• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ CAM KẾT GẮN BÓ

2.2 Tình hình nhân sự và các nhân tố ảnh hưởng đến sự cam kết gắn bó với tổ chức

2.2.6. Phân tích hồi quy

Phân tích hồi quy là một phân tích thống kê để xác định xem các biến độc lập (biến thuyết minh) quy định các biến phụthuộc (biến được thuyết minh) như thế nào.

Mô hình phân tích hồi quy sẽmô tảhình thức của mối liên hệ và qua đó giúp dự đoán được giá trịcủa biến phụthuộc khi biết trước giá trịcủa biến độc lập.

Phương trình hồi quy chuẩn hóa sựcam kết gắn bó với tổchức có dạng như sau:

SC =α + β1*BC +β2*CH +β3*LD +β4*DN +β5*TL Trong đó:

SC: biến phụthuộc Sựcam kết gắn bó với tổchức;

BC: biến độc lập Bản chất công việc;

CH: biến độc lập

Trường Đại học Kinh tế Huế

Cơ hội đào tạo– Thăng tiến;

LD: biến độc lập Lãnhđạo;

DN: biến độc lậpĐồng nghiệp;

TL: biến độc lập Tiền lương;

 αlà hằng số vàβk là hệsốhồi quy riêng phần.

Các giảthuyết:

 H0: Các yếu tốchính không có mối tương quan với “Sựcam kết gắn bó với tổchức”.

 H1: Yếu tố “BC” có tương quan với “Sựcam kết gắn bó với tổchức”.

 H2: Yếu tố “CH” có tương quan với “Sựcam kết gắn bó với tổchức”.

 H3: Yếu tố “LD” có tương quan với “Sựcam kết gắn bó với tổchức”.

 H4: Yếu tố “DN” có tương quan với “Sựcam kết gắn bó với tổchức”.

 H5: Yếu tố “TL” có tương quan với“Sựcam kết gắn bó với tổchức”.

Áp dụng phân tích hồi quy vào mô hình, tiến hành phân tích hồi quy đa biến với 5 yếu tố đã được kiểm định tương quan và biến phụ thuộc. Phương pháp phân tích được chọn là phương pháp đưa vào một lượt Enter. Bảng tổng hợp kết quả phân tích hồi quy như sau, kết quả phân tích cụ thể được thể hiện rõ từ Bảng 19 đến Bảng 21 (Mục 5 - Phụlục kết quảxửlý SPSS).

Bảng 16: Kết quả phân tích hồi quy lần 1 Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa Mức ý

nghĩa Sig.

Mức độ chấp nhận B Sai số chuẩn Beta VIF

Hằng số -0,076 0,303 0,801

BC 0,249 0,042 0,356 0,000 0,852 1,174

CH 0,143 0,048 0,191 0,003 0,757 1,321

LD 0,045 0,044 0,062 0,309 0,832 1,202

DN 0,219 0,052 0,248 0,000 0,907 1,103

TL 0,345 0,053 0,388 0,000 0,865 1,156

R2hiệu chỉnh 0,631

Sig. của kiểm định F 0,000

(Nguồn: Sốliệu điều tra)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Kiểm định F nhằm mục đích kiểm định độ phù hợp của mô hình tổng thể đểxem biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với toàn bộ các biếnđộc lập hay không. Với giả thuyết H0: β1= β2= β34 =β5= 0 (hay R2 = 0), kết quảkiểm định cho thấy:

 Giá trị Sig. của biến độc lập LD là 0,309 lớn hơn 0,05 ứng với mức ý nghĩa 5%

nên chưa đủ cơ sở đểbác bỏgiảthuyết H0, vậy biến độc lập LD (Lãnh đạo) sẽbị loại ra khỏi mô hình vàđể tiếp tục phân tích hồi quy lần 2. Kết quảhồi quy lần 2 được thể hiện ở Bảng 18, kết quả phân tích cụ thể được thể hiện rõ từ Bảng 22 đến Bảng 24 (Mục 5 - Phụlục kết quảxửlý SPSS).

