• Không có kết quả nào được tìm thấy

Việc ôn thi và chọn thi các khối thi phải xuất phát từ năng lực thật sự của mình, tránh việc ôn thi theo xu thế và phong trào, trong thực tế khá nhiều em học sinh sau 3 năm ôn thi rất tốn kém thời gian, tiền

Trong tài liệu Đại học Kinh Tế Quốc Dân 31 11 8 (Trang 184-187)

PHẦN IV. TƯ VẤN ÔN THI

1. Việc ôn thi và chọn thi các khối thi phải xuất phát từ năng lực thật sự của mình, tránh việc ôn thi theo xu thế và phong trào, trong thực tế khá nhiều em học sinh sau 3 năm ôn thi rất tốn kém thời gian, tiền

trong các lò dạy chữ đã nói lên điều đó. Thực tế cũng có rất nhiều người ngại dấn thân vào đời sau khi tốt nghiệp, chỉ muốn dựa vào ngân sách của cha mẹ để học lên nữa, tìm sự nổi tiếng với mảnh bằng cao hơn, chưa lo cống hiến ! Cần thấy đó là điều quá xót xa, phải giật mình để cảnh tỉnh.

Thử tưởng tượng một xã hội mà lớp trẻ chỉ "lo lấy bằng để kiếm sống hoặc kiếm danh" (dù rất chính đáng và thiết thực) thì xã hội đó sẽ đi về đâu ?! Cái đích của tuổi trẻ (cũng là mục tiêu của giáo dục) là "mưu sinh" hay "phát triển", là "kiếm tiền" hay "phụng sự", là "được danh nghĩa" hay "có thực chất" ? Nên quay về với những giá trị sống nhân bản.

39. Hỏi: Nhiều người đã vô tình chọn lầm nghề, học nhầm trường, nhưng vẫn học được và tốt nghiệp ra trường. Một số trong họ chưa (hoặc không) cảm thấy khó khăn gì khi vào đời và lập nghiệp.

Điều đó được hiểu ra sao ?

Trả lời: Đó là vì họ chưa đối mặt với những thử thách éo le trong nghề, chưa đụng chạm với những gai góc sắc cạnh của nghề. Chỉ khi bước sâu vào nghề và cọ xát với thực tế khắc nghiệt đó, họ mới thấy "dội" - dội từ cung cách làm việc đến thái độ hành nghề, nhất là khi va vấp những nghịch cảnh và đối diện với "nghiệp" cay đắng của nghề. Mặt khác, những người trong hoàn cảnh đó ma y lắm là chỉ "tồn tại" được trong nghề nhất thời thôi, làm được ở mức bình bình thôi, không thể khá hơn, sáng tạo hơn, phát đạt hơn, càng không thể "sống lâu" trong nghề, gắn bó máu thịt với nghề.

Bởi vậy mới có trường hợp hành nghề nhưng vẫn dửng dưng với nghề, "bỏ thì thương, vương thì nặng", không mặn mà "yêu" mà chỉ chực chờ "ly dị" hoặc "ly thân" với nghề khi thời cơ đến.

Trong mọi trường hợp, thực tế trải nghiệm trong nghề nghiệp bao giờ cũng là người thầy phán xét khách quan nhất, cũng là sự giám định chính xác nhất về sự tương thích (hay không tương thích) của ta đối với nghề. Đấy là quy luật.

6. Với mỗi môn học nên tìm ra và xây dựng cho mình một phương pháp học phù hợp, đặc trưng. Ví dụ đối với các môn khoa học tự nhiên cần tăng cường khả năng thực hành, làm bài tập và so sánh như vậy vừa nắm được kiến thức lí thuyết vừa nắm chắc các dạng bài và kĩ năng làm bài. Đối với các môn khoa học xã hội , kiến thức rất nhiều khó nhớ, khó thuộc cần tăng cường khả năng đọc, nghe, ngẫm và đặc biệt việc liên hệ thực tế sẽ là một phương pháp học hiệu quả nhất.

