• Không có kết quả nào được tìm thấy

Diễn tả chung: Ngành toán học và khoa học máy tính nếu xét trên phẩm chất và năng lực yêu cầu của ngành nghề có rất nhiều điểm tương đồng nên có thể xếp chung vào một nhóm

Trong tài liệu Đại học Kinh Tế Quốc Dân 31 11 8 (Trang 116-121)

Phần III. ĐIỂM CHUẨN NĂM 2017 CỦA MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Câu 10: Người ta thường đặt cho mình nhiều mục đích khác nhau trong cuộc sống. Em hãy cho biết mỗi mục đích sau đây có ý nghĩa như thế nào đối với em ? ( Hãy chọn 1 trong 3 mức độ khác nhau

A. Diễn tả chung: Ngành toán học và khoa học máy tính nếu xét trên phẩm chất và năng lực yêu cầu của ngành nghề có rất nhiều điểm tương đồng nên có thể xếp chung vào một nhóm

Một số nghề nghiệp trong ngành địa chất:

Nhà khoa học địa chất: Xây dựng các chương trình nghiên cứu khoa học góp phần giải quyết những nhiệm vụ của đất nước như: nghiên cứu cấu trúc của vỏ Trái Đất tại một lãnh thổ rộng lớn hay một vùng cụ thể (gồm cả đất liền và đại dương), phát hiện các quy luật chung về sự phân bố các loại đất đá, những chỗ xung yếu của vỏ Trái Đất, quy luật hình thành và phân bố các loại khoáng sản rắn và lỏng, nguồn nước dưới đất phục vụ cho việc khai thác hợp lý kinh tế lãnh thổ trong nhiều lĩnh vực khác nhau và bảo vệ môi trường địa chất nơi con người đang sống.

Nhà khoa học địa chất có thể làm việc ở các cơ quan quản lý nhà nước của nhiều Bộ, ngành khác nhau, các viện nghiên cứu, các trường đại học.

Kỹ địa chất:

Trực tiếp tham gia và điều hành công việc ở các chuyến đi lộ trình để thu thập thông tin, vẽ các loại bản đồ địa chất. Họ cũng điều khiển những giàn khoan lớn, những máy đo từ, địa chấn, điện trở suất của đất đá… gắn trên máy bay hoặc tàu biển hiện đại. Nhờ những công việc đó, họ giúp những nhà chuyên môn khác phát hiện ra những tài nguyên khoáng sản nằm sâu dưới lòng đất hoặc ngoài đại dương, lựa chọn vị trí xây dựng công trình. Ngoài ra họ còn phát hiện và dự báo các hiểm họa tiềm ẩn trong lòng đất như động đất, sóng thần…

Kỹ sư địa chất làm việc cở các Bộ, ngành khác nhau như: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công nghiệp, Bộ xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở tương ứng thuộc các tỉnh thành, các tổng công ty, công ty liên đoàn và đoàn địa chất – dầu khí v.v…

Công nghệ thực phẩm: Chuyên ngành công nghệ thực phẩm trang bị cho học viên ngoài những kiến thức chung của nhóm ngành kỹ thuật công nghệ còn có những kiến thức chuyên ngành như bảo quản và chế biến nông sản; có kiến thức đủ rộng, có đầy đủ khả năng kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm và tham gia điều hành quy trình chế biến và bảo quản sản phẩm; có khả năng nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình thực tế sản xuất.

Sau khi tốt nghiệp làm việc tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và thủy sản; các cơ quan kiểm định chất lượng thực phẩm; các trường ĐH, CĐ và viện nghiên cứu về lĩnh vực công nghệ thực phẩm; các cơ quan quản lý Nhà nước về công nghệ thực phẩm như Sở Khoa học - Công nghệ, Công nghiệp…

Một số công việc thuộc nhóm ngành khoa học tự nhiên khác: nghiên cứu xây dựng, nghiên cứu vật liệu mới, chuyên gia dinh dưỡng, sinh thái học, động vật học, thực vật học, thổ nhưỡng học, nông học, lâm học, bệnh học thủy sản, thú y, bệnh học cây trồng, toán học, khoa học máy tính, y học, và một số ngành công nghệ khác.

các viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý, các cơ sở sản xuất có sử dụng kiến thức Toán học như:

Ngân hàng, Tổng cục Thống kê, cơ quan Bưu chính Viễn thông, Uỷ ban hành chính, các công ty...

