• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG

2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Bến Ngự

2.2.2. Phân tích tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng VPBank Bến Ngự

2.2.2.2. Doanh số thu nợ:

Năm 2015 doanh số cho vay thủy sản là 37.354 triệu đồng. Năm 2016 con số này tăng lên 100.014 triệu đồng, tăng 62.660 triệu đồng tương ứng tăng 167,74% so với năm 2015. Do có hệ thống sông ngòi dày đặt và thị trường tiêu thụ rộng lớn nên thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản, mấy năm qua diện tích nuôi trồng thủy sản của Tỉnh tăng lên đáng kể do người dân đã tận dụng được lợi thế mặt nước ao hồ để nuôi thủy sản mà chủ yếu là cá và tôm. Doanh thu từ việc bán cá và tôm đã mang lại thu nhập cao cho hộ nông dân nên thúc đẩy họ mở rộng diện tích nuôi trồng. Từ đó, nhu cầu vốn tăng cao nên Ngân hàng đã tranh thủ cơ hội này mở rộng tín dụng đối với hộ nuôi trồng thủy sản, nhờ vậy làm cho tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngành thủy sản tăng vượt bật. Đến năm 2017 doanh số cho vay thủy sản đạt 129.651 triệu đồng, tăng 29.637 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng tăng 29,63%

Kết quả trên cũng cho thấy Ngân hàng đã sử dụng nhiều biện pháp để tiếp cận với lượng khách hàng tiềm năng tạo điều kiện cho họ có đủ nguồn vốn để đầu tư vào việc nuôi trồng thủy sản của mình, đồng thời những đối tượng này trở thành những khách hàng triển vọng và có xu thế phát triển trong thời gian tới.

Doanh số cho vay đối với ngành khác cũng liên tục tăng qua các năm cụ thể sau:

Năm 2015 doanh số cho vay đạt 104.652 triệu đồng. Năm 2016 doanh số này là 118.026 triệu đồng, tăng 13.374 triệu đồng, tương ứng tăng 12,78% so với năm 2015.

Đến năm 2017 doanh số cho vay đạt 197.127 triệu đồng, tăng 79.101 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng tăng 67,02%. Doanh số cho vay đối với ngành khác tăng liên tục là do trong những năm qua với chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn Tỉnh đang chú trọng duy trì và phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống như làng nghề đóng ghe xuồng, đan lờ, lợp, đan vỏ (đan bội). Nên cần có vốn để trang bị các dụng cụ cần thiết để phục vụ cho việc sản xuất như: máy cưa, máy cắt, máy chuốt nan, máy chẽ nan, máy bào…Người dân đã chủ động tìm nguồn tài trợ cho mình là Ngân hàng VPBank Bến Ngự là đối tác mà họ hướng đến. Vì vậy, Ngân hàng đã tranh thủ cơ hội này để tăng trưởng tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ sản xuất nói trên.

Doanh số cho vay nó phản ánh số lượng và quy mô tín dụng của Ngân hàng chứ chưa phản ánh được được hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng, vì hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng được thể hiện ở việc khách hàng có thể trả được nợ vay khi đến hạn. Nếu khách hàng trả nợ vay đúng hạn thì chứng tỏ Ngân hàng đã sử dụng vốn vay của mình một cách có hiệu quả. Do đó, việc thu nợ được xem là công tác quan trọng trong hoạt động tín dụng góp phần tái đầu tư tín dụng và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển trong lưu thông. Nói cách khác, doanh số cho vay là điều kiện cần, doanh số thu nợ là điều kiện đủ để hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có hiệu quả và phát triển tốt.

a. Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng:

Doanh số thu nợ là vấn đề quan trọng được Ngân hàng VPBank Bến Ngự quan tâm, nó đánh giá được khả năng và tình hình tài chính của khách hàng. Hiệu quả hoạt động tín dụng là nguồn tài chính đầu tư tín dụng để đảm bảo nguồn vốn hiện có và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn trong lưu thông. Tuy nhiên việc thu hồi nợ còn gặp nhiều khó khăn nên doanh số thu nợ qua các năm có sự thay đổi như sau:

