• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG

2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Bến Ngự

2.2.2. Phân tích tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng VPBank Bến Ngự

2.2.2.3. Cơ cấu dư nợ

Năm 2015 doanh số thu nợ đối tượng này là 145.484 triệu đồng. Đến năm 2016 con số này giảm còn 116.966 triệu đồng, giảm 28.468 triệu đồng, tương ứng giảm 19,57% so với năm 2015. Qua năm 2017 doanh số thu nợ ngành khác đạt 227.078 triệu đồng. so với năm 2016 tăng 110.112 triệu đồng, tương ứng tăng 94,14%.Cho thấy sự biến động doanh số thu nợ đối tượng này theo chiều hướng tốt. Do môi trường khí hậu thuận lợi, mùa nước lũ kéo về và kết thúc trễ nên việc tiêu thụ các sản phẩm của làng nghề đan lờ lợp khá cao, kéo theo là các sản phẩm của làng nghề đóng ghe xuồng cũng tăng lên từ đó tình hình thu nợ của Ngân hàng trở nên khả quan hơn.

tương ứng tăng 7,78%.Cho thấy Ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu hàng năm của VPBank Việt Nam đề ra. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng VPBank Bến Ngự có sự tăng trưởng qua các năm nhưng còn chậm do cơ chế cho vay và quy định của ngành có phần chặt chẽ hơn. Với phương châm mở rộng hoạt động tín dụng, tăng dư nợ nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển, trong những năm qua doanh số cho vay của Ngân hàng liên tục tăng lên góp phần làm cho tổng dư nợ cũng có sự tăng lên đáng kể như vậy.

Tổng dư nợ tăng chủ yếu là do dư nợ ngắn hạn trong thời gian qua liên tục tăng:

Cụ thể năm 2015 dư nợ ngắn hạn đạt 221.145 triệu đồng. Sang năm 2016 dư nợ tăng lên 260.874 triệu đồng, tăng 39.729 triệu đồng, tương ứng tăng 17,97% so với năm 2015. Đến năm 2017 dư nợ ngắn hạn là 294.681 triệu đồng, so với năm 2016 tăng 33.807 triệu đồng, tương ứng tăng 12,96%.Nguyên nhân là do tình hình sản xuất kinh doanh trong Tỉnh diễn ra sôi động, nhu cầu vốn vay của khách hàng ngày càng tăng, đáp ứng được những yêu cầu vay vốn thì được Ngân hàng giải ngân. Mặt khác, do Ngân hàng đóng vai trò là nơi cung ứng vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ cho các doanh nghiêp có điều kiện mở rộng sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, những năm qua Ngân hàng đã tập trung cho vay vốn ngắn hạn cho nên dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trên 80% trong tổng dư nợ của Ngân hàng.

Đặt điểm của các khoản cho vay trung và dài hạn là không thể thu hồi vốn ngay trong năm mà chỉ thu được một phần. Tình hình dư nợ trung dài hạn diễn biến qua các năm như sau:

Năm 2015 dư nợ trung dài hạn là 37.069 triệu đồng. Năm 2016 con số này tăng lên 48.394 triệu đồng, tăng 11.325 triệu đồng, tương ứng tăng 30,55% so với năm 2015. Đến năm 2017 dư nợ còn 38.661 triệu đồng, so với năm 2016 giảm 9.733 triệu đồng, tương ứng giảm 20,11%. Dư nợ trung dài hạn có sự biến động tăng giảm như vậy là do ảnh hưởng bởi sự biến động của doanh số cho vay và thu nợ của đối tượng này trong thời gian qua. Tình hình cho vay đối tượng này có xu hướng tăng trong năm 2016 rồi lại giảm trong năm 2017 nên dư nợ cũng biến đổi theo như vậy.

Đại học kinh tế Huế

b. Dư nợ theo thành phần kinh tế:

Bảng 2.12: Dư nợ theo thành phần kinh tế tại VPBank Bến Ngự giai đoạn 2015- 2017 Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ Tiêu

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

So Sánh

2016/2015 2017/2016 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % TP-KT tư nhân 3.279 1,27 4.000 1,29 5.200 1,56 721 21,99 1.200 30,00 HSXKD 254.935 98,73 305.268 98,71 328.142 98,44 50.333 19,74 22.874 7,49 Tổng Cộng 258.214 100 309.268 100 333.342 100 51.054 19,77 24.074 7,78 (Nguồn: Phòng KHKD của VPBank Bến Ngự) Dư nợcủa thành phần KTTN luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng nhưng cho thấy tốc độ tăng trưởng khá cao.

Cụ thể năm 2015 dư nợ thành phần này là 3.279 triệu đồng. Năm 2016 tăng lên 4.000 triệu đồng, tăng 712 triệu đồng, tương ứng tăng 21,99% so với năm 2015. Đến năm 2017 dư nợ thành phần KTTN đạt 5200 triệu đồng. So với năm 2016 tăng 1.200 triệu đồng, tương ứng tăng 30,00%.Nguyên nhân của sự tăng như vậy là do doanh số dư nợ phụ thuộc hoàn toàn vào doanh số cho vay, tốc độ thành lập các doanh nghiệp tư nhân trong những năm gần đây tăng rất nhanh cho nên doanh số cho vay các đối tượng này cũng tăng theo. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng cần phải tăng cường quản lý các món vay này vì đầu tư vào các thành phần kinh tế thường có độ rủi ro cao do đa phần họ sản xuất tự phát, theo mùa vụ, ít có kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể và sổ sách kế toán thường kém minh bạch, không dầy đủ, nên Ngân hàng không thể đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Khách hàng của Ngân hàng VPBank Bến Ngự chủ yếu là hộ sản xuất nên tỷ trọng dư nợ của đối tượng này luôn chiếm tỷ trọng cao trên 98% trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng.