Khoa học máy tính:Khoa học máy tính hay còn gọi là Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại, chủ yếu là viễn thông, kĩ thuật máy tính và phần mềm máy tính nhằm xử lý, tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Khoa học máy tính bao gồm hai mảng lớn là phần cứng và phần mềm.

Phần cứng máy tính:Ngành này liên quan đến việc nghiên cứu, chế tạo các linh kiện để lắp giáp thành một hệ thống thông tin bao gồm hệ máy tính và các thiết bị mạng. Sinh viên học chuyên ngành kỹ thuật máy tính được cung cấp kiến thức chung về khối Khoa học Tự nhiên như: Giải tích - Đại số - Toán học rời rạc - Xác suất thống kê - Vật lý hiện đại… cùng với các kiến thức cơ bản dành cho ngành là: - Cấu trúc dữ liệu và Giải thuật - Mạch và Tín hiệu - Kỹ thuật điện tử - Hệ điều hành - Vi xử lý - Kỹ thuật lập trình - Cơ sở truyền tin - Hệ Quản trị cơ sở dữ liệu - Xử lý tín hiệu số - Phân tích và Thiết kế hệ thống - Trí tuệ nhân tạo - Nhập môn công nghệ phần mềm…

bên cạnh đó còn được trang bị những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Ngôn ngữ và Phương pháp dịch - Kỹ thuật lập trình hướng sự kiện và Microprocesser - Đặc trưng của ngôn ngữ lập trình - Thiết kế và Phân tích thuật toán - Tính toán song song…

Sau khi ra trường sinh viên có khả năng nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin của xã hội, có năng lực tham mưu, tư vấn và có khả năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ với tư cách của một chuyên viên trong lĩnh vực công nghệ thông tin… Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các công ty mạng truyền thông, cung cấp giải pháp tích hợp...

Lập trình phần mềm:Người tham gia trong lĩnh vực sản xuất phần mềm máy tính còn được gọi là các lập trình viên. Với khả năng tư duy logic của mình, thông qua các ngôn ngữ lập trình để tạo ra những phần mềm hỗ trợ công việc trong mọi lĩnh vực như các phần mềm kế toán, phần mềm quản lý, website…

Chuyên ngành kỹ thuật phần mềm trang bị cho sinh viên những kiến thức chung dành cho khối khoa học tự nhiên và các kiến thức cơ bản về ngành, đồng thời sinh viên còn được trang bị các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: lý thuyết thông tin - ngôn ngữ lập trình - kỹ thuật điện tử - hệ điều hành - vi xử lý… Bên cạnh việc cung cấp khối kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Nhận dạng và xử lý ảnh - đồ hoạ máy tính - chương trình dịch - công nghệ phần mềm… và các kiến thức bổ trợ khác.

Sau khi ra trường cử nhân ngành kỹ thuật phần mềm có khả năng phân tích, thiết kế và quản lý các dự án phần mềm, tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi quyền hạn của một chuyên viên trong lĩnh vực kỹ thuật phần mềm, đồng thời có khả năng xây dựng mô hình và áp dụng các nguyên tắc của công nghệ phần mềm vào thực tế…Sau khi ra trường sinh viên có thể làm việc tại các công ty phần mềm, các công ty an ninh mạng...

4. Tự nhiên và nông nghiệp

A. Diễn tả chung: Có thể nói, thế giới tự nhiên từ xa xưa đã gắn bó rất mật thiết với con người. Cung cấp thực phẩm, môi trường sống. Nhóm ngành nghề thuộc lĩnh vực này có thể kể đến như nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Đó là những ngành sản xuất cơ bản nuôi sống xã hội loài người.

Ngày nay, với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, những ngành trên đã phát triển ở trình độ rất cao, đã được cơ giới hóa, điện khí hóa. Ngoài ra công nghệ sinh học đã lai tạo ra nhiều giống mới giúp tăng năng xuất, chất lượng và khả năng chống chọi với những điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên.

