tuổi này là độ tuổi vừa có kinh nghiệm, vừa có thế mạnh về thể chất để có thể thực hiện các công việc, các yêu cầu nghề nghiệp. Lao động ở độ tuổi trên 50 có tỷ lệ thấp nhất (13,65%), chủ yếu là những người chiếm giữ chức vụ cao trong khách sạn và làm việc lâu năm trong khách sạn, thông thường những người ở độ tuổi

Đại học kinh tế Huế

với công việc và nguyên tắc làm việc, vì thế, họ đảm bảo đáp ứng đúng nguyên tắc, yêu cầu đưa ra. Họ có ý thức về trách nhiệm cao, sự cống hiến của họ có thể giúp khách sạn tiết kiệm được nhiều chi phí đáng kể nhờ kinh nghiệm của họ. Các nhân viên ở độ tuổi trên 50 tuổi thường sẽ rất cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc, có thể hoàn thành tốt công việc được giao nhờ kinh nghiệm và lòng trung thành của họ.

2.2.2.4. Cơ cấu nhân lực theo bộ phận của nhân viên tháng 3 năm 2018 Bảng 2.6 Cơ cấu nhân lực theo bộ phận của nhân viên hiện tại

Bộ phận Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

TCHC 3 6,82

TCKT 3 6,82

KDTT 2 4,55

Lễ tân 4 9,09

Buồng 12 27,27

Bàn 9 20,45

Bếp 4 9,09

QLKT 3 6,82

Bảo vệ 3 6,82

Làm vườn 1 2,27

Tổng 44 100

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính và tác giả thống kê) Qua bảng 2.6.Ta thấy được số lượng nhân viên ở bộ phận buồng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số nhân viên khách sạn (27,27%). Vì nguồn thu chủ yếu của khách sạn là đến từ hoạt động lưu trú nên số lượng nhân viên ở bộ phận buồng chiếm tỷ lệ lớn nhất là một tỷ lệ hợp lý. Số lượng nhân viên ở bộ phận bàn chiếm tỷ lệ lớn thứ hai (20,45%), sau bộ phận buồng, tiếp đến là bộ phận bếp, lễ tân chiếm tỷ lệ ngang nhau (9,09%) và chiếm tỷ lệ lớn thứ 3 sau bộ phận buồng và bàn. Nguồn doanh thu nhà hàng La Carambole tuy không lớn bằng nguồn thu đến từ hoạt động lưu trú nhưng đây cũng là một nguồn thu khá lớn cho khách sạn nên việc bố trí nhân viên ở các bộ phận bếp, lễ tân nhiều hơn các bộ phận còn lại là khá hợp lý. Điều này cho thấy khách sạn đã biết cách khai thác thế mạnh của khách sạn mình để phân bổ nhân viên một cách hợp lý ở các bộ phận.

Đại học kinh tế Huế