• Không có kết quả nào được tìm thấy

Diễn tả chung: Quản lý, kinh doanh là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo sự tồn tại và vận hành của toàn bộ

Trong tài liệu Đại học Kinh Tế Quốc Dân 31 11 8 (Trang 144-149)

Phần III. ĐIỂM CHUẨN NĂM 2017 CỦA MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Câu 10: Người ta thường đặt cho mình nhiều mục đích khác nhau trong cuộc sống. Em hãy cho biết mỗi mục đích sau đây có ý nghĩa như thế nào đối với em ? ( Hãy chọn 1 trong 3 mức độ khác nhau

A. Diễn tả chung: Quản lý, kinh doanh là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo sự tồn tại và vận hành của toàn bộ

doanh nghiệp, hướng vào mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong kinh doanh, quản trị bao gồm việc cân nhắc, tạo ra quy trình hệ thống, và tối đa hóa hiệu quả hoạt động quản lý kinh doanh bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý. Quản lý có thể được hiểu là khả năng bao quát của con người và tổ chức nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để hoạt động và đạt được các mục tiêu. Cụ thể hơn, quản trị kinh doanh là tổng hợp của các quá trình:

- Xác định mục tiêu kinh doanh

- Phối hợp, tổ chức, chỉ huy và điều hành hoạt động để thực hiện mục tiêu kinh doanh đã đề ra.

- Kiểm tra, kiểm soát hệ thống tổ chức đã hình thành trong quá trình thực hiện mục tiêu kinh doanh. Chuyên ngành quản trị kinh doanh trang bị cho học viên:

- Có kiến thức cơ bản về chính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp, quản trị kinh doanh để có thể hoạch định các chiến lược, kế hoạch phát triển lâu dài cho các doanh nghiệp, đồng thời biết tổ chức, quản lý để doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, khắc phục được các rủi ro trong kinh doanh.

- Có những kỹ năng chuyên sâu về các lĩnh vực liên quan đến quản lý điều hành một doanh nghiệp như quản trị dự án, quản trị sản xuất và dịch vụ, quản trị công nghệ và môi trường, quản trị nguồn nhân lực, quản trị tài chính, quản trị Marketing, quản trị hành chính văn phòng, quản trị chất lượng sản phẩm.

- Có nghiệp vụ về thống kê, kế toán, kiểm toán, ngoại thương và thanh toán quốc tế, ngân hàng và chứng khoán, soạn thảo hợp đồng văn bản, điều hành văn phòng.

B. Phẩm chất và năng lực:

• Tự tin, năng động, có tham vọng và nhiều năng lượng

• Mạnh mẽ, có nghị lực, thích sự cạnh tranh, thích phiêu lưu mạo hiểm, giám chịu trách nhiệm

• Có khả năng giao tiếp, biết lắng nghe, thích gặp gỡ, giao lưu

• Có khả năng tổ chức công việc cho chính mình và mọi người

• Có khả năng thuyết phục, gây ảnh hưởng, lãnh đạo và biết khích lệ động viên người khác

• Quan tâm đến các tin kinh tế, câu chuyện doanh nhân

• Thông minh, có khả năng phân tích thông tin, dữ liệu

• Có tầm nhìn bao quát, định hướng chiến lược C. Ngành nghề:

• Quản lý, kinh doanh: Quản trị kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, quản trị nhân sự, đại lý cung cấp các sản phẩm, môi giới chứng khoán, bất động sản, quản trị trung tâm đào tạo / trường

học, quản trị công ty du lịch, khách sạn, nhà hang

• Marketing và Bán hàng: Nghiên cứu thị trường, tiếp thị, bán hàng, quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện, truyền thông

• Các ngành nghề liên quan: Tài chính ngân hàng, chính trị gia, diễn thuyết, nhà ngoại giao, và làm quản lý trong các lĩnh vực khác như giáo dục, kinh tế, văn hóa…

Khoa học quản lý: Đào tạo những sinh viên có kỹ năng về quản lý, có trình độ tốt về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; có kỹ năng tốt về trình bày, giao tiếp và cộng tác trong công việc....Theo học ngành này, sinh viên được cung cấp hệ thống các kiến thức về lý luận và phương pháp quản lý, lãnh đạo; kiến thức về khoa học quản lý và những ngành khoa học liên ngành khác. Đồng thời, có năng lực phân tích và đánh giá; có khả năng tổ chức, huy động và thuyết phục quần chúng thực hiện mục tiêu của tổ chức.

Sinh viên tốt nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu của các vị trí công tác quản lý ở cấp phòng, ban, phân xưởng xí nghiệp và các vị trí tác nghiệp quản lý trong các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương hoặc địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước hoặc tư nhân...

Quản trị kinh doanh:Quản trị kinh doanh là việc thự hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo sự tồn tại và vận hành của toàn bộ doanh nghiệp, hướng vào mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ngành này đào tạo sinh viên có khả năng quản lý doanh nghiệp trong tương lai với những kiến thức về quản lý ở tầm vi mô tương đối bài bản và toàn diện. Và sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc chủ yếu ở các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Quản trị doanh nghiệp: Đào tạo sinh viên có kiến thức rộng về kinh tế và quản trị kinh doanh, có kiến thức chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, truyền thông kinh doanh, hàng không, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải và một số lĩnh vực kinh doanh khác. Sinh viên có kỹ năng thực hiện toàn diện các chức năng quản trị doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực trên như: tạo lập doanh nghiệp mới; xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh, chính sách kinh doanh, chương trình, dự án kinh doanh của doanh nghiệp; tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp; tổ chức, điều hành, kiểm soát quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; phân tích, chẩn đoán, đánh giá doanh nghiệp; tái cấu trúc và tổ chức lại doanh nghiệp cho thích ứng sự thay đổi môi trường.

Sau khi tốt nghiệp, với kiến thức và kỹ năng được trang bị, sinh viên ra trường có thể làm việc tại các loại hình doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, truyền thông kinh doanh, hàng không, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải và một số lĩnh vực kinh doanh khác.

Quản trị nhân sự: Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nguồn nhân sự có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong lĩnh vực quản lý nguồn nhân lực, nhất là trong các doanh nghiệp. Đây là những người có kỹ năng về phân tích, đánh giá các mặt liên quan đến quản lý nguồn nhân lực trong các tổ chức, có khả năng xây dựng và tổ chức các hoạt động lao động của một tập thể trong các doanh nghiệp, nắm chắc và vận dụng đúng đắn các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người lao động trong lĩnh vực lao động - tiền lương.

Sau khi tốt nghiệp thì chủ yếu làm việc ở các phòng Tổ chức Hành chính, Nhân sự, Lao động - Tiền lương trong các cơ quan doanh nghiệp. Có thể công tác tại các cơ quan Trung ương và địa phương, trong các viện nghiên cứu, trung tâm khoa học và các trường ĐH, CĐ về lĩnh vực quản lý con người trong lao động.

Marketing và Bán hàng: Đào tạo cử nhân Marketing có kiến thức và năng lực chuyên môn sâu về lĩnh vực marketing, là những người năng động, sáng tạo, đảm nhiệm được các vị trí nghề nghiệp trong lĩnh vực Marketing như: quản lý bán hàng, quản lý sản phẩm, lập kế hoạch marketing….

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này có thể làm việc ở các phòng kinh doanh, phòng Marketing của đơn vị sản xuất, thương mại, dịch vụ, nghiên cứu thị trường thuộc nhiều thành phần kinh tế để thực hiện nhiệm vụ: nghiên cứu thị trường, khách hàng, lập kế hoạch marketing, lập và thực hiện kế hoạch phân phối, phát triển thương hiệu, định giá, quảng cáo, khuyến mại, hoạt động chào hàng, dịch vụ khách hàng tại đơn vị.

Quan hệ công chúng: Học ngành này sinh viên được chú trọng trang bị những kiến thức về truyền thông, giao tiếp, học về tin và cách viết tin, viết bài PR và thông cáo báo chí, học về lý luận và lịch sử báo chí... cùng với những kiến thức về kinh tế học như marketing, quản trị...; ngoài ra là các kỹ năng cần thiết cho hoạt động báo chí, truyền thông hiện đại như Indesign, Photoshop...

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể trở thành những người làm công tác truyền thông, tổ chức sự kiện, quảng bá thương hiệu, quan hệ khách hàng, tổ chức - cung cấp thông tin, nhân viên

marketing, quảng cáo, thuyết trình viên, tư vấn khách hàng... trong các cơ quan, doanh nghiệp. Đây là những vị trí phù hợp với các bạn trẻ năng động, tự tin.

Các ngành nghề khác hoặc liên quan trong lĩnh vực quản lý, kinh doanh: đại lý cung cấp các sản phẩm, môi giới chứng khoán, bất động sản, quản trị trung tâm đào tạo / trường học, quản trị công ty du lịch, khách sạn, nhà hàng, tài chính ngân hàng, chính trị gia, diễn thuyết, nhà ngoại giao, và làm quản lý trong các lĩnh vực khác như giáo dục, kinh tế, văn hóa…

9. Kinh tế - tài chính A. Diễn tả chung:

Kinh tế - tài chính chiếm một vị trí quan trọng trong xã hội. Những người tham gia lĩnh vực này cần có tính cẩn thận, tỉ mỉ, có khả năng phân tích để đưa ra được những thông tin, số liệu tin cậy qua đó giúp người quản lý có thể có được những quyết định đúng đắn, những điều chỉnh phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Mục tiêu đào tạo của ngành kinh tế - tài chính là đào tạo cử nhân Kinh tế có kiến thức sâu rộng và hiện đại về kinh tế, tài chính; có khả năng phân tích và đánh giá các chính sách tài chính đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội. Tổ chức và thực hiện các hoạt động tài chính của doanh nghiệp một cách có hiệu quả; có khả năng hoạch định chính sách tài chính công và tài chính doanh nghiệp để thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội đã định. Bên cạnh đó có thể giải quyết những vấn đề phát sinh thực tiễn trong công tác quản lý hoạt động của các tổ chức tín dụng, có khả năng phân tích, xây dựng và thực hiện các dự án kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng.

