• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong

Trong tài liệu Đại học Kinh Tế Quốc Dân 31 11 8 (Trang 190-194)

PHẦN IV. TƯ VẤN ÔN THI

V. Một số gợi ý ôn tập môn tiếng Anh:

3. Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong

Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy tự thực hiện môt "cuộc càn quét" lại những gì mà bạn đã học được. Chẳng hạn bạn có thể ghi lại vào một mảnh giấy cách chứng minh bất đẳng thức A (nêu trên) hay những công thức, định lý... mà bạn vừa học xong hoặc làm riêng cho mỗi bộ môn một quyển sổ nhỏ.

Ðây sẽ chính là quyển sổ tóm tắt lý thuyết của riêng bạn. Với cách này bạn sẽ nhớ lâu hơn những gì mà mình đã học được và cũng sẽ dễ dàng hơn nếu chẳng may bạn lại quên cách chứng minh bất đẳng thức A một lần nữa. Bạn sẽ không còn phải mất nhiều thời gian để lục tìm lại đống sách vở cũ nữa đâu.

VẤN ĐỀ TÂM LÝ TRƯỚC, TRONG VÀ SAU KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC Thầy: Nguyễn Tiến Hỷ - UVBCH Đoàn trường (sưu tầm) 1.Tâm lý trước kì thi

1.1. Lo lắng về chọn nghề, chọn trường cho phù hợp: Thường các em sẽ tự đặt ra các câu hỏi:

“Mình nên theo nghề gì bây giờ?” “Mình thi trường nào đây?

Cách khắc phục: Đừng lo lắng, em nên bình tĩnh và suy ngẫm cho bình tĩnh nhé! Trước hết em cần suy nghĩ xem tính cách của mình phù hợp với ngành gì. Điều này rất quan trọng đấy nhé! Nếu bản thân năng động, tự tin, hay nói trước đám đông thì em có thể lựa chọn những chuyên ngành về giao tiếp như marketing, kinh tế đối ngoại. Nếu bản thân có năng lực quản lí trong công việc, sắp xếp lịch trình thì có thể lựa chọn chuyên ngành quản trị kinh doanh. Hoặc em có thể lựa chọn chuyên ngành thông tin nếu bản thân thích và hay tìm hiểu về công nghệ máy tính…

Sau khi đã lựa chọn được nghề phù hợp với tính cách bản thân thì sau đó hãy chọn trường phù hợp nào! Em nên lựa chọn trường phù hợp với học lực của mình, không nên chọn trường điểm quá cao hoặc quá thấp so với lực học bản thân. Đồng thời em cũng nên làm nhiều hồ sơ thi đại học( 2 hoặc 3 trường là phù hợp để tránh lãng phí về kinh tế). Vì từ lúc nộp hồ sơ đến lúc thi em còn một khoảng thời gian để nâng cao kiến thức của mình. Đến lúc trước kì thi khoảng một tuần thì em chọn trường phù hợp với số điểm mà em nghĩ có thể đạt được.

1.2. Lo lắng về việc học tập, thi cử: Nhất là khi gặp đề khó, đề thi sẽ trúng vào dạng bài mình chưa học khiến cho việc học trở nên rắc rối và khiến bản thân mệt mỏi.

Cách khắc phục:Để trở nên hiệu quả hơn thì em cần làm như sau:

Cần thời gian biểu một cách chi tiết, cụ thể: Ngoài TKB ở trường thì cần tự xác định cho mình một TKB chi tiết, cụ thể hơn. VD: Buổi sáng học môn gì? Thời lượng bao nhiêu? Buổi chiều, buổi tối học môn gì? Thời lượng bao nhiêu? Trước khi bắt đầu học em cần phải chuẩn bị tất cả các tài liệu mà mình cần học , như thế sẽ đỡ tốn thời gian cho việc tìm tài liệu và sẽ khiến bản thân tập trung hơn. Ngoài ra không nên học thông trong một thời gian dài mà nên có thời gian nghỉ ngơi ngắn trong lúc học. Thời gian học trên lớp nên tập trung nghe thầy cô giảng bài, tránh việc học bài mới mà mình lại bỏ bài cũ hay môn học khác ra học.