Bảng 17: Kết quả phân tích hồi quy lần 2 Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa Mức ý

nghĩa Sig.

Mức độ chấp nhận

VIF B Sai số chuẩn Beta

Hằng số 0,050 0,276 0,857

BC 0,250 0,042 0,356 0,000 0,852 1,174

CH 0,162 0,044 0,218 0,000 0,902 1,109

DN 0,217 0,052 0,245 0,000 0,909 1,100

TL 0,342 0,053 0,385 0,000 0,868 1,153

R2hiệu chỉnh 0,631

Sig. của kiểm định F 0,000

(Nguồn: Sốliệu điều tra)

Kiểm định F nhằm mục đích kiểm định độ phù hợp của mô hình tổng thể đểxem biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với toàn bộ các biến độc lập hay không. Với giả thuyết H0: β1 = β2 = β4 = β5 = 0 (hay R2 = 0), kết quả kiểm định cho giá trị Sig. nhỏ hơn 0,05 ứng với mức ý nghĩa 5% nên bác bỏ giảthuyết H0. Điều này có nghĩa là kết hợp của 4 yếu tố có trong mô hình có thể giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc Sựcam kết gắn bó với tổchức hay mô hình phù hợp với tập dữliệu.

Tham số R bình phương hiệu chỉnh (Adjusted R Square) cho biết mức độ (%) sự biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi biến độc lập. Giá trị R2 hiệu chỉnh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(Adjusted R Square) phản ánh chính xác hơn sựphù hợp của mô hìnhđối với tổng thể vì nó không phụ thuộc vào độ lệch phóng đại của R2 (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Ta có giá trị R2 hiệu chỉnh bằng 0,631 có nghĩa 63,1% sự biến thiên của yếu tốSựcam kết gắn bó với tổchứcđược giải thích bởi sựbiến thiên của 4 yếu tốtrên.

Hệsốhồi quy riêng phần đo lường sự thay đổi giá trịcủa biến phụthuộc khi một biến độc lập thay đổi trong điều kiện các biến độc khác giữ nguyên. Do đó cần kiểm tra xem các tham số của các biến độc lập có ý nghĩa hay không thông qua kiểm định giảthuyết H0: βk = 0. Kết quảkiểm định lần 2 cho thấy giá trị Sig. của 4 biến độc lập đều bé hơn 0,05 ứng với mức ý nghĩa 5% nên có thể bác bỏgiả thuyết H0, chấp nhận các giả thuyết H1, H2, H4, H5 hay các tham số của các biến độc lập đưa vào hồi quy đều có ý nghĩa.

Hệsố phóng đại phương sai VIF dùng đểxem xét hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập. Theo Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc, quy tắc là khi VIF vượt quá 10, đó là dấu hiệu của đa cộng tuyến. Trong một số tài liệu khác đưa ra điều kiện VIF < 4, thậm chí là VIF < 2. Nhìn vào kết quảhồi quy cho thấy giá trị VIF của các biến độc lập đều bé hơn 2 nên có thể kết luận hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập không xảy ra.

Như vậy, kết quảhồi quy cho thấy cả4 yếu tố đưa vào hồi quy đều có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Sự cam kết gắn bó với tổ chức. Dựa vào hệ số Beta chuẩn hóa, hàm hồi quy có dạng như sau:

SC = 0,050 + 0,250*BC + 0,162*CH + 0,217*DN + 0,342*TL

Các hệ số beta đều mang dấu dương chứng tỏ các biến độc lập có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc Sựcam kết gắn bó với tổchức, nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu một biến độc lập tăng thì biến phụthuộc tăng và ngược lại.

