• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG

2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Bến Ngự

2.2.3. Phân tích tình hình rủi ro nợ quá hạn của Ngân hàng:

2015. Đến năm 2017 dư nợ là 67.625 triệu đồng. So với năm 2016 tăng 12.387 triệu đồng, tương ứng tăng 22,43%.Cho thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ của ngành thủy sản gần bằng tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay. Dư nợ có tỷ lệ thuận với doanh số cho vay.

Năm 2015 nơ nợ ngành khác đạt 61.509 triệu đồng. Năm 2016 dư nợ tăng lên 78.598 triệu đồng, tăng 17.089 triệu đồng, tương ứng tăng 27,78% so với năm 2015.

Đến năm 2017 dư nợ đạt 80,974 triệu đồng. So với năm 2016 tăng 2.376 triệu đồng, tương ứng tăng 3,02%.Do ngành nghề truyền thống được duy trì phát triển từ đó nhu cầu vốn tín dụng tăng cao kéo theo dư nợ đối với những đối tượng này cũng tăng.

=> Tóm lại, tình hình tín dụng qua 3 năm của Chi nhánh Ngân hàng VPBank Bến Ngự có sự tăng trưởng đáng khích lệ, nhờ vào sự tăng trưởng nguồn vốn hàng năm nên đã đáp ứng được nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế, ngoài ra còn có sự cố gắng nhiệt tình đối với công việc của tất cả cán bộ nhân viên Ngân hàng nên mới đạt được kết quả khả quan trên.

2.2.3.1. Tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng trong giai đoạn 2015-2017

Bảng 2.14: Tổng hợp nợ quá hạn tại VPBank Bến Ngự giai đoạn 2015- 2017 Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ Tiêu Năm2015 Năm2016 Năm2017 So Sánh

2016/2015 2017/2016 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Nhóm 1 1.597 34,20 1.253 25,98 8.934 81,61 -344 -21,53 7.681 613,02 Nhóm 2 2.588 55,42 150 3,12 1.729 15,79 -2.438 -94,19 1.578 1.049,34 Nhóm 3,4,5 484 10,37 3.419 70,90 284 2,60 2.934 605,77 -3.135 -91,69 Tổng Cộng 4.669 100 4.822 100 10.947 100 153 3,27 6.125 127,02

(Nguồn: Trích Báo Cáo phân tích nguyên nhân Nợ Xấu Phòng KHKD của VPBank Bến Ngự)

Do ảnh hưởng kinh tế toàn cầu nên nền kinh tế của tỉnh năm 2017 gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến việc sản suất kinh doanh của người dân làm cho họ khó khăn về tài chính ảnh hưởng đến việc trả nợ vay Ngân hàng khi đến hạn. Nên nợ quá hạn của Ngân hàng cứ tăng lên liên tục trong 3 năm qua cụ thể như sau:

Năm 2015 tổng nợ quá hạn là 4.669 triệu đồng. Năm 2016 con số này là 4.822 triệu đồng, tăng 153 triệu đồng, tương ứng tăng 3,27% so với năm 2015. Đến năm 2017 tổng nợ quá hạn đạt 10.947 triệu đồng. So với năm 2016 tăng 6.125 triệu đồng, tương ứng tăng 127,02%.Mặt khác, tình hình nợ quá hạn tăng lên mạnh như vậy là do nợ quá hạn đối với ngành nuôi thủy sản tăng chiếm trên 65% tổng nợ quá hạn của Ngân hàng.

Nợ quá hạn nhóm 1: đây là loại nợ dưới tiêu chuẩn luôn chiếm tỷ trọng cao tổng nợ quá hạn của Ngân hàng, loại này tăng làm cho tổng nợ quá hạn của Ngân hàng tăng lên, tuy quá hạn nhưng vẫn còn khả năng thu hồi lại.

Năm 2015 nợ quá hạn là 1.597 triệu đồng. Sang năm 2016 nợ quá hạn còn 1.253 triệu đồng, giảm 344 triệu đồng, tương ứng giảm 21,53% so với năm 2015. Đây là một điều đáng mừng. Đến năm 2017 do công tác thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn nên nợ quá hạn tăng cao chiếm trên 80% trong tổng nợ quá hạn tương ứng số tiền là 8.934 triệu đồng. So với năm 2016 tăng 7.681 triệu đồng, tương úng tăng 613,02%.