Dẹp bỏ những suy nghĩ vu vơ và những thứ khiến bản thân phân tâm: Tránh xa điện thoại, máy tính, ti vi… vì những thứ đó rất dễ khiến em phân tâm. Đồng thời dẹp bỏ những lo lắng hay suy nghĩ bi quan kiểu như. “ Nếu mình không thi đỗ đại học thì…” hay “Phần này mình không hiểu gì cả, thế này thì làm sao đỗ đại học được!”… Một phương pháp khắc phục khá hiệu quả là nghe nhạc không lời với tiết tấu nhanh trong lúc học sẽ khiến em có thể tập trung vào sách vở của mình. Nên nhớ rằng, nhạc không lời với tiết tấu càng nhanh thì càng tốt nhé(các em có thể nhờ thầy Tạ Quang Tùng giúp đỡ vấn đề này). Vì tiết tấu nhanh, chậm của nhạc sẽ ảnh hưởng đến khả năng tính toán, học thuộc nhanh, chậm của em đó.

Giữ gìn sức khỏe tốt: Em cần có một chế độ ăn uống điều độ, không bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng.

Cũng không được thức quá khuya. Thường em hay có suy nghĩ ”Nó thức đến 1h/2h để học mà mình học được như thế này…” Điều đó khiến cho bản thân em trở nên hoang mang, lo lắng. Nhưng em nên nhớ rằng: học nhiều không bằng hiệu quả. Nếu em có thể học hiệu quả thì kết quả học tập sẽ rất tuyệt vời đấy!

Chính vì vậy, để việc học đạt hiệu quả tốt nhất thì em cần phải có một sức khỏe tốt và tinh thần thoải mái.

Chủ động, nghiêm túc trong quá trình học: Em không nên học lệch, học tủ, không ỷ lại vào thầy cô, bạn bè. Và trong quá trình ôn thi em đừng lo sợ, hoang mang khi bạn làm được bài mà em không làm được. Mà em hãy dùng điều đó làm động lực cho bản thân.

Kiểm điểm lại kiến thức bản thân: Em không nên làm quá nhiều đề, học quá nhiều dạng bài mà không kĩ lưỡng và còn nhiều điểm ghi vấn. Em thường leo theo dạng bài mới trong khi chưa nắm chắc dạng bài cũ. Vì em lo sơ rằng dạng bài mới đó có thể có trong đề thi. Điều này rất nguy hiểm khi ôn thi.

Vì nếu em làm như vậy em rất dễ quên và không hiểu về dạng bài tập đó. Như vậy sẽ khiến cho em mất thêm một khoảng thời gian cho việc học lại dạng bài cũ.

Nên tự học trước khi thi: Em hãy nhớ rằng thầy cô chỉ định hướng bài học và hướng dẫn em giải quyết những bài tập khó chứ thầy cô không quyết định kiến thức mà bản thân em có là những gì, Là đủ hay chưa đủ cho kì thi đại học. Nên tự bản thân em học là chính. Những vấn đề nào không hiểu thì có thể hỏi thầy cô, bạn bè rồi phải tự làm lại và ôn luyện những dạng bài chưa làm được thật kĩ lưỡng chứ không nên bỏ đấy. Trước kì thi 3-4 ngày em không nên tập trung học dạng bài mới nữa mà nên ôn luyện lại dạng bài cũ và kiến thức đã được học.

1.3. Về áp lực gia đình: Nhiều gia đình thường ép buộc em thi vào một trường nào đó. Và cũng đặt nặng tâm lý bắt buộc em phải thi đỗ đại học và khiến cho em bị mệt mỏi và stress.

Cách khắc phục:Điều này chủ yếu phụ thuộc vào suy nghĩ của các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, nếu gia đình phản đối quyết định của em thì em nên tâm sự với gia đình và nói rõ cho bố mẹ hiểu về ngành nghề và trường mà em lựa chọn. Tương lai của em do chính bản thân em quyết định chứ không phải ai khác. Gia đình và người thân là người sẽ cho em những lời khuyên bổ ích chứ không phải là người quyết định tương lai của em.

Thêm vào đó, em cũng nên tâm sự với gia đình rằng họ đang khiến cho em bị áp lực, khiến cho việc học của em chưa đạt hiệu quả.

Đừng ngại ngùng hay lo lắng bị bố mẹ mắng. Chỉ cần em tâm sự thật lòng thì gia đình sẽ hiểu em.

1.4. Lo lắng về tương lai sau khi ra trường:

Cách khắc phục: Ra trường có xin được việc làm hay không phụ thuộc vào năng lực bản thân của em. Ngành nào cũng đều co việc làm. Ngành nào cũng có những người thành công và thất bại. Em đừng có suy nghĩ chỉ có vào những ngành đang “hót” thì mới có việc làm tốt. Để có thể có được việc làm tốt hay không thì hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân em chứ không phụ thuộc vào ngành nghề.

1.5. Đại học là con đường “duy nhất” để thành công.

Cách khắc phục: Em nên biết rằng: “ Đại học là con đường ngắn nhất chứ không phải duy nhất dẫn đến thành công”. Em quá đặt nặng nề về việc học đại học thì có thể được việc làm tốt. điều đó khiến cho áp lực tâm lý khi thi của em trở nên nặng nề. Việc em quyết tâm thi đỗ đại học là điều tốt nhưng không được khiến nó trở thành bóng ma đè nặng tâm lý của bản thân. Thành công hay không là do em sau này sẽ học tập và làm việc như thế nào chứ không phải là do em có đỗ được đại học không.

1.6. Lo lắng về vấn đề lựa chọn ngành học phù hợp.

Cách khắc phục: Trong trường hợp này, em nên ưu tiên cho sự phù hợp trước. Sở thích có thể thay đổi tùy hứng, tùy thời, tùy tâm trạng. Có thể hiện tại em thích nghề này, nhưng một thời gian sau em lại thích một ngành nghề khác. Sở thích chưa hẳn đã là sở trường. Sở thích chỉ mang tính nhất thời. Sở trường mới là dài lâu và là một phần của năng lực. Nghề mà em thích chưa chắc sẽ là nghề mà em sẽ học và làm được. Nên chọn nghề phù hợp với thực chất về năng lực và tính cách bản thân, đừng chạy theo cảm tính. Nhất là a dua theo bạn bè, chạy theo mốt thời thượng. Em hãy nhớ rằng: Tính cách có quan hệ máu thịt với nghề nghiệp. Điều này được thể hiện cả khi em học nghề, lập nghiệp và thành nghề, Hãy tự hỏi: “Nghề em định chọn có “yêu” em không”, nghĩa là tính cách của em có phù hợp với những đòi hỏi gay gắt của nghề đó hay không.

Em nên khắc ghi những lời của những chuyên gia lỗi lạc: “ Chính tương lai bạn được quyết định bởi tính cách của bạn. Tính cách của bạn phải kết duyên với nghề bạn chọn. Vì vậy nghề chọn bạn chứ không phải bạn chọn nghề”

2.Tâm lý trong kì thi

Vấn đề: Em thường mang tâm lý mất bình tĩnh, lo lắng mình không làm được bài và run sợ khi thấy đề.

Cách khắc phục: Trước khi thi, điều đầu tiên em cần làm là kiểm tra xem em mang đầy đủ những thứ cần thiết chưa. Nhất là thẻ dự thi, chứng minh nhân dân và những dụng cụ cần thiết như bút bi, bút chì, thước kẻ, cục tẩy, compa, máy tính… Hãy nhớ rằng không được mang điện thoại di động và máy tính có chức năng nghi nhớ vào phòng thi đâu nhé!

Khi vào phòng thi, em nên mang theo một chai nước lọc. Khi em cảm thấy mất bình tĩnh thì em hãy uống nước, nó có thể phần nào giúp em bình tĩnh hơn để làm bài thi.

Khi nhận được bài thi, em không nên lao vào làm bài ngay mà nên hít thở thật sâu, thư giãn thả lỏng cơ thể, nhắm mắt lại và cố gắng mỉm cười khoảng ba lần. Trong lúc đó hãy nhanh chóng suy nghĩ:

“Mục đích cuối cùng của thi cử là gì?” Khi có mục tiêu kiên cố, em sẽ có đủ tự tin để làm bài thi một cách tốt nhất.

Trong lúc thi không nên nhìn sang những bạn bên cạnh mà nên tập trung vào bài thi của mình.

Không lo sợ và hoang mang khi bạn sang tờ giấy thứ hai, thứ ba. Vì rất có thể bạn đó làm… nhanh, ẩu, đoảng đó!

3.Tâm lý sau kì thi

Vấn đề: Sau khi thi thường em sẽ mang tâm lí hụt hẫng, thất vọng kể cả khi em có làm được hay không. Thường em sẽ mang suy nghĩ: “Đáng lẽ mình có thể làm tốt hơn thế!”

Cách khắc phục:Em cần làm tốt trong việc chuẩn bị tâm lý trước và trong kì thi để làm bài thi tốt nhất với sức lực và sự quyết tâm đạt đến 100% để tránh khỏi cảm giác hụt hẫng, thất vọng sau khi thi.

Nên thư giãn chờ kết quả cuối cùng.

KĨ THUẬT LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM HIỆU QUẢ

Thay đổi hình thức thi trắc nghiệm, bắt buộc cách học cũng như cách giải phải thay đổi theo sao cho phù hợp nhất, đừng quá lo lắng, hãy bình tĩnh với cách thi mới để sẵn sàng vượt vũ môn.

Theo như phương án tổ chức kì thi THPT Quốc Gia năm 2018 mà bộ GD&ĐT đã thực hiện từ năm 2017 thì ngoài môn Ngữ Văn, tất cả các môn còn lại đều thi theo hình thức trắc nghiệm. Như vậy, môn Toán, môn Ngoại ngữ và bài thi Khoa học xã hội, Khoa học tự nhiên sẽ thi bài thi trắc nghiệm. Điều này được xem là thay đổi lớn nhất và cũng gây lo lắng nhiều nhất cho thí sinh, đặc biệt đối với môn Toán khi mà xưa nay vẫn quen với hình thức thi tự luận.

Mặc dù cũng đã được làm quen với hình thức thi trắc nghiệm thông qua các kì thi Học kì hay các bài kiểm tra ở trường, tuy nhiên trước sự thay đổi của một kì thi quan trọng như vậy thực sự cũng sẽ gây ra không ít khó khăn cho thí sinh. Hình thức thi thay đổi bắt buộc cách học cũng như cách giải phải thay đổi theo sao cho phù hợp nhất, đừng quá lo lắng, hãy bình tĩnh với cách thi mới để sẵn sàng vượt vũ môn.

Thay đổi một chút về cách học và giải

Nếu như trước đây bạn cần nắm thật chắc kiến thức và học cách trình bày theo các bước cho đúng trình tự thì bây giờ yêu cầu thêm nữa đó là phải học kiến thức rộng hơn. Tùy mỗi môn sẽ có những đặc thù khác nhau, nhưng trên cơ sở phải nắm kiến thức và biết vận dụng.