Dựa vào mô hình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến Sựcam kết gắn bó với tổchức của nhân viên tại Sepon Boutique Resort, ta có thểnhận thấy hệsố β1 = 0,250 có nghĩa là khi yếu tốBC (Bản chất công việc) thayđổi 1 đơn vị trong khi các yếu tố khác không đổi thì làm cho Sựcam kết gắn bó với tổchức cũng biến động cùng chiều 0,250đơn vị. Đối với yếu tố

Trường Đại học Kinh tế Huế

CH có hệsố β2 = 0,162 cũng có nghĩa là yếu tốCH (Cơ hội đào tao – Thăng

tiến)thay đổi 1 đơn vịthì Sựcam kết gắn bó với tổchức cũng thay đổi cùng chiều 0,162 đơn vị. Giải thích tương tự đối với các biến còn lại (trong trường hợp các yếu tốcòn lại không đổi).

Ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy rằng, trong số 4 yếu tố tác động đến Sự cam kết gắn bó với tổchức của nhân viên tai Sepon Boutique Resort thì yếu tốTiền lương có tác động mạnh nhất và sau đó làBản chất công việc và Đồng nghiệp. Cuối cùng là Cơ hội đào tạo– Thăng tiến.

Như vậy, trước khi đưa ra Sự cam kết gắn bó với tổ chức tại Sepon Resort thì Nhóm Tiền lương sẽ có tác động mạnh nhất đến quyết định của họ. Nhân viên sẽ cân nhắc việc Sựcam kết gắn bó với tổchức thông qua các yếu tố bên ngoài, đây là nhóm nhân tố đãđược đềcập trong mô hình thuyết hành vi kiểm soát cảm nhận TPB. Hành vi kiểm soát cảm nhận đo lường những yếu tố tác động từ phía bên ngoài con người mà họcó thểcảm nhận được và có mức độ tin tưởng cao từcác yếu tố đó.

Sau khi ưu tiên những thông tin từphía Nhóm Tiền lương, nhân viên sẽquan tâm đến những yếu tố tác động đến bản thân cũng như thúc đẩy nhân viên làm theo mà họ sẽquyết định sựcam kết gắn bó với tổchức -đó chính là Nhóm Bản chất công việc.

Sau khi có những thông tin cơ bản từcác yếu tốTiền lương, Bản chất công việc từcác nguồn khác nhau thì họsẽ quan tâm đến những lợi ích mà mình sẽ có được khi đến làm việc tại Sepon Boutique Resort. Đó chính là Nhóm yếu tố Đồng nghiệp, chính những giá trị lợi ích từviệc làm việc tại Sepon Resort.

Yếu tố có mức tác động yếu hơn cả đó chính là Nhóm Cơ hội đào tạo – Thăng tiến, đây cũng là điều dễ hiểu, vì sau khi có những cân nhắc đầy đủ họ sẽ xem xét, đánh giá thửcác lợi ích mà nhân viên sẽnhận được từ việc làm việc tại Sepon Resort như lợi ích vềvật chất lẫn tin thần.

Vậy ta có thể thấy rằng, khi đưa ra sự cam kết gắn bó với tổ chức tại Sepon Resort sẽchịu tác động nhiều nhất từgiá trịTiền lươngcảm nhận đo lường những yếu tố tác động từ bên ngoài, cũng như yếu tố thúc đẩy nhân viên làm việc và sau đó là những lợi ích của bản thân họ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Dựa vào quá trình điều tra nghiên cứu đề tài mà tác giả đưa ra các yếu tố khác theo quan điểm của mình bao gồm yếu tố bên trong Resort như nguồn vốn, lao động, khoa học công nghệ. Và yêu tố bên ngoài của Resort như các đối thủcạnh tranh, môi trường văn hóa xã hội. Chính những yếu tố này sẽ là một phần tác động vào Sự cam kết gắn bó với tổchức của nhân viên tai Sepon Boutique Resort.

2.2.7. Kiểm định sự khác biệt về Sự cam kết gắn bó với tổ chức theo các đặc điểm