Đại học kinh tế Huế

Nợ quá hạn nhóm 2: đây là loại nợ nghi ngờ, tình hình nợ quá hạn loại này có sự tăng giảm qua các năm như sau: Năm 2015 nợ quá hạn là 2.588 triệu đồng. Đến năm 2016 con số này còn 150 triệu đồng, giảm 2.438 triệu đồng, tương ứng giảm 94,19%

so với năm 2015. Đến năm 2017 nợ quá hạn loại này tăng lên đột biến 1.729 triệu đồng. So với năm 2016 tăng 1.578 triệu đồng, tương ứng tăng tăng 1.049,34%.Cho thấy loại nợ quá hạn này có xu hướng giảm trong năm 2016 nhưng tới năm 2017 lại tăng lên cao, do nhóm nợ trên chuyển sang đây là biểu hiện không tốt cho Ngân hàng.

Nợ quá hạn nhóm 3,4,5: đây là loại nợ có khả năng mất vốn tuy năm 2015 và năm 2016 chiếm tỷ trọng cao nhưng đến năm 2017 giảm chỉ còn 2,60% trong tổng nợ quá hạn của Ngân hàng.

Năm 2015 nợ quá hạn trên 360 ngày là 484 triệu đồng. Đến năm 2016 nợ quá hạn này tăng lên 3.419 triệu đồng, tăng 2.934 triệu đồng, tưng ứng tăng 605,77% so với năm 2015. Đến năm 2017 nợ quá hạn này còn 284 triệu đồng. So với năm 2016 giảm 3.135 triệu đồng, tương ứng giảm 91,69%. Do công tác thu hồi nợ được thực hiện tốt nên tình hình nợ xấu diễn biến khả quan hơn.

2.2.3.2. Rủi ro nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng:

Trong hoạt động tín dụng cho vay rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Dù một Ngân hàng có hoạt động tốt đến đâu, hiệu quả cách mấy thì rủi ro vẫn có thể xảy ra biểu hiện là nợ quá hạn không ngừng tăng. Tuy nhiên mức độ rủi ro của các khoản nợ còn tùy thuộc vào tình hình thị trường, khả năng của người vay và sự đánh giá của nhân viên quản lý nợ.

Đại học kinh tế Huế

Bảng 2.15: Tổng hợp nợ quá hạn theo thời hạn tại VPBank Bến Ngự giai đoạn 2015- 2017

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ Tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So Sánh

2016/2015 2017/2016 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Ngắn Hạn 2.425 51,93 4.126 85,55 7.967 72,77 1.701 70,13 3.841 93,10 Trung - Dài Hạn 2.244 48,07 697 14,45 2.981 27,23 -1.548 -68,96 2.284 327,88 Tổng Cộng 4.669 100 4.822 100 10.947 100 153 3,27 6.125 127,02 (Nguồn: Trích Báo Cáo phân tích nguyên nhân Nợ Xấu Phòng KHKD của VPBank Bến Ngự)

Qua bảng 2.15 cho thấy nợ quá hạn ngắn hạn liên tục tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ quá hạn, cụ thể như sau:

Năm 2015 nợ quá hạn ngắn hạn là 2.425 triệu đồng. Năm 2016 nợ quá hạn tăng lên 4.126 triệu đồng, tăng 1.701 triệu đồng, tương ứng tăng 70,13% so với năm 2015.

Đến năm 2017 nợ quá hạn ngắn hạn là 7.967 triệu đồng, tăng 3.841 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng tăng 93,10%.Nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng này là do thị trường không ổn định, ngành thương mại và dịch vụ có nhiều biến động, nhất là biến động về giá cả làm cho các đơn vị gặp nhiều khó khăn, hoạt động kinh doanh bị thua lỗ.Do dư nợ ngắn hạn tăng, lượng khách hàng lớn nên công tác thu hồi nợ có phần chậm trễ làm nợ quá hạn tăng.Mặt khác, do cán bộ tín dụng chưa kiểm tra việc sử dụng vốn sau khi cho vay nên khách hàng sử dụng số tiền đó vào mục đích khác, cố ý kéo dài thời gian trả nợ cho Ngân hàng.