Bảng 2.8: Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụngtại VPBank Bến Ngự giai đoạn 2015- 2017

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ Tiêu

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

So Sánh

2016/2015 2017/2016 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Ngắn Hạn 488.626 93,18 417.404 88,47 563.421 93,80 -71.222 -14,58 146.017 34,98

Trung

-Dài Hạn 35.748 6,82 54.405 11,53 37.240 6,20 18.657 52,19 -17.165 -31,55 Tổng

Cộng 524.374 100 471.809 100 600.661 100 -52.565 -10,02 128.852 27,31

(Nguồn: Phòng KHKD của VPBank Bến Ngự)

Đại học kinh tế Huế

Qua bảng 2.8 cho thấy doanh số thu nợ của Ngân hàng có sự tăng giảm qua các năm cụ thể như sau:

Năm 2015 tổng doanh số thu nợ đạt 524.374 triệu đồng. Đến năm 2016 doanh số này là 471.809 triệu đồng, giảm 52.565 triệu đồng tương ứng giảm 10,02% so với năm 2015. Doanh số thu nợ giảm như vậy là do doanh số cho vay năm 2015 thấp hơn so với doanh số thu nợ trong năm 2015. Mặt khác, cho vay ngắn hạn chủ yếu là đối tượng nông dân sản xuất nông nghiệp. Do tình hình giá cả hàng vật tư nông nghiệp tăng cao, dịch bệnh sâu rầy thường xuyên xảy ra làm thiệt hại cho nông dân ảnh hưởng tới năng suất sản xuất, ngoài ra giá cả nông sản không ổn định, thị trường tiêu thụ bấp bênh gây khó khăn cho người sản xuất. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Cụ thể doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2015 đạt 488.626 triệu đồng. Năm 2016 giảm còn 417.404 triệu đồng, giảm 71.222 triệu đồng, tương ứng giảm 14,58% so với năm 2015. Năm 2015 doanh số thu nợ trung dài hạn đạt 35.748 triệu đồng. Đến năm 2016 doanh số thu nợ tăng lên 54.405 triệu đồng, tăng 18.657 triệu đồng tương ứng tăng 52,19% so với năm 2015. Cũng nhờ sự nổ lực của cán bộ tín dụng trong việc tìm kiếm lựa chọn và đầu tư tín dụng đúng đối tượng nên mới đạt được kết quả khả quan trên.

Đến năm 2017 tổng doanh số thu nợ đạt 600.661 triệu đồng, so với năm 2016 tăng 128.852 triệu đồng tương ứng tăng 27,31%. Doanh số tăng chủ yếu là nhờ doanh số thu nợ ngắn hạn tăng chiếm trên 90% doanh số thu nợ trong năm. Cho thấy tình hình thu nợ của Ngân hàng đã được chú trọng quan tâm, ngoài ra còn do sự nổ lực và phối hợp hết mình của cán bộ tín dụng Ngân hàng cùng với chính quyền địa phương trong việc đôn đốc nhắc nhở khách hàng trong việc vay vốn và trả nợ đúng hạn. Nên trong năm 2017 doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 563.421 triệu đồng, tăng 146.017 triệu đồng tương ứng tăng 34,98% so với năm 2016.

Đạt được như vậy là do nền kinh tế phát triển các năm qua kim ngạch xuất khẩu và sản lượng tiêu thụ các mặt hàng nông sản có thế mạnh của tỉnh như gạo, chăn nuôi tăng. Nên thu nhập của người dân tương đối ổn định làm cho tình hình thu nợ khả quan hơn. Nhìn chung tình hình thu nợ tại Ngân hàng diễn ra tương đối tốt cho thấy doanh số thu nợ ngắn hạn qua 3 năm luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu

Đại học kinh tế Huế

nợ của Ngân hàng. Đây là khoản mục chủ yếu tạo nên sự gia tăng của doanh số thu nợ của Ngân hàng trong năm 2017 và có thể trong những năm tiếp theo.

b. Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế:

Mục đích hoạt động của các Ngân hàng nói chung cũng như Ngân hàng VPBank Bến Ngự nói riêng chủ yếu là lợi nhuận vì lợi nhuận phản ánh hiệu quả hoạt động các Ngân hàng là cơ sở để các Ngân hàng tồn tại và phát triển. Bên cạnh việc cho vay thì việc thu hồi nợ cũng là một nhiệm vụ không kém phần quan trọng. Sau khi giải ngân thì nhiệm vụ của cán bộ tín dụng là phải kiểm tra thường xuyên xem khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không. Có như vậy mới đảm bảo được khả năng trả nợ của khách hàng khi đến hạn. Công tác thu hồi nợ là một nhiệm vụ quan trọng góp phần bảo toàn vốn cho Ngân hàng.