Ở bài thi trắc nghiệm thường sẽ là những bài yêu cầu giải nhanh và không quá rườm rà, yêu cầu kiến thức rộng và bao quát hơn. Nếu như bạn đang theo phương pháp "chậm và chắc" thì bạn phải đổi ngay từ

"chậm" thành "nhanh". Giải nhanh chính là chìa khóa để bạn có được điểm cao ở môn trắc nghiệm. Với các bài thi nặng về lí thuyết thì sẽ yêu cầu ghi nhớ nhiều hơn, bạn nên chú trọng phần liên hệ vì đó là xu hướng học cũng như ra đề của Bộ.

Phải tìm được từ "chìa khóa" trong câu hỏi

Từ chìa khóa hay còn gọi là "key" trong mỗi câu hỏi chính là mấu chốt để bạn giải quyết vấn đề. Mỗi khi bạn đọc câu hỏi xong, điều đầu tiên là phải tìm được từ chìa khóa nằm ở đâu. Điều đó giúp bạn định hướng được rằng câu hỏi liên quan đến vấn đề gì và đáp án sẽ gắn liền với từ chìa khóa ấy. Đó được xem là cách để bạn giải quyết câu hỏi một cách nhanh nhất và tránh bị lạc đề hay nhầm dữ liệu đáp án.

Tự trả lời trước… đọc đáp án sau

Cho dù bài thi môn Toán hay bài thi Khoa học xã hội thì bạn đều nên áp dụng cách thức tự đưa ra câu trả lời trước khi đọc đáp án ở đề thi. Điều này đặc biệt xảy ra ở các bài thi liên quan đến môn Lịch sử và Địa lí, khi mà các đáp án thường "na ná" nhau khiến bạn dễ bị rối. Sau khi đọc xong câu hỏi, bạn nên tự trả lời rồi đọc tiếp phần đáp án xem có phương án nào giống với câu trả lời mình đưa ra hay không. Chớ vội đọc ngay đáp án vì như thế bạn rất dễ bị phân tâm nếu như kiến thức của mình không thực sự chắc chắn.

Dùng phương pháp loại trừ

Một khi bạn không có cho mình một đáp án thực sự chính xác thì phương pháp loại trừ cũng là một cách hữu hiệu giúp bạn tìm ra câu trả lời đúng. Mỗi câu hỏi thường có 4 đáp án, các đáp án cũng thường không khác nhau nhiều lắm về nội dung, tuy nhiên vẫn có cơ sở để bạn dùng phương án loại trừ bằng "mẹo" của mình cộng thêm chút may mắn nữa. Thay vì đì tìm đáp án đúng, bạn hãy thử tìm phương án sai… đó cũng là một cách hay và loại trừ càng nhiều phương án càng tốt.

Khi bạn không còn đủ cơ sở để loại trừ nữa thì hãy dùng cách phỏng đoán, nhận thấy phương án nào khả thi hơn và đủ tin cậy hơn thì khoanh vào phiếu trả lời… đó là cách cuối cùng dành cho bạn.

Phân bổ thời gian và nhớ không được bỏ trống đáp án

Việc đầu tiên là đọc qua một lượt tất cả các câu hỏi, xem những câu nào mình biết rồi thì nên khoanh ngay đáp án vào phiếu trả lời (bạn nhớ dùng bút chì để có thể sửa đáp án nếu cần thiết). Sau khi làm hết những câu hỏi "trúng tủ" của mình thì chọn những câu hỏi đơn giản làm trước, vì bài thi trắc nghiệm các câu hỏi đều có thang điểm như nhau chứ không giống như bài thi tự luận.

Chính vì vậy câu hỏi khó hay dễ cũng đều có chung phổ điểm, nên bạn hãy làm câu dễ trước để đảm bảo đạt tối đa số điểm. Chú ý phân bổ thời gian để không bỏ sót câu hỏi nào, nếu không biết đáp án thì hãy dùng phỏng đoán hay kể cả may mắn cũng được, điều bạn cần là không được để trống đáp án, đó cũng là một cơ hội dành cho bạn.

Trong tài liệu Đại học Kinh Tế Quốc Dân 31 11 8 (Trang 190-194)