7. Không nên học quá lệch, nhiều em cho rằng chỉ cần học 3 môn thi theo khối là đủ. Đó là quan niệm và cách chọn lựa hoàn toàn sai lầm. Việc học đều, đủ các môn sẽ góp phần bổ sung cho kiến thức của vừa sâu vừa rộng hơn, vừa tránh quá tải khi tập trung quá nhiều thời gian vào một môn học nào đó.

Thực tế, các môn học không chỉ bổ sung kiến thức cho nhau mà còn góp phần hỗ trợ chúng ta cả về tư duy và sự sáng tạo. Ngoài ra, sau khi đỗ vào các trường và đặc biệt sau này khi đi làm việc có kiến thức đủ ở các môn sẽ góp phần tạo nên sự thành công của mình.

8. “ Học thầy không tày học bạn” đó cũng là lời khuyên dành cho các bạn thí sinh trong quá trình ôn tập. Ngoài việc học trên lớp, học thêm, việc trao đổi giữa các bạn học sinh, việc tổ chức học nhóm, học theo cặp cũng sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc ôn tập do các bạn cùng trang lứa dễ thẳng thắn trao đổi, chia sẻ.

9. Ngoài việc ôn thi, việc rèn kỹ năng làm bài, tham gia các đợt thi thử ( không quá lạm dụng) sẽ góp phần nâng cao kinh nghiệm và khả năng va chạm để tự tin và bản lĩnh hơn trong đợt tham gia thi chính thức.

Với những điều lưu ý trên, chúng tôi mong rằng, mỗi học sinh trường THPT Thuận Thành số 1 hãy cân nhắc, lựa chọn cho mình một hướng đi dung, một phương pháp học tâp, ôn thi hiệu quả và đạt được kết quả cao nhất trong các kì thi sắp tới và đặc biệt trong giấc mơ vào giảng đường đại học của mình.

CÁCH ÔN TẬP VÀ LÀM BÀI ĐẠT ĐIỂM CAO MÔN HÓA HỌC

Không quá khó để đạt điểm cao môn Hóa học, theo cô giáo Nguyễn Bích Hà, tổ trưởng tổ Hóa học Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam. Có nhiều cách khác nhau để ôn tập môn Hóa, điều này tùy vào cách học của học sinh và kiến thức mà học sinh có.

Cô Nguyễn Bích Hà - người có kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm và có nhiều học sinh đạt giải cao ở các kì thi Quốc gia và Olympic quốc tế, đạt điểm tuyệt đối trong kỳ thi ĐH môn Hóa học - chia sẻ với học sinh về cách ôn tập và làm bài thi tốt nghiệp THPT môn Hóa học.

Cách ôn tập:

1. Hệ thống các kiểu thực nghiệm thường hay được khai thác (phân tích thực nghiệm; chúng thường được sử dụng như thế nào; khai thác xuôi, ngược ra sao; có những kĩ năng đặc biệt gì trong cách khai thác các thực nghiệm này; thường được sử dụng trong những loại câu hỏi nào?...).

Đối với phần hữu cơ còn phải chú ý đến các quy tắc, quy luật được áp dụng (như quy tắc cộng vào nối bội, quy tắc thế vào vòng thơm...).

Đối với câu hỏi định lượng: chú ý một số thủ thuật hay được sử dụng như đại lượng trung bình, bảo toàn điện tích trong phản ứng oxi hóa - khử hay trong dung dịch; tăng giảm khối lượng...

Đối với phần câu hỏi mang tính chất tái hiện kiến thức cần chú ý đến độ chính xác của nội dung được sử dụng.

2. Phân dạng các loại câu hỏi định tính và định lượng theo chủ đề.

3. Khi học bài, lần đầu phải viết ra, phân tích xem câu hỏi này thuộc loại chủ đề nào? Khai thác kiến thức gì? Kĩ năng gì? Sau một số lần rồi mới làm nhanh để khống chế thời gian...

