• Không có kết quả nào được tìm thấy

Khoa học tự nhiên

Trong tài liệu Đại học Kinh Tế Quốc Dân 31 11 8 (Trang 113-116)

Phần III. ĐIỂM CHUẨN NĂM 2017 CỦA MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Câu 10: Người ta thường đặt cho mình nhiều mục đích khác nhau trong cuộc sống. Em hãy cho biết mỗi mục đích sau đây có ý nghĩa như thế nào đối với em ? ( Hãy chọn 1 trong 3 mức độ khác nhau

C. Ngành nghề:

2. Khoa học tự nhiên

A. Diễn tả chung: Khoa học tự nhiên với nhiệm vụ nghiên cứu lý giải các sự vật hiện tượng xảy ra trong tự nhiên, từ đó xây dựng các luận cứ, giải pháp làm cơ sở xây dựng những công trình ứng dụng cũng như sử dụng những lợi thế tự nhiên đem lại, góp phần cải tạo và nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như bảo vệ con người trước những tác động tiêu cực của tự nhiên gây ra cho con người cũng như môi trường sống của con người.

Khoa học tự nhiên được phân chia thành nhiều nhóm ngành, điển hình như: Thiên văn học là ngành nghiên cứu về các thiên thể và các hiện tượng xảy ra bên ngoài bầu khí quyển Trái Đất như nghiên cứu về các vì sao, hành tinh cùng các điều kiện hình thành nhằm mục đích phát triển, bảo vệ và nâng cao điều kiện sống của con người trên trái đất; Hóa học là một chuyên ngành khoa học nghiên cứu cấu tạo, các phản ứng hóa học, cấu trúc, các tính chất của vật chất và các biến đổi lý hóa mà chúng trải qua; Khoa học môi trường là ngành khoa học nghiên cứu mối quan hệ và tương tác qua lại giữa con người và môi trường xung quanh nhằm mục đích bảo vệ môi trường sống của con người trên trái đất…

B. Phẩm chất và năng lực:

• Tìm tòi khám phá những quy luật của tự nhiên và xã hội.

• Suy nghĩ sâu sắc, độc lập, sáng tạo để tìm ra các giả thuyết mới

• Hay đặt câu hỏi vì sao, thích thực hiện các thí nghiệm.

• Yêu thích khoa học, có hứng thú với các tin tức khoa học

• Thông minh, có khả năng tư duy logic, khả năng phân tích

• Có khả năng tự tổ chức công việc, tự học, tự nghiên cứu

• Kiên trì, chăm chỉ, chịu khó, ngăn nắp

• Thích đọc sách cũng như tìm hiểu các kiến thức trên internet

• Thích chơi giải đố, ô chữ, các trò chơi trí tuệ

• Có khả năng trình bày, giảng giải một cách dễ hiểu

• Học tốt các môn tự nhiên C. Ngành nghề:

• Nghiên cứu khoa học: nhà vật lý học, nhà hóa học, nhà sinh vật học, sinh thái học (động vật, thực vật, thổ nhưỡng, nông học, lâm học, bệnh học thủy sản, thú y, bệnh học cây trồng)

• Kỹ thuật công nghệ: Công nghệ sinh học, khoa học môi trường, khí tượng thủy văn, hải dương học, nhà nghiên cứu địa lý, địa chất, nghiên cứu xây dựng, nghiên cứu vật liệu mới, công nghệ hóa học, chuyên gia dinh dưỡng, công nghệ thực phẩm

• Các ngành nghề liên quan: Y học, toán học, công nghệ thông tin, các nhóm ngành Kỹ thuật, khoa học quân sự, an ninh.

Ngành vật lý:Vật lý nghiên cứu các thành phần cơ bản của vũ trụ, về các lực mà các thành phần này tác động lên nhau và những hệ quả gây ra bởi tác động của các lực này. Các nhà vật lý nghiên cứu nhiều hiện tượng trải trên mọi thang kích thước: từ các hạt cơ bản hình thành nên vật chất (vật lý hạt) đến trạng thái của cả vũ trụ (vũ trụ học).