B. Phẩm chất và năng lực:

• Học tốt môn toán, thích làm việc với các con số

• Có khả năng phân tích, thống kê

• Cẩn thận, tỉ mỉ, ngăn nắp

• Tin cậy, luôn tuân thủ quy định, quy trình, trung thực

• Quan tâm đến các tin tức kinh tế, tài chính C. Ngành nghề:

• Tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, nhân viên thuế, nhân viên thu ngân, quản lý quỹ, đầu tư, quản lý kinh tế

• Các ngành nghề liên quan: Quản trị kinh doanh, marketing

Tài chính, ngân hàng:: Tài chính: là phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập, phân phối các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất định.

Ngân hàng: là tổ chức trung gian tài chính, được phép nhận tiền gửi để cho vay, cung ứng dịch vụ thanh toán và các dịch vụ khác. Hoạt động chính của ngân hàng là kinh doanh tiền tệ (vay và cho vay) và là trung gian thanh toán giữa người bán hàng và người mua hàng.

Mục tiêu đào tạo của ngành tài chính - ngân hàng là đào tạo cử nhân Kinh tế có kiến thức sâu rộng và hiện đại về tài chính; có khả năng phân tích và đánh giá các chính sách tài chính đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội. Tổ chức và thực hiện các hoạt động tài chính của doanh nghiệp một cách có hiệu quả; có khả năng hoạch định chính sách tài chính công và tài chính doanh nghiệp để thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội đã định. Bên cạnh đó có thể giải quyết những vấn đề phát sinh thực tiễn trong công tác quản lý hoạt động của các tổ chức tín dụng, có khả năng phân tích, xây dựng và thực hiện các dự án kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng.

Sinh viên tốt nghiệp Tài chính-ngân hàng có thể đảm nhận tốt các nghiệp vụ tại ngân hàng nhà nước, các ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, liên doanh; tại các công ty tài chính, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, Viện tài chính tiền tệ và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

Kế toán: Kế toán là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động kinh tế tài chính của một tổ chức, một doanh nghiệp, một cơ quan nhà nước hay một cửa hàng tư nhân…Đây là một nghề đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế .

Công việc của nhân viên kế toán là ghi chép, hệ thống hóa, xử lý và cung cấp thông tin về tàn bộ hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị, giúp nhà quản lý điều hành và quản lý hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị cũng như đề ra các quyết định quản lý kinh tế.

Các kỹ năng cần đạt được: Xây dựng được các mô hình chung về tổ chức hạch toán ở doanh nghiệp thuộc các loại hình khác nhau, lập chứng từ kế toán, sổ sách kế toán và tổ chức kế toán quản trị, lập và phân tích báo cáo tài chính, phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có khả năng hướng dẫn, tư vấn và tổ chức thực hiện các văn bản pháp lý, các mô hình tổ chức hạch toán đã xây dựng.

Nơi làm việc sau khi tốt nghiệp: Phòng Kế toán - Tài chính, phòng Kế hoạch tiền lương tại các doanh nghiệp thuộc các ngành, các lĩnh vực, các thành phần kinh tế khác nhau hoặc các cơ quan, đơn vị thực hiện chức năng soạn thảo văn bản pháp lý về kế toán nói riêng và về kinh tế, quản lý nói chung, các đơn vị có chức năng tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán thuộc các cơ quan Nhà nước Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành hoặc các doanh nghiệp, các công trình, các dự án thuộc các nguồn ngân sách khác nhau và các đơn vị sự nghiệp có thu.

Kiểm toán: Đào tạo các cử nhân kiểm toán kinh tế có trình độ nghề nghiệp tương đương với chức danh kiểm toán viên đồng thời có khả năng hoạch định chính sách và tổ chức hoạt động kiểm toán thuộc các cơ quan nhà nước, các hiệp hội kế toán-kiểm toán và các tổ chức kinh tế xã hội khác;

có phẩm chất chính trị tốt theo yêu cầu chung của cử nhân kinh tế và theo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán.