Cách làm bài:

Khi đọc câu hỏi phải định dạng nhanh xem câu này thuộc loại nào? Cách xử lí thế nào? Nếu là câu bài tập thì có thuộc dạng quen thuộc không?

Phải kết hợp cả đáp án vì nhiều trường hợp nhìn vào đáp án có thể định dạng nhanh kết quả mà mình cần tìm.

Nếu gặp câu lạ thì để lại rồi quay lại sau.

BÍ QUYẾT ĐỂ ĐẠT ĐIỂM CAO MÔN VĂN

(Dân trí) - Nếu muốn viết được bài văn đạt điểm cao, ngoài việc tổ chức luận điểm sáng rõ mạch lạc, còn cần có kết cấu sáng tạo, từ mở bài đến kết bài.

Cô giáo Nguyễn Thị Ninh, giáo viên tổ Văn Trường THPT Hà Nội - Amsterdam chia sẻ với thí sinh cách ôn tập và làm bài văn đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Mỗi bài văn cần có luận điểm rõ ràng

Muốn đạt hiệu quả cao môn Văn trong kỳ thi tốt nghiệp, thí sinh phải nắm chắc được kết cấu bài thi với 2 câu nghị luận xã hội và nghị luận văn học.

Đối với câu nghị luận xã hội, thí sinh phải nắm chắc kỹ năng làm nghị luận xã hội, biết tổ chức ý trong bài. Học sinh cần chú ý cách tổ chức luận điểm như sau:

- Luận điểm phải khoa học, chính xác - Luậ̣n điểm phải rõ ràng, mạch lạc - Luận điểm phải có tính hệ thống

- Luận điểm phải sâu sắc mới mẻ (đề̀ ̀ xuất được ý kiến mới) Ví du: Khi đề bài yêu cầu bàn luận một ngạn ngữ Hi Lạp:

"Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì rất ngọt ngào"

Người viết phải đưa ra được các luận điểm sau:

1.Vai trò của việc học tập đối với con người

2. Quá trình học tập bao giờ cũng gian khổ khó khăn nhưng người ta sẽ gặt hái thành công 3. Có thể hưởng thụ quả tri thức ngọt ngào mà không cần học tập kiên trì không?

Sau khi có luận điểm rồi thì các em phải có dẫn chứng thực tế dựa vào vốn sống về xã hội, trải nghiệm xã hội để thuyết phục người đọc về nguyên nhân xảy ra, thực trạng hiện nay như thế nào, nêu các giải pháp. Các em nên dẫn chứng thực tế nhiều hơn dẫn chứng văn học.

Có kết cấu sáng tạo

Còn ở phần Nghị luận văn học, các em phải nắm rõ xuất xứ, chủ đề tác phẩm văn học ra đời trong hoàn cảnh nào. Đối với văn xuôi thì nắm vững cốt truyện, nhân vật, chi tiết, nội dung nghệ thuật, những sáng tạo độc đáo trong tác phẩm.

Nếu muốn viết được bài văn đạt điểm cao, ngoài việc tổ chức luận điểm sáng rõ mạch lạc, còn cần có kết cấu sáng tạo, từ mở bài đến kết bài. Khi bàn luận hoặc phân tích có đưa ra được những ý kiến mới, đòi hỏi người viết có cảm thụ tinh tê ́và khả năng tư duy độc lập, chọn được dẫn chứng tiêu biểu, trúng vấn đề, có lời bình hay, phát hiện độc đáo.

Ngoài ra, cũng phải chú ý việc triển khai ý khi phân tích tác phẩm văn xuôi phải mạch lạc, lôgic, từ khái quát đến cụ thể. Các ý có sự liên kết chặt chẽ.

Phân tích sâu rồi mới mở rộng so sánh với các tác phẩm tương đồng. Nên đa dạng hóa câu văn, kết hợp câu nghị luận với câu nghi vấn, câu khẳng định, câu biểu cảm, câu văn giàu hình ảnh... Phải huy động vốn từ phong phú.