Cử nhân Vật lý có khả năng giải quyết các vấn đề về vật lý, các hiện tượng có liên quan đến môi trường tự nhiên và môi trường sống; có khả năng sử dụng cũng như nghiên cứu các cơ chế của các thiết bị hiện đại. Cử nhân ngành này cũng có khả năng tiếp cận và nghiên cứu những lĩnh vực mới trong vật lý hiện đại. Các chuyên ngành đào tạo: VL lý thuyết, VL chất rắn, VL điện tử, VL ứng dụng, VL hạt nhân, VL trái đất, Vật lý - Tin học, Vật lý môi trường.

Sau khi tốt nghiệp, người học trở thành những cán bộ chuyên sâu về Vật lý, có khả năng tìm tòi, áp dụng Vật lý vào thực tiễn; rèn luyện kỹ năng thực hành Vật lý.

Công nghệ hóa học: Sinh viên được trang bị các kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn, về ngoại ngữ, tin học, các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về hóa học ở bậc đại học. Sinh viên được trang bị kỹ năng về thực hành, tiến hành thực nghiệm hóa học.

Ngành Công nghệ hóa học hiện có các chuyên ngành đang được đào tạo là Công nghệ hữu cơ - hóa dầu, Công nghệ hợp chất cao phân tử, Công nghệ điện hóa và bảo vệ kim loại, Công nghệ vật liệu silicat, Công nghệ các hợp chất vô cơ và phân bón hóa học, Công nghệ in, máy và thiết bị công nghiệp hóa chất - dầu khí, Công nghệ hóa học môi trường, hóa dược phẩm...

Khi ra trường, các kỹ sư ngành công nghệ hóa học có đủ kiến thức và kỹ năng ứng dụng công nghệ hóa học vào sản xuất và đời sống, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cụ thể các bạn có thể làm việc tại các viện nghiên cứu, giảng dạy tại các trường ĐH, CĐ hoặc tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh có ứng dụng công nghệ hóa học trong các lĩnh

vực: ngành công nghiệp hóa chất cơ bản, phân bón, thuốc trừ sâu, ximăng, gốm sứ, thủy tinh, vật liệu xây dựng, kiểm soát ô nhiễm, khai thác chế biến dầu mỏ và khí đốt, xăng dầu, nhớt bôi trơn, dệt nhuộm, chất tẩy rửa, mỹ phẩm, giấy, xử lý nước thải, an toàn nhà máy, vật liệu điện tử, dược phẩm, công nghệ sinh học…

Ngành học tương tự: Ngành hóa học

Công nghệ sinh học: Công nghệ sinh học là một tập hợp các ngành khoa học và công nghệ như: Công nghệ phân tử, công nghệ di truyền học, công nghệ vi sinh, công nghệ sinh hóa học nhằm tạo ra các quy trình công nghệ khai thác ở quy mô công nghiệp các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào động thực vật để sản xuất các sản phẩm có giá trị phục vụ đời sống, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

Học ngành này các bạn sẽ được trang bị những kỹ năng thực hành nghề nghiệp cần thiết như thu thập mẫu, đo đạc và tổng hợp, phân tích các số liệu, sử dụng các phương pháp thí nghiệm hiện đại của Công nghệ sinh học. Chương trình trang bị những kỹ năng thực hành nghề nghiệp cần thiết như thu thập mẫu, đo đạc và tổng hợp, phân tích các số liệu, sử dụng các phương pháp thí nghiệm hiện đại của Công nghệ sinh học, đồng thời giúp cho sinh viên khả năng tư duy sáng tạo, phương pháp tiếp cận khoa học để giải quyết các vấn đề thực tiễn của ngành học.

Ngành học tương tự: Ngành sinh học

Khoa học môi trường: Khoa học môi trường là ngành khoa học nghiên cứu mối quan hệ và tương tác qua lại giữa con người với thế giới sinh vật và môi trường vật lý xung quanh nhằm mục đích bảo vệ và cải thiện môi trường sống của con người trên trái đất. Đây là một ngành khoa học tổng hợp, sử dụng và phối hợp thông tin, kiến thức từ nhiều lĩnh vực: Sinh học, hoá học, địa chất, thổ nhưỡng, vật lý, kinh tế học, xã hội học... Vậy nên nhà môi trường thường cộng tác với nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau.

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể công tác tại các trường đại học, cao đẳng, các Bộ, các Tổng cục, các Sở ban ngành địa phương có liên quan đến quản lý, đánh giá và quy hoạch môi trường, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, công an, cũng như các viện nghiên cứu trong lĩnh vực trên.

Khí tượng học: Khí tượng học là môn khoa học nghiên cứu về khí quyển nhằm theo dõi và dự báo thời tiết. Những biểu hiện thời tiết là những sự kiện thời tiết quan sát được và giải thích được bằng khí tượng học. Những sự kiện đó phụ thuộc vào các tham số của khí quyển Trái đất.

Các tham số này bao gồm nhiệt độ, áp suất, độ ẩm cũng như các biến thiên và tác động tương hỗ của các tham số này và những biến đổi theo thời gian và không gian của chúng. Phần lớn các quan sát về thời tiết được theo dõi ở tầng đối lưu.

Sinh viên ngành khí tượng được cung cấp những kiến thức chung về khối A: Đại số, giải tích, hoá học... cùng với những kiến thức cơ bản dành cho ngành: Khí tượng động lực, khí tượng rađa và vệ tinh, khí hậu học, khí hậu Việt Nam... đồng thời tuỳ từng chuyên ngành theo học mà sinh viên sẽ được trang bị khối kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Chuyên ngành dự báo (phân tích bản đồ và dự báo thời tiết), chuyên ngành khí hậu (khí hậu vật lý, mô hình hoá hệ thống khí hậu), chuyên ngành khí tượng nông nghiệp (khí tượng nông nghiệp, dự báo khí tượng nông nghiệp), chuyên ngành môi trường khí (cơ sở ô nhiễm khí quyển, mô hình hoá lan truyền chất ô nhiễm trong môi trường không khí)... cùng với những kiến thức bổ trợ chuyên ngành qua những môn học lựa chọn: khí tượng nhiệt đới, khí tượng lớp biên, đối lưu khí quyển, khí hậu nông nghiệp và đánh giá tài nguyên khí hậu nông nghiệp, quản lý chất lượng không khí, kỹ thuật xử lý ô nhiễm không khí....

Thủy văn: Thủy văn học là ngành khoa học nghiên cứu về sự vận động, phân phối của toàn bộ lượng nước trên Trái Đất, nó đề cập đến cả vòng tuần hoàn nước và các nguồn nước. Những người nghiên cứu về thủy văn học được gọi là nhà thủy văn học, họ làm việc trong cả lĩnh vực khoa học Trái Đất hay khoa học môi trường, địa lý tự nhiên hay kỹ thuật xây dựng và kỹ thuật môi trường.

Cử nhân ngành thuỷ văn được trang bị kiến thức chung dành cho khối khoa học tự nhên và các kiến thức chuyên ngành như: thuỷ văn, đo đạc chỉnh biên, thuỷ lực học, phân tích thống kê trong thuỷ văn, dự báo thuỷ văn, khí tượng, địa lý thuỷ văn. Có một số chuyên ngành hẹp trong lĩnh vực thủy văn như:

- Chuyên ngành thuỷ văn lục địa: trắc địa học, thuỷ văn vùng cửa sông, thuỷ văn hồ, thuỷ văn nông nghiệp, thuỷ văn đô thị, chỉnh trị sông, khí tượng synop, tính toán thuỷ năng, hải dương học...

- Chuyên ngành quản lý tổng hợp tài nguyên nước: chất lượng nước, khí hậu Việt Nam, quy

hoạch và quản lý tài nguyên nước, quy hoạch tổng hợp lưu vực sông, thuỷ văn môi trường, xử lý nước....

Sau khi ra trường sinh viên có thể làm việc tại các viện, trung tâm nghiên cứu thuỷ văn, cục khí tượng thuỷ văn, các trạm thuỷ văn...

Hải dương học: Hải dương học là ngành nghiên cứu về tất cả vấn đề liên quan tới biển, trong đó có tương tác biển - khí quyển và các quá trình xảy ra ở vùng cửa sông - biển. Đây là lĩnh vực nghiên cứu đa ngành, liên quan đến toán học, vật lý, hóa học, sinh học, khoa học về địa chất và môi trường.