Qua bảng 2.15 cho thấy nợ quá hạn của trung dài hạn qua 3 năm có sự biến động giảm trong năm 2016 nhưng lại tăng trong năm 2017:

Cụ thể năm 2015 nợ quá hạn trung dài hạn là 2.244 triệu đồng. Năm 2016 nợ quá hạn còn 697 triệu đồng, giảm 1.548 triệu đồng, tương ứng giảm 68,96% so với năm 2015. Đến năm 2017 nợ quá hạn trung dài hạn là 2.981 triệu đồng. So với năm 2016 tăng 2.284 triệu đồng, tương ứng tăng 327,88%.Nguyên nhân của sự tăng giảm như vậy là do năm 2016 là năm Ngân hàng phấn đấu để hạ chỉ tiêu nợ quá hạn. Nhờ phối

Đại học kinh tế Huế

hợp tốt với chính quyền địa phương, đoàn thể các cấp trong công tác tín dụng và thu hồi nợ góp phần làm giảm nợ quá hạn. Đến năm 2017 nợ quá hạn đối tượng này tăng trở lại như vậy là do nguồn vốn đầu tư vào chăn nuôi. Do người dân chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc chưa tốt nên dự đoán thời gian tăng trưởng cũng như chu kỳ sinh sản không chính xác nên thu nhập mang lại không kịp thời hạn hoàn trả nợ là điều không thể tránh khỏi.

Ngoài ra, đối với những nông dân sản xuất nông nghiệp khi đầu tư vào những tài sản cố định như: máy cắt, máy tuốt lúa, máy cày, máy xới, mà nguồn trả nợ chủ yếu của họ là việc trích lợi nhuận của các mùa vụ trong năm. Trong khi kết quả đạt được cũng như giá cả thị thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên ngoài. Vì vậy, nợ quá hạn phát sinh từ việc đầu tư váo đối tượng này là điều tất nhiên có thể xảy ra.

2.2.3.3. Rủi ro nợ quá hạn theo thành phần kinh tế:

Bảng 2.16: Tổng hợp nợ quá hạn theo thành phần kinh tế tại VPBank Bến Ngự giai đoạn 2015- 2017

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ Tiêu

Năm2015 Năm2016 Năm2017 So Sánh

2016/2015 2017/2016 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % TP-KT tư nhân 2.277 48,77 0 0,00 0 0,00 -2.277 -100,00 0 0,00 HSXKD 2.392 51,23 4.822 100,00 10.947 100,00 2.430 101,57 6.125 127,02 Tổng Cộng 4.669 100 4.822 100 10.947 100 153 3,27 6.125 127,02 (Nguồn: Trích Báo Cáo phân tích nguyên nhân Nợ Xấu Phòng KHKD của VPBank Bến Ngự)

Qua bảng 2.16 cho thấy tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế chủ yếu ở HSX đối tượng thành phần KTTN giảm dần và không còn ở năm 2016 và 2017 cụ thể như sau:

Năm 2015 nợ quá hạn thành phần KTTN là 2.277 triệu đồng. Đến năm 2016 con số này giảm còn 0 triệu đồng, tương ứng giảm 100% so với năm 2015 và được duy trì cho đến năm 2017.

Đại học kinh tế Huế

Đối với HSX: năm 2015 nợ quá hạn là 2.392 triệu đồng. Đến năm 2016 nợ quá hạn tăng lên 4.822 triệu đồng, tăng 2.430 triệu đồng, tương ứng tăng 101,57% so với năm 2015. Đến năm 2017 nợ quá hạn của HSX là 10.947 triệu đồng chiếm tỷ trọng 100% trong tổng nợ quá hạn. So với năm 2016 tăng 6.125 triệu đồng, tương ứng tăng 127,02%.Nguyên nhân của sự tăng như vậy là do các hộ sản xuất bị ảnh hưởng bởi những tác động của thiên nhiên, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, mưa bão hạn hán nhiều trong năm gây thiệt hại cho mùa màng, việc phơi sấy khó khăn làm cho chất lượng sản phẩm bị giảm. Từ đó các thương lái lợi dụng thời cơ đó để ép giá làm cho người sản xuất đã lỗ lại càng lỗ nhiều hơn. Trong năm 2017 giá cả của lúa nguyên liệu không ổn định có lúc tăng liên tục như bão giá làm cho người dân cứ tưởng rằng nó sẽ tăng hoài và họ đã vay tiền để mua lúa dự trữ để kiếm lời, mặt khác một số nông dân thì không bán chờ đợi vì thế khi giá cả được chính phủ ổn định trở lại thì họ bị lỗ và gây chậm trễ trong việc trả nợ cho ngân hàng.

