• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG

2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Bến Ngự

2.2.2. Phân tích tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng VPBank Bến Ngự

2.2.2.1. Doanh số cho vay:

Thời gian qua, sản phẩm tiền gửi của VPBank Bến Ngự đã thu hút được một lượng lớn khách hàng cá nhân. Tuy nhiên, tỷ trọng huy động vốn của tổ chức kinh tế từ cuối năm 2017 bị sụt giảm đáng kể. Nguyên nhân do VPBank Bến Ngự có một khối lượng lớn khách hàng thuộc khối bán buôn, thời gian qua các ngân hàng khác đã cạnh tranh trực tiếp bằng cách áp dụng nhiều ưu đãi dành riêng cho khách hàng này. Nhìn chung xét về tỷ trọng huy động vốn qua các năm có thể thấy được đối tượng khách hàng tại VPBank Bến Ngự đa phần là cá nhân, năm 2015 tỷ trọng huy động vốn dân cư đạt 90.000 triệu đồng. Năm 2016 tiền gửi này tăng lên 114.154 triệu đồng tăng 24.154 triệu đồng tương ứng tăng 26,84% so với năm 2015.Đến năm 2017 tiền gửi của dân cư đạt 166.193 triệu đồng tăng 52.039 triệu đồng so với năm 2016 tương ứng tăng 45,59%.

Số liệu thống kê cho thấy thị trường huy động vốn từ dân cư của chi nhánh đang ngày càng tăng lên mặc dù sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng TMCP trên địa bàn là rất lớn. Điều đó cho thấy niềm tin của người dân địa phương khi gửi tiền tại VPBank Bến Ngự vẫn rất bền vững.

hay chưa thường được xác định theo tháng, quý, năm. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín dụng.

Cho vay là nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng thương mại nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Dựa vào nguồn vốn lớn hay nhỏ của Ngân hàng mà ta có thể dự đoán được doanh số cho vay cao hay thấp. Do bản chất của hoạt động tín dụng Ngân hàng là đi vay để cho vay, vì thế với nguồn vốn huy động được trong năm Ngân hàng cần có những biện pháp hữu hiệu để sử dụng nguồn vốn đó một cách có hiệu quả nhằm mang lại lợi nhuận hạn chế tình trạng ứ đọng vốn khi đó sẽ không mang lại hiệu quả cho Ngân hàng. Doanh số cho vay có thể được phân theo nhiều tiêu chí, trong khoá luận này có thể phân chia theo thời hạn, theo thành phần kinh tế và theo ngành kinh tế.

a. Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng:

Hoạt động cấp tín dụng tại Ngân hàng VPBank Bến Ngự điều tăng trưởng qua các năm. Nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng được đầu tư hầu hết vào các thành phần kinh tế nhằm hỗ trợ cho các đơn vị bổ sung vốn để phát triển sản xuất, được thể hiện cụ thể như sau:

Bảng 2.5: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng tại VPBank Bến Ngự giai đoạn 2015- 2017

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ Tiêu

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2016

So Sánh

2016/2015 2017/2016 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Ngắn Hạn 322.165 93,26 428.064 90,52 597.239 95,62 105.899 32,87 169.175 39,52 Trung

Dài Hạn 23.295 6,74 44.807 9,48 27.388 4,38 21.512 92,35 -17.419 -38,88 Tổng

Cộng 345.460 100 472.871 100 624.627 100 127.411 36,88 151.756 32,09

(Nguồn: Phòng KHKD của VPBank Bến Ngự)

Đại học kinh tế Huế

Trong hoạt động tín dụng thì tín dụng ngắn hạn chiếm khá lớn (trên 90%) trên tổng doanh số cho vay. Bởi vì nguồn vốn cho vay của Ngân hàng chủ yếu là huy động ngắn hạn, hơn nữa nền kinh tế địa phương phát triển đa ngành đa nghề nhưng phần lớn là các ngành nghề có chu kỳ vốn ngắn nên việc cho vay của Ngân hàng thường tập trung cho vay ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu động cho các đơn vị vay vốn để sản xuất kinh doanh.

Cụ thể năm 2015 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 322.165 triệu đồng, Sang năm 2016 là 428.064 triệu đồng, tăng 105.899 triệu đồng, tương ứng tăng 32,87% so với năm 2015. Đến năm 2017 doanh số cho vay tiếp tục tăng, doanh số cho vay đạt 597.239 triệu đồng, tăng 169.175 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng tăng với tỷ lệ là 39,52%.

Qua đó ta thấy tỷ trọng cho vay ngắn hạn có sự tăng giảm qua các năm. Năm 2015 tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm 93,26% đến năm 2016 con số này giảm còn 90,52% nhưng sang năm 2017 nó lại tăng lên 95,62% cho thấy hình thức cho vay ngắn hạn bao giờ cũng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân do Ngân hàng đã sớm nắm bắt được nhu cầu vay vốn trên địa bàn và những năm qua sản xuất nông nghiệp gặp nhiêu thuận lợi, sản lượng suất khẩu và tiêu thụ tăng lên, từ đó đã kích thích hộ nông dân và các cơ sở chế biến nông sản đầu tư vốn phát triển sản xuất để tăng thu nhập làm tăng sức mua của xã hội và kích thích các thành phần kinh tế phát triển. Mặt khác do đặc điểm tình hình địa phương thường là thời vụ và chu kỳ sản xuất dưới một năm và vòng vay vốn ngắn hạn nên tạo điều kiện cho Ngân hàng có thể dễ kiểm soát vốn vay.

Mục đích của tín dụng trung dài hạn là nhằm giúp đỡ khách hàng mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất.

Tình hình cho vay trung dài hạn của Ngân hàng có sự tăng giảm qua các năm cụ thể như sau:

Năm 2015 doanh số cho vay trung dài hạn là 23.295 triệu đồng. Năm 2016 tăng lên 44.807 triệu đồng, tăng 21.512 triệu đồng, tương ứng tăng 92,35% so với năm 2015. Đến năm 2017 doanh số cho vay là 27.388 triệu đồng, giảm 17.419 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng giảm 38,88%.Nguyên nhân của sự tăng giảm này là do đặc

Đại học kinh tế Huế

điểm của địa phương là sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi là chủ yếu nên họ chỉ vay vốn để đáp ứng nhu cầu vốn theo thời vụ thường là dưới một năm, khoản vay này thường có lãi suất thấp hơn trung và dài hạn nên ít tốn chi phí và mang lại hiệu quả hơn trong sản xuất kinh doanh. Vay trung hạn và dài hạn có lãi suất cao và thời gian thu hồi vốn lâu, độ rủi ro cao nên Ngân hàng rất thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay. Nếu doanh số cho vay trung và dài hạn quá cao sẽ dẫn đến trung dài hạn trong năm và các năm sau sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ và rủi ro sẽ cao. Vì vậy, ngân hàng đã tập trung cho vay ngắn hạn hạn chế dần cho vay trung và dài hạn để đảm bảo dư nợ trung dài hạn trong tổng dư nợ như kế hoạch đã đề ra. Từ đó cho vay ngắn hạn tăng lên cho vay trung dài hạn có xu hướng giảm xuống.

Nhìn chung tổng doanh số cho vay của Ngân hàng đều tăng qua các năm đã cho thấy sự cố gắng rất lớn của các cán bộ tín dụng Ngân hàng trong việc đẩy mạnh công tác cho vay, cải thiện bớt thủ tục xin vay vốn cũng như tác phong phục vụ khách hàng nên doanh số cho vay của Ngân hàng tăng lên liên tục. Để giữ vững được sự tăng trưởng này đòi hỏi Ngân hàng phải hoàn thiện hơn nữa để duy trì các kết quả đạt được trong những năm qua đồng thời mở rộng doanh số cho vay trong các năm tới.

b. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế:

Với phương châm “đi vay để cho vay” Ngân hàng VPBank Bến Ngự không chỉ tập trung mở rộng vốn mà còn mở rộng địa bàn hoạt động tín dụng và đã xác định được rằng thị trường chính là nông thôn; đối tượng phục vụ chủ yếu là nông nghiệp và dịch vụ; khách hàng chủ yếu là nông dân và tiểu thương buôn bán nhỏ.

Cùng với sự gia tăng về doanh số cho vay theo thời hạn thì doanh số cho vay theo thành phần kinh tế cũng tăng theo. Sở dĩ doanh số cho vay tăng qua các năm là do áp dụng lãi suất cạnh tranh giữa các Ngân hàng làm cho lãi suất tiền vay của Ngân hàng VPBank Bến Ngự luôn thấp hơn các Ngân hàng khác. Mặt khác, cũng với sự cố gắng của các cán bộ tín dụng Ngân hàng trong việc đẩy mạnh công tác thẩm định, phát vay tạo uy tín cho Ngân hàng nên các doanh nghiệp và người dân thường vay tại Ngân hàng này.

