• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG

2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Bến Ngự

2.1.4 Mô tả quy trình cho vay của VPBank Bến Ngự Huế

Cho vay là chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ Ngân hàng cho khách hàng, trong đó ngân hàng chuyển giao vốn cho khách hàng sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, khách hàng có trách nhiệm hoàn trả vốn gốc và lãi cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán.

Đại học kinh tế Huế

Trong toàn bộ hoạt động của Ngân hàng, tín dụng đóng vai trò đặc biệt quan trọng, xét trên phương diện: quy mô sử dụng vốn và khả năng tạo ra lợi nhuận. Xét về quy mô sử dụng vốn, thông thường ở các ngân hàng thương mại, tín dụng thường chiếm khoảng 70% tổng số tài sản có nó cũng là khoản mục sinh lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng thương mại. Vì tín dụng là khoản mục sinh lợi chủ yếu nên đây cũng là khoản mục rủi ro chủ yếu của của ngân hàng thương mại. Rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại có nhiều loại: rủi ro không hoàn trả, rủi ro chậm trả, rủi ro lãi suất, rủi ro lạm phát và rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên, khi đề cập đến rủi ro của ngân hàng thương mại chủ yếu người ta đề cập đến rủi ro không hoàn trả. Để hạn chế rủi ro này nhân viên tín dụng cần am hiểu thật kỹ việc phân tích tín dụng và quy trình tín dụng.

Sơ đồ 3: Quy trình cho vay tín dụng tại VPBank Bến Ngự B1:

Tiếp nhận, tư vấn và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn

B2:

Thẩm định các điều kiện vay, dự án đầu tư, phương án vay vốn

B3:

Xét duyệt cho vay

B4:

Hoàn thiện hồ sơ và ký kết hợp đồng

B5:

Kiểm tra hồ sơ và giải ngân

B6:

Thu hồi nợ gốc, lãi và xử lý phát sinh

B7:Thanh lý hợp đồng

Đại học kinh tế Huế

Quy trình từ khi tiếp nhận yêu cầu vay vốn của khách hàng, thẩm định, cho vay đến khi tất thoát khoản vay có khá nhiều bước và qua nhiều bộ phận. Tùy thuộc đối tượng khách hàng là cá nhân hay doanh nghiệp, mục đích vay vốn tiêu dùng, bổ sung vốn lưu động hay vốn đầu tư trung hạn, dài hạn mà quy trình có những khác biệt nhất định. Đặc biệt, các ngân hàng khác nhau cũng chia nhỏ các bộ phận khác nhau trong quá trình xét duyệt và cấp tín dụng.

Khái quát toàn bộ quá trình cho vay tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank Bến Ngự Huế theo trình tự sau:

- Thẩm định trước khi cho vay

- Kiểm tra, giám sát trong khi cho vay - Kiểm tra, giám sát tổ chức thu hồi nợ Trình tự được thực hiện theo các bước:

Bước 1:Tiếp nhận tư vấn và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn

Đầu tiên: khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, tới ngân hàng sẽ được cán bộ tín dụng hướng dẫn về các thủ tục khi vay vốn, hướng dẫn khách hàng đăng ký những thông tin về khách hàng và các hồ sơ khi vay vốn như:

Hồ sơ Pháp lý

Danh mục hồ sơ khoản vay

Xuất trình các giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo (nếu có)

Sau đó khi tiếp xúc với khách hàng, cán bộ tín dụng sẽ thu nhập các thông tin về khách hàng:

Tên, địa chỉ, chứng minh nhân dân, số hộ khẩu

Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính, quy mô hoạt động Năng lực quản lý, định hướng phương thức sản xuất kinh doanh Tình hình thu nhập và khả năng tài chính

Nhu cầu vay vốn, mục đích sử dụng khoản vay

Thông tin vô cùng quan trọng, chất lượng của thông tin có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định cấp tín dụng. Chất lượng thông tin luôn phải đáp ứng ba thuộc tính: đầy đủ, kịp thời, chính xác.

Đại học kinh tế Huế

Khi điều tra thông tin về khách hàng thì cán bộ tín dụng phải tới theo địa chỉ của khách hàng, kiểm tra tình hình cụ thể có giống như trong bộ hồ sơ gửi ngân hàng.