Với tác phẩm thơ, học sinh cần nắm chắc hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, ví dụ: Với bài thơ Tây Tiến, các em phải hiểu bài này viết về đơn vị bộ đội nào, hoạt động ở đâu, hoàn cảnh thực tế họ trải qua gian khổ như thế nào. Điều đặc biệt, chính tác giả bài thơ là người trải nghiệm, người cầm bút, điều này đã giúp cho tác giả sáng tạo nên kiệt tác về người lính rất chân thực, sống động và bất tử.

Tác phẩm thơ khác với văn xuôi. Văn xuôi thiên về chi tiết, nội dung cốt chuyện còn ở thơ là hệ thống hình tượng và ngôn từ, hình ảnh.

Khi phân tích đoạn thơ các em nên đặt trong chỉnh thể tác phẩm và phải nắm được ý chủ đạo, phân tích mối quan hệ giữa đoạn thơ và nghệ thuật song song để làm nổi bật tư tưởng nội dung chính của đoạn thơ.

Dù phân tích văn xuôi hay thơ thì các em nên nhớ để vị trí của nhà văn trong tiến trình văn học. Ví dụ: Đối với nhà văn Tô Hoài thì tác phẩm Vợ chồng A Phủ được trao giải nhất vì cái mới nhà văn thể hiện tư tưởng nhân đạo, tố cáo giai cấp thống trị mà nhà văn đã miêu tả nhân vật trong tính cách đa chiều.

Đối với đề thi Văn “mở” như năm vừa qua cách ra đề mới, tạo khoảng rộng cho chủ thể sáng tạo.

Các em không nhất thiết phải theo thứ tự A,B,C giải thích vấn đề tại sao, như thế nào. Tất nhiên, về mặt cốt lõi bên trong phải tuân theo lôgic nhưng làm mới vấn đề đó bằng cách đặt một câu chuyện nhập vào bài luận, từ vấn đề đó mình bàn luận ra.

Ví dụ: Viết về tình yêu quê hương thì các em có thể bắt đầu từ: Tôi nhận được một bức thư của một người bạn nước ngoài đã 5 năm không trở về quê hương. Từ đó, mình viết tình yêu quê hương quan trọng đến mức nào đối với mỗi con người.

Lưu ý: Bài văn đạt điểm cao phải có hình thức đẹp: Kết cấu sáng. Chữ sạch đẹp, rõ ràng. Viết hoa, đúng qui cách, đúng luật chính tả, dẫn chứng luôn để trong ngoặc kép...

Chúc các em thành công!

5 BÍ QUYẾT ĐỂ ĐẠT ĐIỂM CAO MÔN TIẾNG ANH

(Dân trí) - Thi trắc nghiệm là một cuộc đua về thời gian nên học sinh không nên dừng lại quá lâu ở bất cứ câu hỏi nào.Với những câu không biết chắc đáp án chính xác, nên dùng phương pháp loại trừ để loại bỏ được càng nhiều phương án sai càng tốt.

Đó là chia sẻ của cô giáo Bùi Lan Anh, giáo viên môn Tiếng Anh Trường THPT Hà Nội - Amsterdam với học sinh chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT 2010.

Theo cô Bùi Lan Anh, để kỳ thi tốt nghiệp THPT 2010 đạt hiệu quả cao, học sinh cần bám sát chuẩn kiến thức, nội dung chương trình ôn tập, chủ yếu là chương trình lớp 12.

Đối với môn Ngoại ngữ nói chung và môn tiếng Anh nói riêng, học sinh cần nắm vững cấu trúc đề thi do Bộ Giáo dục ban hành. Đề thi hàng năm thể hiện rất rõ những vấn đề cơ bản như: Ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, đọc hiểu và kỹ năng viết.

Môn Ngoại ngữ là môn thi trắc nghiệm nên học sinh cần lưu ý một số kỹ năng làm bài như sau:

Trong tài liệu Đại học Kinh Tế Quốc Dân 31 11 8 (Trang 184-187)