Đại học kinh tế Huế

Bảng 2.6: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tại VPBank Bến Ngự giai đoạn 2015-2017

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ Tiêu

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

So Sánh

2016/2015 2017/2016 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % TP-KT

tư nhân 1.690 0,49 4.580 0,97 7.100 1,14 2.890 171,01 2.520 55,02 HSXKD 343.770 99,51 468.291 99,03 617.527 98,86 124.521 36,22 149.236 31,87 Tổng

Cộng 345.460 100 472.871 100 624.627 100 127.411 36,88 151.756 32,09 (Nguồn: Phòng KHKD của VPBank Bến Ngự) Do khu công nghiệp Thừa Thiên Huế đã được thành lập cách đây nhiều năm nên đây là loại hình kinh tế phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây vì việc thành lập một doanh nghiệp cũng không còn khó khăn gì, họ muốn tự kinh doanh theo khả năng để tìm nguồn thu nhập như mong muốn của mình. Tuy nhiên do trên địa bàn hoạt động của Ngân hàng các doanh nghiệp không có nhiều và chỉ là các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ. Cho nên việc đầu tư tín dụng ở lĩnh vực này chiếm tỷ trọng không cao trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Nhưng nhìn chung cho thấy tốc độ này đang tăng trưởng và có xu thế phát triển trong thời gian tới.

Cụ thể năm 2015 doanh số cho vay thành phần KTTN đạt 1.690 triệu đồng. Đến năm 2016 tăng lên 4.580 triệu đồng, tăng 2.890 triệu đồng, tương ứng tăng 171,01% so với năm 2015. Năm 2017 doanh số cho vay đạt 7.100 triệu đồng, tăng 2.250 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng tăng 55,02%.

Do chính sách mở cửa Nhà nước khuyến khích phát triển kinh tế, sau khi gia nhập WTO các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, luôn có nhu vầy vốn cao để đổi mới trang thiết bị, cải tiến kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm cạnh tranh với thị trường, vì thế các doanh nghiệp hiện đang nổ lực hết sức để khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Cũng chính vì có nhiều doanh nghiệp như vậy nên việc cho vay của Ngân hàng ở lĩnh vực này cũng gia tăng nhưng chỉ ở những doanh nghiệp nào làm ăn

Đại học kinh tế Huế

có hiệu quả thì mới được tồn tại và những doanh nghiệp đó mới được Ngân hàng xét duyệt cho vay.

Qua bảng số liệu cho thấy nguồn vốn đầu tư tư tín dụng của Ngân hàng qua ba năm tập trung chủ yếu vào HSX chiếm hơn 98% trong tổng doanh số cho vay, trong khi đó cho vay đối với các doanh nghiệp thì rất ít. Bởi vì Thừa Thiên Huế là một Tỉnh có diện tích nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên, có hơn 70% dân số sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi. Vì thế thành phần này đã được Ngân hàng chú trọng cho vay nhiều nhất. Họ vay để mua sắm vật dụng gia đình, sữa chữa nhà cửa và đặc biệt là vay tiền để để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh, còn cho vay đối với cán bộ công nhân viên thì ít hơn. Do nhu cầu của người dân ngày càng tăng, mặt khác do cho vay theo thành phần kinh tế này khá an toàn vì có tài sản thế chấp, có tài sản đảm bảo mới được cho vay; giá trị tài sản thế chấp, đảm bảo của họ lớn hơn nhiều so với nhu cầu vốn vay, nguồn trả nợ được đảm bảo vì thế Ngân hàng cho vay theo thành phần kinh tế này là nhiều nhất.

Cụ thể năm 2015 doanh số cho vay HSX là 343.770 triệu đồng. Năm 2016 doanh số đạt 468.291 triệu đồng, tăng 124.521 triệu đồng, tương ứng tăng 36,22% so với năm 2015. Đến năm 2017 doanh số cho vay HSX đạt 617.527 triệu đồng, tăng 149.236 triệu đồng, tương ứng tăng 31,87% so với năm 2016.Nguyên nhân doanh số cho vay lĩnh vực này tăng lên như vậy là do nhu cầu sử dụng vốn để sản xuất nông nghiệp của người dân ngày càng tăng chủ yếu là ở lĩnh vực sản xuất lúa, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia sút và đặc biệt là trồng quýt hồng và nấm rơm, sản xuất nem chiếm ưu thế trong cả nước nên nhu cầu vốn là vấn đề không thể thiếu trong lĩnh vực sản xuất.

Tóm lại, việc cung cấp vốn của Ngân hàng cho lĩnh vực nông nghiệp đã đóng góp không nhỏ vào mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, chuyển dần sản xuất nông nghiệp sang cơ giới hóa đảm bảo tính thời vụ cao, giúp nông dân thu hoạch và bảo quản tốt sau thu hoạch.

c. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế:

Doanh số cho vay theo các ngành kinh tế cũng đều tăng liên tục qua các năm, trong đó doanh số cho vay theo ngành nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng

Đại học kinh tế Huế

doanh số cho vay. Vì thế mạnh của Tỉnh là đất nông nghiệp rộng lớn và có khí hậu thuận lợi, hệ thống song ngòi chằn chịt đảm bảo việc tưới tiêu và nuôi trồng thủy sản.

Ngoài ra người dân còn biết loại bỏ vườn tạp, cải tạo vườn thành vườn cây chuyên canh đề trồng các loại cây ăn trái mang lại hiệu quả cao.

Bảng 2.7: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của VPBank Bến Ngự giai đoạn 2015- 2017

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ Tiêu

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

So Sánh

2016/2015 2017/2016 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Ngành nông

nghiệp 203.454 58,89 254.831 53,89 297.849 47,68 51.377 25,25 43.018 16,88 Ngành thủy

sản 37.354 10,81 100.014 21,15 129.651 20,76 62.660 167,74 29.637 29,63 Khác 104.652 30,29 118.026 24,96 197.127 31,56 13.374 12,78 79.101 67,02 Tổng cộng 345.460 100 472.871 100 624.627 100 127.411 36,88 151.756 32,09 (Nguồn: Phòng KHKD của VPBank Bến Ngự) Qua bảng 2.7 cho thấy doanh số cho vay nông nghiệp qua 3 năm liên tục tăng cụ thể như sau:

Năm 2015 doanh số cho vay đối với ngành nông nghiệp là 203.454 triệu đồng.

Năm 2016 tăng lên 254.831 triệu đồng, tăng 51.377 triệu đồng, tương ứng tăng 25,25% so với năm 2015. Đến năm 2017 doanh số cho vay nông nghiệp đạt 297.849 triệu đồng, tăng 43.081 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng tăng 16,88%.

Cho vay đối với ngành nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao hơn 45% trong tổng doanh số cho vay các ngành kinh tế. Do người dân muốn vay vốn để mua sắm máy móc thiết bị để phục vụ sản xuất nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi như: mua ghe, mua máy bơm nước, mua máy xịt thuốc, mua máy cắt lúa…bên cạnh đó các hộ chăn nuôi còn vay vốn để chăn nuôi heo sinh sản, heo thịt để tận dụng dụng nguồn thức ăn tự có góp phần tăng thu nhập cho gia đình.

Ngành thủy sản cũng đang được chú trọng phát triển nên nhu cầu vốn vay cũng tăng cao cụ thể:

Đại học kinh tế Huế

Năm 2015 doanh số cho vay thủy sản là 37.354 triệu đồng. Năm 2016 con số này tăng lên 100.014 triệu đồng, tăng 62.660 triệu đồng tương ứng tăng 167,74% so với năm 2015. Do có hệ thống sông ngòi dày đặt và thị trường tiêu thụ rộng lớn nên thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản, mấy năm qua diện tích nuôi trồng thủy sản của Tỉnh tăng lên đáng kể do người dân đã tận dụng được lợi thế mặt nước ao hồ để nuôi thủy sản mà chủ yếu là cá và tôm. Doanh thu từ việc bán cá và tôm đã mang lại thu nhập cao cho hộ nông dân nên thúc đẩy họ mở rộng diện tích nuôi trồng. Từ đó, nhu cầu vốn tăng cao nên Ngân hàng đã tranh thủ cơ hội này mở rộng tín dụng đối với hộ nuôi trồng thủy sản, nhờ vậy làm cho tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngành thủy sản tăng vượt bật. Đến năm 2017 doanh số cho vay thủy sản đạt 129.651 triệu đồng, tăng 29.637 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng tăng 29,63%

Kết quả trên cũng cho thấy Ngân hàng đã sử dụng nhiều biện pháp để tiếp cận với lượng khách hàng tiềm năng tạo điều kiện cho họ có đủ nguồn vốn để đầu tư vào việc nuôi trồng thủy sản của mình, đồng thời những đối tượng này trở thành những khách hàng triển vọng và có xu thế phát triển trong thời gian tới.

Doanh số cho vay đối với ngành khác cũng liên tục tăng qua các năm cụ thể sau:

Năm 2015 doanh số cho vay đạt 104.652 triệu đồng. Năm 2016 doanh số này là 118.026 triệu đồng, tăng 13.374 triệu đồng, tương ứng tăng 12,78% so với năm 2015.

Đến năm 2017 doanh số cho vay đạt 197.127 triệu đồng, tăng 79.101 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng tăng 67,02%. Doanh số cho vay đối với ngành khác tăng liên tục là do trong những năm qua với chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn Tỉnh đang chú trọng duy trì và phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống như làng nghề đóng ghe xuồng, đan lờ, lợp, đan vỏ (đan bội). Nên cần có vốn để trang bị các dụng cụ cần thiết để phục vụ cho việc sản xuất như: máy cưa, máy cắt, máy chuốt nan, máy chẽ nan, máy bào…Người dân đã chủ động tìm nguồn tài trợ cho mình là Ngân hàng VPBank Bến Ngự là đối tác mà họ hướng đến. Vì vậy, Ngân hàng đã tranh thủ cơ hội này để tăng trưởng tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ sản xuất nói trên.