Kiểm tra, xác minh sự hợp pháp hợp lý của tài sản thế chấp có hợp pháp không (nếu có)

Bước 2: thẩm định các điều kiện, dự án đầu tư, phương án vay vốn Thứ nhất:cán bộ tín dụng sẽ thu thập, kiểm tra thông tin từ các nguồn sau:

Thông tin lưu trữ tại ngân hàng: đây là nguồn thông tin mà ngân hàng đã thu thập trước kia khi khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng và lưu trữ lại để sử dụng cho những lần vay vốn tiếp theo.

Thông tin từ phỏng vấn và điều tra khách hàng: mặc dù có độ tin cậy không cao nhưng là thông tin mới nhất đồng thời qua nghệ thuật phỏng vấn có thể loại bỏ một số thông tin gây nhiễu.

Thứ hai: sau khi tiếp nhận và tìm hiểu thông tin về khách hàng, nhân viên tín dụng tiến hành phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng, để quyết định cho vay hay từ chối khoản vay:

Phân tích thái độ của khách hàng trong việc trả nợ vay:

Khả năng hoàn trả nợ vay còn phụ thuộc vào thái độ và sự sẵn lòng trả nợ của khách hàng. Đôi khi, có những khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh và phương án sản xuất kinh doanh khả thi nhưng khả năng thu hồi nợ thấp vì họ không sẵn lòng trả nợ

Trong phân tích thái độ của khách hàng trong việc trả nợ vay thường chú ý tới các yếu tố là:

- Tư cách của khách hàng: xem xét sự trung thực, ý thức trách nhiệm, ý thức chấp hành của khách hàng để từ đó có sự phán quyết về sự sẵn lòng trả nợ của khách hàng

- Năng lực của khách hàng: nhân viên tín dụng xem xét khả năng kiếm tiền của khách hàng từ đó đánh giá xem khách hàng đó có thể tạo ra được thu nhập để trả nợ hay không

Đại học kinh tế Huế

- Vốn riêng của khách hàng: xem xét khách hàng có tài sản lưu động nào có thể thanh lý nhanh chóng để trả nợ cho ngân hàng hay không? Chẳng hạn như tài sản tài chính, khoản phải thu, hàng tồn kho…

- Tài sản đảm bảo nợ vay: xem xét khách hàng có tài sản đảm bảo không và khả năng thanh lý tài sản mà khách hàng dùng để cầm đồ khi vay tiền ngân hàng

- Điều kiện trả nợ: xem xét tới các yếu tố kinh tế hoàn cảnh môi trường nằm ngoài sự kiểm soát nhưng có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Thứ ba: sau khi phân tích nhân viên tín dụng sẽ tiến hành thẩm định về vay vốn;

đối với vay ngăn hạn thì khách hàng chỉ gửi cho ngân hàng phương án sản xuất kinh doanh hoặc kế hoạch vay vốn. Nhưng khi vay dài hạn khách hàng phải lập và nộp cho ngân hàng dự án vốn đầu tư dài hạn, sau khi lập dự án đầu tư cùng với các giấy tờ cần thiết khác ngân hàng tiến hành thẩm định

- Xem xét đối tượng đầu tư có phù hợp ngành nghề sản xuất kinh doanh đã đăng ký, quy mô hoạt động, kiểm tra cụ thể các hồ sơ hiện có của dự án như các hợp đồng, các biên bản họp hội đồng…

- Xem xét tình hình tài chính của dự án: xác định tổng mức đầu tư, ngồn vốn đầu tư, đánh giá về cơ cấu của tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư. Chú ý tới kế hoạch vay và trả nợ

- Xem xét tới hiệu quả của dự án: hiệu quả kinh tế của dự án, hiệu quả kinh tế xã hội của dự án, trong bước này nhân viên tín dụng sẽ tính toán các chỉ tiêu hiệu quả như là xác định giá trị hiện tại ròng của dự án (NPV), hay tỷ xuất nội hoàn của dự án (IRR)

- Bên cạnh đó nhân viên tín dụng đứng ở góc độ ngân hàng xem xét khả năng khả thi của dự án, như là thị trường tiêu thụ sản phẩm, giá cả nguyên vật liệu tính tại thời điểm hiện tại, công nghệ và tài sản cố định, khả năng tổ chức quản lý.

Thứ tư:kiểm tra bảo đảm tiền vay

Cho vay là hoạt động mang nhiều rủi ro. Mặc dù trước khi cho vay ngân hàng đã phân tích và tìm hiểu kỹ khả năng trả nợ của khách hàng nhưng vẫn chưa thể loại bỏ được rủi ro, vì vậy đảm bảo tiền vay cũng là một khâu quan trọng nhằm gia tăng khả năng thu hồi nợ và giảm thiểu rủi ro.

Có nhiều hình thức đảm bảo tiền vay, tuy nhiên mọi hình thức đảm bảo đòi hỏi

Đại học kinh tế Huế

+ Gía trị đảm bảo phải lớn hơn nghĩa vụ được đảm bảo

+ Tài sản đảm bảo nợ vay phải tại ra được ngân lưu (phải có giá trị) + Phải có đầy đủ cơ sở pháp lý

Khi nhận tài sản bảo đảm tiền vay của khách hàng (tài sản thế chấp, cầm cố bão lãnh) nhân viên tín dụng sẽ:

+ Kiểm tra tình hình thực tế của tài sản đảm bảo: tính pháp lý, quyền sở hữu của khách hàng đối với những tài sản này

+ Phân tích và thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay: nhân viên tín dụng sẽ thẩm định dựa theo các khoản mục được hướng dẫn. Sau đó nhân viên tín dụng sẽ đánh giá và có những kiến nghị về tài sản đảm bảo.

Thứ năm:lập báo cáo thẩm định cho vay

Sau khi xem xét kết quả thẩm định, nhân viên tín dụng lập báo cáo thẩm định cho vay. Trong báo cáo này, nhân viên tín dụng sẽ đưa ra kết quả của quá trình phân tích và thẩm định. Tại bước này, nhân viên lập báo cáo trình lên giám đốc kiểm tra, tùy theo khoản vay của khách hàng lớn hay nhỏ mà nhân viên tín dụng sẽ lập báo cáo

Thứ sáu:tái thẩm định

Sau khi nhận báo cáo từ nhân viên tín dụng, tùy vào mức độ của khoản vay mà giám đốc có nên tái thẩm định lại khoản vay hay không.

Giám đốc sẽ cử tổ thẩm định bao gồm có ít trưởng hoặc phó phòng tín dụng, và nhân viên tín dụng khác để thẩm định, thời gian thẩm định là 3 ngày với khoản vay ngắn hạn, và 5 ngày với khoản vay dài hạn.

Bước 3: xét duyệt cho vay

Trong khâu này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng.

Khi ra quyết định thường mắc hai sai lầm cơ bản sau:

- Đồng ý cho vay với một khách hàng không tốt - Từ chối cho vay với một khách hàng tốt

Cả hai sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tín dụng,thậm chí sai lầm thứ hai còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Nhằm hạn chế sai lầm trong khâu quyết định tín dụng các ngân hàng thường chú trọng hai vấn đề:

Đại học kinh tế Huế

- Thu thập và xử lý thông tin một cách đầy đủ và chính xác làm cơ sở ra quyết định

- Trao quyền quyết định cho một hội đồng tín dụng hoặc những người có năng lực phân tích và phán quyết

Cơ sở ra quyết định tín dụng:

Cơ sở để ra quyết định cho vay trước hết dựa vào những thông tin thu thập và xử lý từ hồ sơ tín dụng, do giai đoạn trước chuyển sang. Kế đến, dựa vào những thông tin từ báo cáo thẩm định hoặc thông tin cập nhật hóa có liên quan, thông tin đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau đã được cập nhật hóa, đặc biệt là các thông tin đáng tin cậy từ các công ty nghiên cứu thị trường có uy tín, chẳng hạn như thông tin cập nhật về tình hình thị trường, chính sách tín dụng của ngân hàng, các quy định về hoạt động tín dụng của NHNN, nguồn vốn cho vay của ngân hàng, kết quả thẩm định các hình thức đảm bảo nợ vay

Quyền phán quyết tín dụng:

Tùy theo quy mô vốn vay lớn hay nhỏ, quyền phán quyết thường được trao cho một hội đồng tín dụng hay một cá nhân phụ trách. Hội đồng tín dụng, bao gồm những người có quyền hạn và trách nhiệm quan trọng trong ngân hàng thường phán quyết những hồ sơ vay vốn có quy mô lớn trong khi quyền phán quyết các hồ sơ vay có quy mô nhỏ thường được trao cho cá nhân phụ trách

Sau khi ra quyết định tín dụng, kết quả có thể chấp nhận hoặc từ chối cho vay, tùy vào kết quả phân tích và thẩm định ở khâu trước. Nếu chấp thuận cho vay, nhân viên tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng ký kết hợp đồng tín dụng và làm tiếp các bước tiếp theo, nếu từ chối cho vay, ngân hàng sẽ có văn bản trả lời và giải thích lý do cho khách hàng.

