• Không có kết quả nào được tìm thấy

Cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ các bộ phận của Chi nhánh

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN DÂN CƯ TẠI

2.1. Khái quát về ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Thừa

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ các bộ phận của Chi nhánh

Với phương châm hoạt động hiểu quả, BIDV Thừa Thiên Huế đã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến – chức năng, nhằm đảm bảo mọi hoạt động trong chi nhánh được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, bộ máy linh hoạt, gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí hoạt động để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của BIDV Thừa Thiên Huế

(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính BIDV Thừa Thiên Huế)

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận

Giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất của chi nhánh, trực tiếp chỉ đạo, quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của chi nhánh trước Tổng Giám đốc BIDV.

Các phó Giám đốc: gồm 1 Phó Giám Đốc Quan hệ khách hàng và 1 Phó Giám đốc Tác nghiệp.

Phòng kế hoạch - tổng hợp: Thu thập, tổng hợp số liệu về hoạt động kinh doanh.

Đồng thời, chủ trì xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển hoạt động kinh doanh của toàn chi nhánh.

Phòng Quản lý rủi ro: Tham mưu, đề xuất xây dựng các quy trình, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng. Trình lãnh đạo cấp tín dụng/bảo lãnh cho khách hàng. Nhận và xử lý kịp thời hồ sơ để xuất tín dụng đối với khách hàng, dự án từ các phòng liên quan (Phòng Quan hệ khách hàng, Phòng giao dịch...) để thẩm định, rà soát và đánh giá độc lập về hiệu quả, tính khả thi, các điều kiện tín dụng, định giá tài sản đảm bảo và đánh giá rủi ro của khoản vay để đảm bảo rằng các đề xuất tín dụng phù hợp với quy định, quy trình, thủ tục và mức rủi ro có thể chấp nhận được của BIDV và của Chi nhánh.

Phổ biến các văn bản quy định, quy trình về quản lý rủi ro tác nghiệp của BIDV và đề xuất, hướng dẫn các chương trình, biện pháp triển khai để phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro tác nghiệp trong các khâu nghiệp vụ tại Chi nhánh.

Phòng giao dịch khách hàng: Quản lý tài khoản, nhập thông tin khách hàng và hạch toán kế toán các giao dịch với khách hàng (mở tài khoản tiền gửi và xử lý giao dịch tài khoản theo yêu cầu của khách hàng, các giao dịch nhận tiền gửi, rút tiền, thanh toán, chuyển tiền trong nước và quốc tế trong hạn mức được giao, ngân quỹ, thẻ tín dụng, thẻ thanh toán, thu đổi, mua bán ngoại tệ, đối chiếu, xác nhận số dư tiền gửi, tiền vay...) và các dịch vụ khác. Thực hiện giải ngân vốn vay cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ giải ngân được phê duyệt. Thực hiện thu nợ, thu lãi theo yêu cầu của lãnh đạo đơn vị.

Phòng Quản trị tín dụng: Có nhiệm vụ giải ngân đối với các khoản vay và hoạt động cấp bảo lãnh cho khách hàng. Theo dõi nghiệp cụ liên quan đến khoản vay. Tiếp nhận, kiểm tra chứng từ giải ngân, hồ sơ tài trợ.

Phòng Quan hệ Khách hàng: gồm Phòng Khách hàng cá nhân và Phòng Khách hàng doanh nghiệp:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tham mưu đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng. Triển khai các sản phẩm hiện có (tín dụng, tiền gửi, bảo hiểm, dịch vụ,...). Tìm kiếm khách hàng; tìm hiểu nhu cầu và ý kiến phản hồi của khách hàng; đo lường mức độ hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm và tiện ích ngân hàng; công tác marketing nhằm ngân cao sức cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng sự hài lòng của khách hàng.

Hướng dẫn, hỗ trợ các phòng nghiệp vụ trong Chi nhánh tự kiểm tra và phối hợp thực hiện việc đánh giá, rà soát, phát hiện rủi ro tác nghiệp ở các phòng, các sản phẩm hiện có hoặc sắp có.

Áp dụng hệ thống quản lý, đo lường rủi ro đề đo lường và đánh giá các rủi ro tác nghiệp xảy ra tại chi nhánh và đề xuất giải pháp xử lý các sự cố rủi ro phát hiện được.

Xây dựng, quản lý dữ liệu thông tin về rủi ro tác nghiệp tại chi nhánh.

Phòng Tài chính- Kế toán: Tổ chức thực hiện kiểm tra công tác hoạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp và lập báo cáo tài chính thường niên của chi nhánh.

Phòng Tổ chức hành chính: Quản lý, thực hiện các chế độ chính sách có liên quan đến người lao động. Thực hiện công tác hành chính (quản lý con dấu, văn thư, in ấn, lưu trữ, bảo mật...), công tác hậu cần.

Bộ phận điện toán: Quản lý mạng, hệ thống phân quyền truy cập, kiểm soát lại chi nhánh, tổ chức vận hành hệ thống thiết bị tin học và chương trình phần mềm, bảo mật thông tin, quản lý an toàn dữ liệu, quản lý duy trì hệ thống thông tin, bảo trì máy tính đảm bảo thông suốt mọi hoạt động của ngân hàng.

2.1.3. Đặc điểm môi trường kinh doanh và khách hàng của BIDV Thừa Thiên Huế