Những người học ngành này phải có khả năng hoạch định chính sách và tổ chức hoạt động kiểm toán thuộc các cơ quan nhà nước, các hiệp hội kế toán - kiểm toán và các tổ chức kinh tế xã hội khác, lập chứng từ kế toán, kiểm tra sổ sách báo cáo kế toán, lập báo cáo kiểm toán nội bộ, xây dựng được các mô hình chung về tổ chức kiểm toán ở doanh nghiệp thuộc các loại hình khác nhau.

Cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành Kiểm toán có thể có công tác tại: cơ quan Kiểm toán Nhà nước Trung ương và địa phương, các công ty kiểm toán, tư vấn tài chính, các công ty kiểm soát chất lượng kiểm toán, các bộ phận làm chức năng kiểm soát nội bộ ngành và nội bộ địa phương như:

thanh tra các bộ, ngành hoặc kiểm soát chuyên ngành (về tài chính), các đơn vị có chức năng kiểm tra tài chính, các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp, văn phòng tư vấn kế toán - kiểm toán…

Kinh tế học:Kinh tế học (hay quản lý kinh tế) là một môn khoa học xã hội nghiên cứu sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu thụ hàng hóa.

Kinh tế học có 2 nhánh chính: kinh tế học vi mô (nghiên cứu các hoạt động riêng lẻ như: hộ gia đình, hoạt động thương mại) và kinh tế vĩ mô (nghiên cứu các hoạt động kinh tế trong một tổng thể thống nhất: cung cầu, hàng hóa, tiền tệ, vốn…). Mục đích chung của khoa học kinh tế là tìm ra quy luật khách quan chi phối quá trình hoạt động kinh tế của xã hội. Sản phẩm chủ yếu của kinh tế học là những lý thu yết, học thuyết, quy luật phát triển… làm cơ sở lý thuyết cho việc đổi mới tư duy kinh tế và cho việc hoạch định các chiến lược, chính sách quản lý kinh tế cũng như quản lý doanh nghiệp.

Khi theo học ngành này, học viên được đào tạo để có khả năng nghiên cứu độc lập và có tính sáng tạo; có kiến thức chuyên sâu, hiện đại về kinh tế học và các lĩnh vực kinh tế ứng dụng; có khả năng vận dụng lý thuyết kinh tế để phân tích các tình huống kinh tế; có khả năng phân tích các chính sách kinh tế, các dự án kinh tế.

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm nghiên cứu viên trong các Viện nghiên cứu kinh tế, trong các định chế tài chính trong nước và quốc tế, trong các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, trong các doanh nghiệp tư nhân và nhà nước, hoặc làm giảng viên trong các trường ĐH, CĐ, TCCN.

- Thương mại: Đào tạo Cử nhân kinh tế có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực kinh doanh thương mại trong nước và quốc tế. Sinh viên tốt nghiệp có thể công tác tại các cơ quan quản lý kinh tế nhà nước về thương mại (Bộ Thương mại, Sở Thương mại, Phòng Kinh tế), các Công ty về thương mại, xuất nhập khẩu, các Công ty sản xuất, sản xuất thương mại, các Công ty liên doanh, Công ty vốn nước ngoài…

- Thương mại quốc tế: Đào tạo cử nhân thương mại quốc tế có tư duy kinh tế tổng hợp và quản trị kinh doanh thương mại quốc tế, phân tích được các quy luật vận động của thị trường thế giới và khu vực. Trên cơ sở đó, có khả năng áp dụng vào thực tiễn quản trị kinh doanh thương mại quốc tế ở nước ta trong quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới và năng động, sáng tạo, có khả năng tự lập nghiệp. Các kỹ năng cần đạt được: Nắm vững các lý thuyết về thương mại quốc tế để hoạch định chiến lược và chính sách quản lý, kinh doanh thương mại quốc tế, nắm vững các thông tư, nghị định, chính sách kinh tế của Nhà nước, công ước, luật pháp thương mại quốc tế, thành thạo hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu như: khả năng nghiên cứu dự báo, lập kế hoạch, quản lý, bán hàng, thành thạo quy trình nghiệp vụ kinh doanh thương mại quốc tế như: đàm phán ký hợp đồng ngoại thương, tổ chức thực hiện hợp đồng ngoại thương, quản trị kinh doanh thương mại quốc tế. Đồng thời phải thông thạo từ một đến hai ngoại ngữ và sử dụng tốt công cụ tin học trong công việc.

- Nơi làm việc sau khi tốt nghiệp: Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có thương mại quốc tế, các cơ quan nghiên cứu, các cơ quan quản lý Nhà nước và các cơ quan hợp tác quốc tế, tổ chức quốc tế về thương mại, giảng dạy thương mại quốc tế ở các trường ĐH, CĐ hoặc có thể

Trong tài liệu Đại học Kinh Tế Quốc Dân 31 11 8 (Trang 144-149)