Bảng 2.9: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế tại VPBank Bến Ngự giai đoạn 2015- 2017

đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ Tiêu

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

So Sánh

2016/2015 2017/2016 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % TP-KT tư nhân 2.599 0,50 5.038 1,07 5.650 0,94 2.439 93,84 612 12,15 HSXKD 521.775 99,50 466.771 98,93 595.011 99,06 -55.004 -10,54 128.240 27,47 Tổng Cộng 524.374 100 471.809 100 600.661 100 -52.565 -10,02 128.852 27,31 (Nguồn: Phòng KHKD của VPBank Bến Ngự) Qua bảng 2.9 cho thấy tình hình thu nợ của thành phần kinh tế tư nhân qua 3 năm đều tăng liên tục cụ thể như sau:

Năm 2015 doanh số thu nợ của thành phần KTTN là 2.599 triệu đồng. Đến năm 2016 doanh số này đạt 5.038 triệu đồng, tăng 2.439 triệu đồng, tương ứng tăng 93,84%

so với năm 2015. Đến năm 2017 doanh số thu nợ thành phần KTTN này đạt 5.650 triệu đồng. So với năm 2016tăng 612 triệu đồng, tương ứng tăng 12,15%.

Doanh số thu nợ của thành phần KTTN tăng như vậy là do doanh số cho vay của thành phần này qua các năm liên tục tăng và nhờ có vốn vay để đổi mới trang thiết bị,

Đại học kinh tế Huế

cải tiến kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm cạnh tranh với thị trường, nên việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong thời gian qua có hiệu quả nên họ đã trả nợ cho Ngân hàng.

Qua 3 năm doanh số thu nợ của HSX có sự biến động tăng giảm như sau:

Năm 2015 doanh số thu nợ là 521.775 triệu đồng. Qua năm 2016 con số này giảm còn 466.771 triệu đồng giảm 55.004 triệu đồng tương úng giảm 10,54% so với năm 2015. Đến năm 2017 doanh số thu nợ HSX đạt 595.011 triệu đồng, tăng 128.240 triệu đồng so với năm 2016 tương ứng tăng 27,47%.Do ảnh hưởng của giá cả thị trường biến động bất thường nên làm cho giá nguyên liệu đầu vào tăng vọt kéo theo đó là giá cả các mặt hàng tiêu dùng, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng cũng tăng theo làm cho việc sản xuất của người dân gặp nhiều khó khăn nên ảnh hưởng đến việc trả nợ Ngân hàng.

Doanh số thu nợ trong năm 2017 tăng lên như vậy là do trong năm sản xuất nông nghiệp, thủy sản, xây dựng có sự tiến triển tốt. Các mặt hàng của các ngành tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống có một thuận lợi về giá cả đầu ra, đặt biệt người dân đã trúng mùa được giá. Nên việc trả nợ Ngân hàng đối với họ không còn là vấn đề phải băng khoăn lo lắng nữa.

c. Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế:

Bảng 2.10: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế tại VPBank Bến Ngự giai đoạn 2015- 2017

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ Tiêu

Năm2015 Năm2016 Năm2017 So Sánh

2016/2015 2017/2016 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Ngành nông nghiệp 327.863 62,52 282.479 59,87 239.554 39,88 -45.384 -13,84 -42.925 -15,20 Ngành thủy sản 51.077 9,74 72.364 15,34 134.029 22,31 21.287 41,68 61.665 85,22 Khác 145.434 27,73 116.966 24,79 227.078 37,80 -28.468 -19,57 110.112 94,14 Tổng cộng 524.374 100 471.809 100 600.661 100 -52.565 -10,02 128.852 27,31 (Nguồn: Phòng KHKD của VPBank Bến Ngự) Qua bảng 2.10 trên cho thấy doanh số thu nợ theo ngành kinh tế có sự thay đổi khác biệt sau:

Đại học kinh tế Huế

Doanhsố thu nợ của ngành nông nghiệp qua 3 năm liên tục giảm cụ thể như sau:

Năm 2015 doanh số thu nợ đạt 327.863 triệu đồng. Năm 2016 son số này giảm còn 282.479 triệu, giảm 45.384 triệu đồng đồng tương ứng giảm 13,84% so với năm 2015.

Đến năm 2017 doanh số thu nợ này tiếp tục giảm còn 239.554 triệu đồng. So với năm 2016 giảm 42.925 triệu đồng tương ứng giảm 15,20%.Qua đó, cho thấy được tình hình sản xuất nông nghiệp của người dân đã gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai dịch bệnh làm cho năng suất bị giảm nhiều, mặt khác do giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao như phân bón, thuốc trừ sâu, tiền thuê nhân công tăng vọt, trừ đi các khoản chi phí đầu vào thì lợi nhuận mà người dân thu được còn lại không bao nhiêu nên viêc trả nợ Ngân hàng đối với họ là một điều vô cùng khó khăn, chỉ có những hộ khá hơn mới trả được nợ cho Ngân hàng.

Ngược lại với ngành nông nghiệp ngành thủy sản có những chuyển biến tốt nên doanh số thu nợ qua các năm có sự tăng trưởng vượt bật. Doanh số thu nợ tăng là do doanh số cho vay đối ngành này tăng liên tục qua các năm cụ thể là:

Năm 2015 doanh số thu nợ là 51.077 triệu đồng. Đến năm 2016 doanh số tăng lên 72.364 triệu đồng, tăng 21.287 triệu đồng, tương ứng tăng 41,68% so với năm 2015. Qua năm 2017 con số này lại tăng lên 134.029 triệu đồng. So với năm 2016 tăng 61.665 triệu đồng, tương ứng tăng 85,22%.Nhìn chung tình hình nuôi trồng thủy sản của Tỉnh mấy năm qua có nhiều chuyển biến tích cực. Được thế thuận lợi là có hệ thống sông ngòi, đầm phá dày đặt và thị trường tiêu thụ rộng lớn nên thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản, chính quyền địa phương cũng có nhiều chính sách hỗ trợ và khuyến khích người dân sử dụng lợi thế tự nhiên nên mấy năm qua diện tích nuôi trồng thủy sản của Tỉnh tăng lên đáng kể do người dân đã tận dụng được lợi thế mặt nước ao hồ để nuôi thủy sản mà chủ yếu là cá và tôm. Thị trường tiêu thụ hiện nay cũng rất ưa chuộng mặt hàng nông sản này nên giá cả cũng tương đối ổn định. Khi thu hoạch lợi nhuận mang lại từ việc bán cá và tôm cao nên họ có khả năng trả nợ cho Ngân hàng.

Qua bảng 2.10 cho thấy doanh số thu nợ của các ngành nghề khác qua các năm có sự biến động tăng giảm cụ thể sau:

Đại học kinh tế Huế

Năm 2015 doanh số thu nợ đối tượng này là 145.484 triệu đồng. Đến năm 2016 con số này giảm còn 116.966 triệu đồng, giảm 28.468 triệu đồng, tương ứng giảm 19,57% so với năm 2015. Qua năm 2017 doanh số thu nợ ngành khác đạt 227.078 triệu đồng. so với năm 2016 tăng 110.112 triệu đồng, tương ứng tăng 94,14%.Cho thấy sự biến động doanh số thu nợ đối tượng này theo chiều hướng tốt. Do môi trường khí hậu thuận lợi, mùa nước lũ kéo về và kết thúc trễ nên việc tiêu thụ các sản phẩm của làng nghề đan lờ lợp khá cao, kéo theo là các sản phẩm của làng nghề đóng ghe xuồng cũng tăng lên từ đó tình hình thu nợ của Ngân hàng trở nên khả quan hơn.