Chương trình đào tạo nhằm cung cấp cho SV các kỹ năng và phương pháp tính toán trong chu yên môn để phục vụ trực tiếp cho các lĩnh vực: giao thông vận tải biển, công nghiệp dầu khí, đánh bắt hải sản, xây dựng công trình biển, kiểm soát và bảo vệ môi trường biển, kinh tế - sinh thái và quản lý biển, đảm bảo thông tin khí tượng hải văn cho các hoạt động kinh tế, quốc phòng trên biển.

Chương trình được xây dựng theo mục tiêu đào tạo diện rộng nhưng có định hướng chuyên ngành; vừa chú trọng cung cấp kiến thức toán, lý, hóa, tin học cần thiết cho SV để tiếp cận các phương pháp nghiên cứu hiện đại, vừa đảm bảo các kiến thức cơ sở và chuyên sâu của ngành, sao cho người học có thể làm việc ngay sau khi ra trường.

Khi ra trường, SV có thể công tác tại các viện nghiên cứu, trung tâm và các đài, trạm quốc gia của Tổng cục Khí tượng thủy văn, Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, các sở khoa học công nghệ và môi trường, phục vụ các ngành kinh tế, xã hội và quốc phòng... liên quan đến hải dương.

Nhà nghiên cứu địa lý: Địa lý là chuyên ngành vừa thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, vừa thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, thực hiện chức năng nghiên cứu các hợp phần tự nhiên, các quy luật và hiện tượng tự nhiên diễn ra trên bề mặt trái đất, mối tương tác giữa xã hội loài người và môi trường tự nhiên... Chuyên ngành Địa lý học gồm hai nhóm ngành học chính là Địa lý tự nhiên và địa lý kinh tế xã hội.

Các nhà địa lý làm công tác nghiên cứu tổng thể các điều kiện tự nhiên của các vùng, miền trên bề mặt Trái Đất; mối tương tác giữa hoạt động sống của con người với điều kiện tự nhiên;

đặc điểm văn hoá và đời sống của các dân tộc, các tổ chức dân cư trên các vùng, miền khác nhau.

Nhà địa lý tuỳ theo từng ngành chuyên sâu mà họ theo đuổi sẽ có điều kiện làm việc khác nhau. Công việc của các nhà địa lý thường phải đi xa, tới nhiều vùng đất khác nhau, gọi là công tác thực địa. Ngay cả những người làm bản đồ cũng phải đi khảo sát thực tế thì mới vẽ bản đồ chính xác được. Nhưng cũng có một số ít nhà địa lý không phải di chuyển hay đi xa nhiều, đó là những người làm trong các trạm thuỷ văn, khí tượng, hải văn, trạm nghiên cứu xói mòn...

Nhà địa lý thường có các máy móc chuyên dụng hỗ trợ công việc nghiên cứu thực trạng và biến động của các thành phần tự nhiên, các máy đo đạc để đo vẽ bản đồ; cũng có khi đi sâu tìm hiểu, tiếp xúc với nhiều tầng lớp dân cư, nhiều dân tộc khác nhau trên các vùng miền khác nhau như những nhà báo, nhà xã hội học thực thụ.

Địa chất:Con người sinh ra và tồn tại trên Trái Đất, song sự hiểu biết của con người về Hành Tinh Xanh còn rất hạn chế. Tại sao bề mặt trái đất lại có nơi là núi cao hay đồng bằng hoặc cao nguyên mênh mông, có nơi là biển rộng sông dài…?

Còn biết bao điều bí ẩn chứa đựng trong lòng đất như những tài nguyên khoáng sản hay những nguồn nước quý giá, kể cả những hiểm họa đang tiềm ẩn. Địa chất học là khoa học nghiên cứu về vỏ Trái Đất, giúp chúng ta tìm hiểu về những điều kỳ thú trên.

Làm việc trong lĩnh vực địa chất, chúng ta được tiếp cận với những phương tiện hiện đại như máy bay chuyên dùng khi đi khảo sát chụp ảnh mặt đất, những tàu biển được trang bị tối tân khi khảo sát đại dương, những dàn khoan lớn có thể khoan tới hàng ngàn mét vào lòng đất v.v…

giúp chúng ta khám phá sự bí ẩn của lòng đất. Ngành địa chất cho phép con người có dịp đi được nhiều nơi để tìm hiểu về đất nước và con người trên các lãnh thổ khác nhau cũng như có dịp khám phá sâu vào lòng đất trên 10 km.