Bước bốn: hoàn thiện hồ sơ và ký kết hợp đồng

Căn cứ vào quyết định cho vay cán bộ tín dụng tiến hành ghi chép và soạn thảo hợp đồng, kiểm tra lại các điều khoản của hợp đồng tín dụng, hợp đồng tài sản đảm bảo (nếu có). Nếu đầy đủ và đảm bảo thì giám đốc ký duyệt vào hợp đồng.

Đại học kinh tế Huế

Sau khi ký hợp đồng, khách hàng phải thực hiện chứng thực của ủy ban phường xã, hoặc cơ quan công chứng trên hợp đồng đảm bảo tiền vay (nếu có). Phối hợp các bộ phận liên quan hoàn thiện các thủ tục nhận, bảo quản… tài sản đảm bảo.

Bước năm: kiểm tra hồ sơ và giải ngân Thứ nhất:giải ngân tiền vay

Trước khi giải ngân cán bộ tín dụng kiểm tra lại lần cuối bộ hồ sơ hoàn chỉnh.

Sau đó nhập các thông tin cần thiết vào hệ thống IPCAS (số tiền vay, kỳ hạn trả nợ gốc, lãi, mức lãi suất…).

Trường hợp hoàn chỉnh hồ sơ, tiến hành lập thủ tục chuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng, chuyển vào tài khoản tiền gửi hoặc thực hiện giải ngân bằng tiền mặt theo thỏa thuận của khách hàng.

Trường hợp hồ sơ còn thiếu, sẽ tạm ngừng giải ngân đồng thời báo cáo trưởng phòng xin ý kiến và trình giám đốc quyết định.

Thứ hai: sau khi giải ngân

Kiểm tra và giám sát là khâu khá quan trọng nhằm mục tiêu bảo đảm cho tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã cam kết, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này. Các phương pháp giám sát tín dụng có thể áp dụng bao gồm:

- Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng - Phân tích báo cáo tài chính của khách hàng theo định kỳ - Giám sát khách hàng thông qua việc trả lãi định kỳ

- Thăm và kiểm soát địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc nơi cư ngụ của khách hàng đứng tên vay vốn

- Kiểm tra hình thức đảm bảo tiền vay

- Giám sát hoạt động khách hàng thông qua mối quan hệ với khách hàng khác - Giám sát khách hàng thông qua những thu nhập khác

Bước 6: Thu nợ gốc, lãi và xử lý những phát sinh Thu nợ:

Đại học kinh tế Huế

Ngân hàng tiến hành thu nợ khách hàng theo đúng những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Tùy theo tính chất của khoản vay và tình hình tài chính của khách hàng, hai bên có thể thỏa thuân và lựa chọn một trong những hình thức thu nợ sau:

- Thu nợ gốc và lãi một lần khi đáo hạn

- Thu nợ gốc một lần khi đáo hạn và thu lãi theo định kỳ - Thu nợ gốc và lãi theo kỳ hạn

- Nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng không có khả năng trả nợ thì ngân hàng có thể xem xét co gia hạn nợ hoặc chuyển sang nợ quá hạn để sau này có biện pháp xử lý thích hợp nhằm đảm bảo thu hồi nợ.

Tái xét hợp đồng tín dụng:

Thực chất là tiến hành phân tích tín dụng trong điều kiện khoản tín dụng đã được cấp nhằm mục tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, phát hiện rủi ro để có hướng xử lý kịp thời.

Thanh lý hợp đồng tín dụng:

Nếu hết thời hạn của hợp đồng tín dụng và khách hàng đã hoàn tất các nghĩa vụ trả nợ cả gốc và lãi thì ngân hàng và khách hàng làm thủ tục thanh lý hợp đồng tín dụng, giải ngân tài sản nếu có và lưu hồ sơ vay vốn của khách hàng vào kho lưu trữ.

Trong trường hợp này hai bên ngân hàng và khách hàng tiến hành thanh lý hợp đồng tín dụng mặc nhiên. Trong trường hợp ngân hàng giám sát và phát hiện thấy khách hàng vi phạm những cam kết ghi trong hợp đồng tín dụng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này, ngân hàng có thể đề nghị và tiến hành thanh lý hợp đồng tín dụng bắt buộc.

Bước 7: Thanh lý hợp đồng

Khi khách hàng trả hết nợ gốc, lãi và phí giao dịch viên kiểm tra, đối chiếu tất toán hợp đồng. Giải chấp tài sản đảm bảo tiền vay.

Đại học kinh tế Huế