2.2.3.4. Rủi ro nợ quá hạn theo ngành nghề kinh tế:

Bảng 2.17: Tổng hợp nợ quá hạn theo ngành kinh tế tại VPBank Bến Ngự giai đoạn 2015- 2017

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ Tiêu

Năm So Sánh

2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá

trị %

Ngành nông nghiệp

1.027 21,99 2.119 43,94 2.847 26,01 1.092 106,40 728 34,36

Ngành thủy

sản 389 8,33 1.176 24,38 7.530 68,79 787 202,21 6.354 540,52 Khác 3.254 69,68 1.528 31,68 570 5,21 -1.726 -53,05 -958 -62,70 Tổng cộng 4.669 100 4.822 100 10.947 100 153 3,27 6.125 127,01

(Nguồn: Trích Báo Cáo phân tích nguyên nhân Nợ XấuPhòng KHKD của VPBank Bến Ngự)

Đại học kinh tế Huế

Nợ quá hạn đối với ngành nông nghiệp: năm 2015 nợ quá hạn nông nghiệp là 1.027 triệu đồng. Năm 2016 nợ quá hạn là 2.119 triệu đồng, tăng 1.029 triệu đồng, tương ứng tăng 106,40% so với năm 2015.Đến năm 2017 nợ quá hạn nông nghiệp tăng 2.847 triệu đồng. Tăng 728 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng tăng 34,36%.Nguyên nhân của sự tăng nợ quá hạn đối với nông nghiệp là do giá cả nguyên, nhiên vật liệu, chi phí đầu vào tăng cao, hàng hoá không tiêu thụ được, gây rất nhiều khó khăn cho hộ sản xuất kinh doanh và nông dân. Các hộ chăn nuôi thì gặp tình trạng giá cả thức ăn tăng cao, thêm vào đó là nạn dịch cúm gia cầm, lở mòm lông móng ở lợn bùng phát khiến cho các hộ chăn nuôi bị tổn thất từ đó không có khả năng trả nợ đúng thời gian giao kết với Ngân hàng.

Bên cạnh việc tăng trưởng mạnh tín dụng đối với ngành thủy sản thì nợ quá hạn cũng tăng theo tương ứng.Qua bảng 2.17 cho thấy nợ quá hạn đối với ngành thủy sản tăng cao liên tục qua các năm:

Cụ thể năm 2015 nợ quá hạn thủy sản là 389 triệu đồng. Năm 2016 nợ quá hạn tăng lên 1.176 triệu đồng, tăng 787 triệu đồng, tương ứng tăng 202,21% so với năm 2015. Đến năm 2017 nợ quá hạn thủy sản tăng lên 7.530 triệu đồng. So với năm 2016 tăng 6.354 triệu đồng, tương ứng tăng 540,52%.Nguyên nhân việc nợ quá hạn đối với ngành thủy sản tăng cao như vậy là do năm 2016 sự cố môi trường biển miền Trung do nước thải công nghiệp của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra cá chết hàng loạt gây hoang mang cho người dân, làm tình hình tiêu thụ cá và tôm trong thời gian qua không ổn định, thu hoạch cá tiêu thụ chậm, phần lớn xuất khẩu không được, giá cả không ổn định nên doanh nghiệp không dám ký hợp đồng thuê bao sản phẩm với người sản xuất làm cho họ gặp nhiều khó khăn, trong khi đó hàng ngày phải lo đánh bắt để kiếm sống, vì vậy chi phí cứ bỏ ra cho việc đánh bắt cao mà thu nhập chẳng bao nhiêu nên nợ quá hạn đối với Ngân hàng ngày càng tăng.

Ngược lại với thủy sản nợ quá hạn đối với các ngành nghề khác ngày một suy giảm: Năm 2015 nợ quá hạn là 3.254 triệu đồng. Sang năm 2016 nợ quá hạn giảm còn 1.528 triệu đồng, giảm 1.726 triệu đồng, tương ứng giảm 53,05% so với năm 2015.Đến năm 2017 nợ quá hạn đối tượng này còn 570 triệu đồng, giảm 958 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng giảm 62,70%.Do tình hình sản xuất và tiêu thụ sản

Đại học kinh tế Huế

phẩm của các ngành nghề khác ổn định nên họ trả nợ đúng hạn góp phần làm giảm tình hình nợ quá hạn ở Ngân hàng.

2.3. Đánh giá về kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng