• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG VPBANK – CN BẾN NGỰ

Kinh doanh Ngân hàng là một lĩnh vực có rất nhiều rủi ro, mà rủi ro là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng thường xuyên xảy ra do yếu tố khách quan hoặc chủ quan mà ngân hàng không thể nào tránh khỏi. Tùy theo mức độ tác động của rủi ro mà nó có ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng, hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Hiểu được điều đó từ việc phân tích rủi ro và những nguyên nhân phát sinh rủi ro Ngân hàng VPBank Bến Ngự đã đề ra một số giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay sau:

3.1. Nâng cao trình độ và phẩm chất đạo đức cho cán bộ tín dụng:

Việc đào tạo bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho cán bộ là việc làm cần thiết góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng. Một khách hàng đi đến ngân hàng vay vốn thì người mà họ tiếp xúc đầu tiên là cán bộ tín dụng, và cán bộ tín dụng là người thẩm định xem xét món vay của khách hàng, nên đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có một trình độ chuyên môn nhất định, am hiểu về nền kinh tế và có khả năng đánh giá được tình hình kinh tế thị trường, đánh giá được tình hình tài chính của khách hàng, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng có mang lại hiệu quả trong nền kinh tế thị trường hay không khi vay vốn của ngân hàng. Mặt khác, cán bộ tín dụng còn phải hiểu biết về pháp luật của nhà nước như: luật Ngân hàng, luật dân sự, luật đất đai, luật đầu tư, … để trong việc thực hiện xử lý công việc không bị khách hàng lợi dụng.

Tuy nhiên chỉ ở năng lực chuyên môn, sự hiểu biết đa dạng vẫn chưa đủ mà đòi hỏi cán bộ tín dụng còn phải có đạo đức tốt trong cuộc sống cũng như trong nghề nghiệp để có được những khoản tín dụng lành mạnh.

Muốn được như vậy thì bên cạnh việc bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ thì ngân hàng cần đẩy mạnh phong trào thi đua, tổ chức các cuộc hội thảo nghề nghiệp, động viên, khen thưởng những cá nhân tập thể có thành tích cao trong công việc. Đồng thời nhắc nhở, phê bình kỷ luật đối với những cá nhân tập thể có hành vi sai trái, không đạt hiệu quả trong công việc.

Đại học kinh tế Huế

Ngân hàng cần định kỳ hay đột xuất thay đổi địa bàn phụ trách tín dụng để phòng ngừa trường hợp khách hàng quen biết ỷ lại không cần kiểm tra thẩm định lại khi cho vay, bên cạnh đó ngân hàng cần nâng cao công nghệhoạt động giao dịch cũng như khai thác kịp thời đầy đủ thông tin cần thiết đáp ứng cho nghiệp vụ hoạt động của ngân hàng ngày càng có hiệu quả hơn. Coi trọng công tác thanh tra kiểm tra, kiểm soát nội bộ ngân hàng và bên ngoài coi đó là khâu thường xuyên từ đó ngăn ngừa những rủi ro ngay từ đầu trước khi nó xảy ra.

3.2. Thẩm định phân tích khách hàng:

Trước khi phê duyệt cho vay đối với món vay của khách hàng thì cán bộ tín dụng phải tiến hành thẩm định khách hàng vay vốn. Giải pháp này giúp ngân hàng hạn chế và phòng ngừa rủi ro một cách hiệu quả, để thẩm định khách hàng hội đủ điều kiện cho vay thì công tác thẩm định được thực hiện chủ yếu ở các yếu tố sau:

 Năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng.

 Uy tín của khách hàng.

 Hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh.

 Khả năng trả nợ vay của khách hàng.

 Tài sản thế chấp của khách hàng.

 Vốn tự có của khách hàng.

3.3. Kiểm tra, giám sát sau khi cho vay và đôn đốc thu hồi nợ.

Đây là giai đoạn tiếp theo sau khi giải quyết cho vay. Mục đích là muốn biết xem khách hàng có sử dụng khoản vay này đúng với mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng không để Ngân hàng có những biện pháp xử lý kịp thời. Có theo dõi, giám sát khách hàng mới biết được tình trạng khách hàng như thế nào nếu họ gặp khó khăn thì có thể hỗ trợ giúp họ vượt qua khó khăn làm ăn để trả nợ cho ngân hàng.

Việc giám sát tiền vay giúp ngân hàng biết được các khoản nợ sắp đến hạn trả, thực hiện việc đôn đốc thu nợ kịp thời trước khi đáo hạn để hạn chế nợ quá hạn. Cán bộ phụ trách trên địa bàn phải kiên trì, chịu khó thường xuyên đến hộ vay để động viên khách hàng trả nợ vay đúng hạn, nếu khách hàng không trả nợ thì cán bộ tín dụng phải giải thích cho khách hàng hiểu rõ việc không trả nợ cho ngân hàng theo đúng như cam kết trong hợp đồng thì bị xử lý như thế nào?

Đại học kinh tế Huế

3.4. Cho vay tập trung, có trọng điểm

Một trong những lý do gây ra rủi ro trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh là do chi nhánh cho vay không đúng khách hàng, dẫn đến gia tăng nợ quá hạn. Do vậy, chi nhánh cần cho vay tập trung và có trọng điểm. Trong những năm tới cần tập trung cho vay các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất kinh doanh ổn định, có hiệu quả, có TSĐB và chấp nhận mức lãi suất hợp lý, hạn chế cho vay đối với các khách hàng không có TSĐB hoặc bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Đồng thời cần phân loại khách hàng kỹ lưỡng, từ đó chọn cho chi nhánh những khách hàng phù hợp và tập trung tăng cường mối quan hệ với họ.

3.5. Phân tán rủi ro để hạn chế rủi ro.

Trong hoạt động tín dụng nếu không phân tán rủi ro thì có thể ảnh hưởng đến nguồn vốn cho vay, vì vậy phân tán rủi ro là một nghệ thuật kinh doanh.“ Không nên bỏ trứng vào cùng một cái rỗ” câu nói này như là kim chỉ nam cho Ngân hàng trong hoạt động cũng như trong đầu tư. Ngân hàng không nên tập trung một khoản tiền lớn để cho vay, đầu tư vào một số khách hàng mà chỉ tập trung ở mức độ an toàn cho phép là không vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng đối với một khách hàng. Khi nền kinh tế phát triển thì việc hợp tác, liên kết chặt chẽ giữa các ngân hàng là điều tất nhiên nhằm hạn chế rủi ro và cùng nhau tồn tại phát triển.

=> Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào của Ngân hàng cũng đều có thể xảy ra rủi ro nếu biết nắm bắt kịp thời xử lý và có những biện pháp hạn chế rủi ro thích hợp thì việc kinh doanh của Ngân hàng sẽ đạt kết quả tốt hơn.

Đại học kinh tế Huế

PHẦN 3 : KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