Cụ thể năm 2015 dư nợ là 254.935 triệu đồng. Đến năm 2016 tăng lên 305.268 triệu đồng, tăng 50.333 triệu đồng, tương ứng tăng 19,74% so với năm 2015. Qua năm 2017 dư nợ HSX đạt 328.142 triệu đồng. So với năm 2016 tăng 22.874 triệu đồng, tương ứng tăng 7,49%.Do nền kinh tế đang phát triển người dân cần phải nâng cao

Đại học kinh tế Huế

việc sản xuất kinh doanh để có nguồn thu nhập cao hơn. Vì thế sẽ có người thừa vốn và phần lớn là người dân thiếu vốn do đó nhu cầu vay mượn để phục vụ việc sản xuất là hết sức cần thiết, Ngân hàng sẽ là nơi giúp cho họ giải quyết những vướn mắt trên thông qua việc cho vay với lãi suất ưu đãi dựa vào đó mà người dân làm ăn ngày càng có hiệu quả nên hàng năm dư nợ cho vay của Ngân hàng cứ tăng lên.

c. Dư nợ theo ngành nghề kinh tế:

Bảng 2.13: Dư nợ theo ngành kinh tế tại VPBank Bến Ngự giai đoạn 2015- 2017 Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ Tiêu

Năm2015 Năm2016 Năm2017

So Sánh

2016/2015 2017/2016 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Ngành nông nghiệp 174.248 67,48 175.432 56,73 184.743 55,42 1.184 0,68 9.311 5,31 Ngành thủy sản 22.457 8,70 55.238 17,86 67.625 20,29 32.781 145,97 12.387 22,43 Khác 61.509 23,82 78.598 25,41 80.974 24,29 17.089 27,78 2.376 3,02 Tổng cộng 258.214 100 309.268 100 333.342 100 51.054 19,77 24.074 7,78

( Nguồn: Phòng KHKD của VPBank Bến Ngự) Ở Tỉnh Thừa Thiên Huế hơn 70% dân số của tỉnh sống bằng nghề nông nên nhu cầu vay vốn đối với ngành nông nghiệp luôn tăng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng, vì vậy đi đôi với việc doanh số cho vay tăng thì dư nợ đối với đối tượng này cũng chiếm tỷ trọng cao.

Qua bảng 2.13 cho ta thấy được dư nợ của ngành nông nghiệp có sự biến động tăng qua 3 năm như sau: Năm 2015 dư nợ ngành này là 174.248 triệu đồng. Đến năm 2016 dư nợ đạt 175.432 triệu đồng, tăng 1.184 triệu đồng, tương ứng tăng 0,68% so với năm 2015. Đến năm 2017 dư nợ nông nghiệp là 184.743 triệu đồng. So với năm 2016 tăng 9.311 triệu đồng, tương ứng tăng 5,31%%.Doanh số dư nợ có sự tăng như vậy là do doanh số cho vay đối tượng nông nghiệp qua 3 năm liên tục tăng nên kéo theo dư nợ cũng tăng lên.

Tươngtự như ngành nông nghệp dư nợ đối với ngành thủy sản qua 3 năm cũng tăng liên tục: Cụ thể năm 2015 dư nợ đạt 22.457 triệu đồng. Đến năm 2016 dư nợ tăng lên 55.238 triệu đồng, tăng 32.781 triệu đồng, tương ứng tăng 145,97% so với năm

Đại học kinh tế Huế

2015. Đến năm 2017 dư nợ là 67.625 triệu đồng. So với năm 2016 tăng 12.387 triệu đồng, tương ứng tăng 22,43%.Cho thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ của ngành thủy sản gần bằng tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay. Dư nợ có tỷ lệ thuận với doanh số cho vay.

Năm 2015 nơ nợ ngành khác đạt 61.509 triệu đồng. Năm 2016 dư nợ tăng lên 78.598 triệu đồng, tăng 17.089 triệu đồng, tương ứng tăng 27,78% so với năm 2015.

Đến năm 2017 dư nợ đạt 80,974 triệu đồng. So với năm 2016 tăng 2.376 triệu đồng, tương ứng tăng 3,02%.Do ngành nghề truyền thống được duy trì phát triển từ đó nhu cầu vốn tín dụng tăng cao kéo theo dư nợ đối với những đối tượng này cũng tăng.

=> Tóm lại, tình hình tín dụng qua 3 năm của Chi nhánh Ngân hàng VPBank Bến Ngự có sự tăng trưởng đáng khích lệ, nhờ vào sự tăng trưởng nguồn vốn hàng năm nên đã đáp ứng được nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế, ngoài ra còn có sự cố gắng nhiệt tình đối với công việc của tất cả cán bộ nhân viên Ngân hàng nên mới đạt được kết quả khả quan trên.