• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ CAM KẾT GẮN BÓ

2.2 Tình hình nhân sự và các nhân tố ảnh hưởng đến sự cam kết gắn bó với tổ chức

2.2.2. Cơ cấu nhân sự của Resort theo kết quả điều tra

Hình 1: Cơ cấu lao động theo giới tính năm 2018

Kết quả thống kê về cơ cấu nhân viên theo giới tính cho thấy số lượng nhân viên tham gia trả lời phỏng vấn bao gồm 73 nam và 47 nữ. Nam chiếm 60.83%, nữ chiếm 39.17% . Ở Sepon Boutique Resort nhân viên nữ thường tập trung ở bộ phận bếp, bộphận kếtoán và bộ phận nhà hàng, còn nhân viên nam thì tập trung ởbộphận sựkiện–

Trường Đại học Kinh tế Huế

dịch vụvà bảo trì, tổbảo vệ.

Hình 2: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn

Theo hình 2 ta thấy trìnhđộ cao đẳng, trung cấp chiếm tỷlệlà 35% ứng với 42 người. Trìnhđộ đại học, trên ĐHchiếm 50người tỷlệ41.67%, trìnhđộ LĐ phổ thông chiếm 28 người tương ứng 23.33%. Nhìn chung, mặt bằng trình độ Đại học, trên ĐH chiếm tỷlệlớn nhất trong toàn bộResort. Những bộphận cần có trìnhđộ học vấn cao ởnhà hàng, bộphận Sales & Marketing và bộphận kếtoán. Tỷlệnhân viên tại Resort có trình độ đại học năm 2018 tăng khá vượt trội, Resort cần chú ý tạo điều kiện cho các nhân viên nâng cao trình độ để phục vụ khách hàng tốt hơn, đặc biệt là những khách hàng ngoại tỉnh và khách quốc tế

Bảng 5 : Cơ cấu lao động theo bộ phận chuyên môn Bộ phận chuyên môn Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Kế toán và Văn phòng 15 12.5

Sales & Marketing 5 4.17

Bếp 20 16.67

Nhà Hàng 30 25

Buồng phòng 18 15

Tổng hợp & Bảo trì 19 15.83

Tổ bảo vệ 5 4.17

Lễ Tân 8 6.66

Tổng 120 100

(Nguồn: Sốliệu điều tra và phân tích của tác giả)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Thông qua bảng thống kê, trong 120 nhân viên của Resortđã trảlời phỏng vấn, bộ phận Nhà hàng chiếm số lượng nhân viên lớn nhất với 30người, tương ứng với 25%. Bộ phận có số lượng nhân viên cao thứ2 là bộphận Bếp với 20người, chiếm 16.67%. Sởdĩ nhân viênở2 bộphận này chiếm tỷlệcao nhất trong Resort vì đặc điểm kinh doanhẩm thực là chủyếu của Resort, khách hàng lớn nhất và đem lại doanh thu cao nhất cho Resort chính là khách đến dựtiệc cưới và khách đoàn, lượng khách hàng này khá đông nên cần phân bổ lượng lớn nhân viênở2 bộphận Bàn và Bếp nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu cho khách hàng. Bộphận có sốnhân viên thấp nhất là bộphân Sale & Marketing và tổBảo vệ với 5 người, chiếm 4.17%. Bộ phận có số lượng nhân viên đứng thứ3 là bộphận Tổng hợp & bảo trì với 19người, chiếm 15,83%.

Bảng 6: Cơ cấu lao động theo thời gian làm việc

Thời gian làm việc Số lượng (người) Tỷ lệ (%) % tích lũy

Dưới 1 năm 20 16.67 16.67

Từ 1 đến < 2 năm 65 54.17 70.84

Từ 2 đến < 4 năm 25 20.83 91.67

Trên 4 năm 10 8.33 100

Tổng 120 100

(Nguồn: Sốliệu điều tra và phân tích của tác giả)

Nhìn chung,đa sốnhân viên tại nhà hàng có thâm niên làm việcở mức trung bình, cao nhất là mức thời gian làm việc từ 1 năm đến dưới 2 năm, với 65người, chiếm 54.17%, kếtiếp là mức thời gian làm việc từ 2 năm đến dưới 4 năm, chiếm 20.83%. Điều này cũng phù hợp với thực tế và đặc điểm kinh doanh hiện tại của Resort.

Bảng 7: Cơ cấu lao động theo thu nhập trung bình hằng tháng Thu nhập TB hằng tháng Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Dưới 4 triệu 25 20.83

Từ 4 đến 5 triệu 40 33.34

Từ 5 đến 6 triệu 37 30.83

Trên 6 triệu 18 15

Tổng 120 100

(Nguồn: Sốliệu điều tra và phân tích của tác giả)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Qua bảng 7 ta thấy mức thu nhập hằng tháng từ4đến 5 triệu chiếm tỷlệlớn nhất là 33.34%tương ứng 40người, tiếp đó là mức thu nhập từ 5 đến 6 triệu chiếm 30.83%, đây là những nhân viên gắn bó với Resort từnhững ngày đầu thành lập cho tới nay, họ nắm giữnhững vịtrí quan trọngởcác bộphận trong trung tâm. Mức thu nhập dưới 4 triệu chiếm 20.83% tương ứng với 25người, thấp nhất là mức thu nhập trên 6 triệu chỉ chiếm 15%. Qua thực tếtham khảo ý kiến củađa số nhân viên đang làm việc tại Resort thì mức lương tại Resort so với mặt bằng chung là còn khá thấp. Khi được hỏi vềvấn đềnày, ban giám đốc của Resort cũng đã chia sẻ đây là vấn đề còn nhiều trăn trở, nhưng trung tâm đang cốgắng thực hiện việc tăng lương cho nhân viên trong thời gian tới.