Ở nước ta, để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, cần rất nhiều khoáng sản rắn (kim loại và phi kim loại), dầu mỏ và khí đốt. Vì vậy, địa chất phải đi đầu trong việc tìm kiếm, thăm dò, đánh giá trữ lượng tài nguyên khoáng sản của đất nước, nghiên cứu các công nghệ mới để chế biến khoáng sản. Khi mà nhiều thành phố lớn, nhiều khu dân cư, khu công nghiệp hiện đại, nhiều nhà máy thủy điện mọc lên…, việc tìm kiếm các nguồn nước dưới đất, khảo sát nền móng công trình đòi hỏi ngành địa chất phải được đặc biệt chú trọng. Chính vì những yêu cầu thực tế của đất nước mà đang rất cần các bạn trẻ đến với ngành địa chất học.

Một số nghề nghiệp trong ngành địa chất:

Nhà khoa học địa chất: Xây dựng các chương trình nghiên cứu khoa học góp phần giải quyết những nhiệm vụ của đất nước như: nghiên cứu cấu trúc của vỏ Trái Đất tại một lãnh thổ rộng lớn hay một vùng cụ thể (gồm cả đất liền và đại dương), phát hiện các quy luật chung về sự phân bố các loại đất đá, những chỗ xung yếu của vỏ Trái Đất, quy luật hình thành và phân bố các loại khoáng sản rắn và lỏng, nguồn nước dưới đất phục vụ cho việc khai thác hợp lý kinh tế lãnh thổ trong nhiều lĩnh vực khác nhau và bảo vệ môi trường địa chất nơi con người đang sống.

Nhà khoa học địa chất có thể làm việc ở các cơ quan quản lý nhà nước của nhiều Bộ, ngành khác nhau, các viện nghiên cứu, các trường đại học.

Kỹ địa chất:

Trực tiếp tham gia và điều hành công việc ở các chuyến đi lộ trình để thu thập thông tin, vẽ các loại bản đồ địa chất. Họ cũng điều khiển những giàn khoan lớn, những máy đo từ, địa chấn, điện trở suất của đất đá… gắn trên máy bay hoặc tàu biển hiện đại. Nhờ những công việc đó, họ giúp những nhà chuyên môn khác phát hiện ra những tài nguyên khoáng sản nằm sâu dưới lòng đất hoặc ngoài đại dương, lựa chọn vị trí xây dựng công trình. Ngoài ra họ còn phát hiện và dự báo các hiểm họa tiềm ẩn trong lòng đất như động đất, sóng thần…

Kỹ sư địa chất làm việc cở các Bộ, ngành khác nhau như: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công nghiệp, Bộ xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở tương ứng thuộc các tỉnh thành, các tổng công ty, công ty liên đoàn và đoàn địa chất – dầu khí v.v…

Công nghệ thực phẩm: Chuyên ngành công nghệ thực phẩm trang bị cho học viên ngoài những kiến thức chung của nhóm ngành kỹ thuật công nghệ còn có những kiến thức chuyên ngành như bảo quản và chế biến nông sản; có kiến thức đủ rộng, có đầy đủ khả năng kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm và tham gia điều hành quy trình chế biến và bảo quản sản phẩm; có khả năng nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình thực tế sản xuất.

Sau khi tốt nghiệp làm việc tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và thủy sản; các cơ quan kiểm định chất lượng thực phẩm; các trường ĐH, CĐ và viện nghiên cứu về lĩnh vực công nghệ thực phẩm; các cơ quan quản lý Nhà nước về công nghệ thực phẩm như Sở Khoa học - Công nghệ, Công nghiệp…

Một số công việc thuộc nhóm ngành khoa học tự nhiên khác: nghiên cứu xây dựng, nghiên cứu vật liệu mới, chuyên gia dinh dưỡng, sinh thái học, động vật học, thực vật học, thổ nhưỡng học, nông học, lâm học, bệnh học thủy sản, thú y, bệnh học cây trồng, toán học, khoa học máy tính, y học, và một số ngành công nghệ khác.

Trong tài liệu Đại học Kinh Tế Quốc Dân 31 11 8 (Trang 113-116)