2.2.3 . Kiểm định độ tin cậy thang đo

Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không; nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữlại. Khi đó, việc tính toán hệsố tương quan biến–tổng sẽgiúp loại ra những biến quan sát nào không đóng góp nhiều cho sựmô tảcủa khái niệm cần đo (Hoàng Trọng

& Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Các mức giá trị của hệ số Cronbach’s Alpha: lớn hơn 0,8 là thang đo lường tốt;

từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được; từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu (Nunally, 1978;

Peterson, 1994; Slater, 1995; dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Các tiêu chí được sửdụng khi thực hiện đánh giá độtin cậy thang đo:

- Loại các biến quan sát có hệsố tương quan biến–tổng nhỏ hơn 0,3.

- Tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độtin cậy Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 (hệ số Cronbach’s Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao) (Nunally &

Burnstein 1994; dẫn theo Nguyễn Đình Thọ& Nguyễn ThịMai Trang, 2009).

Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo được thểhiện ở Bảng 8 và kết quảcụthể đối với từng nhóm biến được thể hiện rõ từ Bảng 1 đến Bảng 11 (Mục 1 - Phụ lục kết quảxửlý SPSS).

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 8: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha lần 1

Tên nhóm biến Số biến

quan sát

Cronbach’s Alpha

Tương quan biến tổng thấp

nhất trong nhóm

Bản chất công việc 3 0,747 0,553

Cơ hội đào tạo– thăng tiến 3 0,726 0,483

Lãnhđạo 3 0,614 0,385

Đồng nghiệp 3 0,608 0,372

Tiền lương 4 0,737 0,415

Điều kiện làm việc 3 0,547 0,347

Phúc lợi 3 0,345 0,171

Sựcam kết gắn bó với tổ chức 3 0,801 0,584

(Nguồn: Kết quảxửlý sốliệu) Từkết quả phân tích độtin cậy của thang đo lần 1 cho ta thấy:

- Nhóm biến Phúc lợi có hệ số tương quan biến – tổng thấp nhất trong nhóm là 0,171 thấp hơn mức tiêu chuẩn đặt ra là 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến này ra khỏi thang đo sẽ tăng lên. Do đó ta sẽ tiến hành kiểm định lại độ tin cậy của nhóm biến Phúc lợi. Kết quảkiểm định lần 2ởBảng 9.

- Bên cạnh đó nhóm biến Điều kiện làm việc và nhóm biến Phúc lợi có hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo lần lượt là 0,547 và 0,345 thấp hơn tiêu chuẩn đề ra, nhưng hệsố Cronbach’s Alpha nếu loại từng biến này ra khỏi thang đo đều không làm cho hệsố Cronbach’s Alphacủa thang đo tăng lên. Do đó có thểkết luận là nhóm biến Điều kiện làm việc và nhóm biến Phúc lợi không đủ độ tin cậy để có thể sử dụng chúng trong mô hình, vì vậy sẽloại 2 nhóm yếu tố đókhỏi mô hình cho các bước phân tích tiếp theo.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 9: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha lần 2

Tên nhóm biến Số biến

quan sát

Cronbach’s Alpha

Tương quan biến tổng thấp

nhất trong nhóm

Bản chất công việc 3 0,747 0,553

Cơ hội đào tạo – thăng tiến 3 0,726 0,483

Lãnhđạo 3 0,614 0,385

Đồng nghiệp 3 0,608 0,372

Tiền lương 4 0,737 0,415

Sự cam kết gắn bó với tổ chức 3 0,801 0,584

- (Nguồn: Kết quảxửlý sốliệu) - Từ kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo lần 2 ở Bảng 9 cho ta thấy hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả các nhóm biến đều lớn hơn 0,6 chứng tỏ nghiên cứu có thang phù hợp. Bên cạnh đó, tất cảcác biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng (Corrected item–Total Correlation) lớn hơn 0,3 nên đều được giữ nguyên đểtiến hành các phân tích tiếp theo.

- Tóm lại, sau khi kiểm định độ tin cậyCronbach’s Alpha cho từng thang đo, có 6 biến bị loại lần lượt là DK1 (Anh (chị) được làm việc trong điều kiện an toàn), DK2(Anh (chị) làm việc trong môi trường sạch sẽ, tiện nghi), DK3 (Anh (chị) không phải lo lắng vềviệc mất việc làm), PL1 (Resort thực hiện đúng và đầy đủchế độBHYT, BHXH), PL2 (Resort có chế độnghỉ lễ, nghỉ phép hợp lý), PL3 (Chính sách phúc lợi thể hiện sự quan tâm của Resort với nhân viên). Các biến thuộc các yếu tố có sự liên kết với nhau và đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo được giữ lại và được sử dụng cho phân tích tiếp theo bao gồm:

 Yếu tốBẢN CHẤT CÔNG VIỆC gồm các biến BC1, BC2, BC3.

Trường Đại học Kinh tế Huế

 Yếu tố CƠ HỘI ĐÀO TẠO VÀ THĂNG TIẾN gồm các biến CH1, CH2, CH3.

 Yếu tốLÃNHĐẠO gồm các biến LD1, LD2, LD3.

 Yếu tố ĐỒNG NGHIỆP gồm các biến DN1, DN2, DN3.

 Yếu tốTIỀN LƯƠNGgồm các biến TL1, TL2, TL3, TL4.

 Yếu tố phụ thuộc SỰ CAM KẾT GẮN BÓ VỚI TỔ CHỨC gồm các biến SC1, SC2, SC3.