Ở Việt Nam, những nhóm ngành cơ bản này chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế và tương đối phát triển. Trong thời kỳ hội nhập, nhiều sản phẩm nông sản của Việt Nam đã được xuất khẩu.

B. Phẩm chất và năng lực:

• Yêu thiên nhiên, quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường

• Thích xem các chương trình thế giới tự nhiên • Thích chăm sóc vật nuôi, cây trồng

• Có khả năng nhớ tên và phân loại các loài động thực vật

• Giỏi các môn tự nhiên như sinh học, hóa học, địa lý…

C. Ngành nghề:

• Kỹ sư nông nghiệp chuyên ngành trồng trọt, nhà nông học, nhà thổ nhưỡng học, lâm nghiệp, thủy sản, bác sỹ thú y…

• Các ngành nghề liên quan: Nhà tự nhiên học, sinh vật học, sinh thái học, bảo tồn thiên

nhiên, môi trường, nhà địa chất học, hải dương học, khí tượng học, nhà hàng hải, nhà động vật học, nhà thực vật học, nhà nhân loại học, người làm vườn, nhà thiết kế phong cảnh.

Trồng trọt: Kỹ sư nông nghiệp chuyên ngành Trồng trọt (khoa học cây trồng) được đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; có kỹ năng nghiệp vụ giải quyết các vấn đề sản xuất trong ngành trồng trọt (kỹ thuật canh tác, giống, sâu bệnh…). Chuyên ngành trồng trọt trang bị cho học viên kiến thức đại cương và các kiến thức chuyên ngành như: Hình thái và giải phẫu thực vật; thổ nhưỡng và phì nhiêu đất; côn trùng nông nghiệp đại cương; nông học đại cương; di truyền - giống cây trồng; sinh lý thực vật;

bệnh cây nông nghiệp đại cương…

Sau khi tốt nghiệp làm việc tại các Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, trung tâm khu yến nông, chi cục Bảo vệ thực vật; các viện nghiên cứu: Viện Lúa, Viện Cây ăn quả, các trường đai học, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề; các công ty sản xuất kinh doanh nông dược, phân bón, giống cây trồng…

Nông học: Đào tạo kỹ sư có chuyên môn, kiến thức tốt về nông nghiệp, phục vụ cho sản xuất và nghiên cứu có khả năng nắm bắt được những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nước và quốc tế, biết thao tác nghề nghiệp trong phòng thí nghiệm cũng như ngoài hiện trường đồng ruộng để chỉ đạo được sản xuất nông nghiệp. Sinh viên có thể theo học chuyên ngành kỹ thuật cây trồng, di truyền - giống cây trồng, nông hóa thổ nhưỡng...

Kỹ sư nông học có thể làm việc tại các trung tâm nghiên cứu và chu yển giao khoa học kỹ thuật về nông nghiệp, Viện nghiên cứu về nông nghiệp, Viện sinh học nhiệt đới, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các trung tâm khuyến nông, bảo vệ thực vật, giống cây trồng, các nông trường, nông trại, trang trại, các công ty kinh doanh vật tư nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật)…

Khoa học đất: Khung chương trình đào tạo ngành Khoa học đất (thổ nhưỡng học) bao gồm những kiến thức chung của khối khoa học tự nhiên như: Vi tích phân - Ma trận - Hóa vô cơ - Hóa hữu cơ - Hóa phân tích - Sinh học - Vật lý - Xác suất thống kê…và kiến thức cơ bản về ngành: Địa chất học - Thổ nhưỡng học - Hóa học đất - Vật lý đất - Hóa môi trường - Vi sinh vật - Khí tượng nông nghiệp - Sinh lý thực vật - Sinh hóa thực vật - Canh tác học - Cây trồng… cùng với các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành: Phân bón và cách bón phân - Phân tích đất, nước, phân, cây - Phân tích bằng công cụ - Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng - Thủy nông cải tạo đất…

Khi tốt nghiệp, Kỹ sư ngành Khoa học đất có khả năng thực hiện công tác khảo sát đất, mô tả và phân loại đất phục vụ cho việc thực hiện bản đồ ở cấp độ vùng, tỉnh, huyện cũng như khả năng phân tích và đánh giá các đặc tính của các chất dinh dưỡng trong đất… phục vụ nông nghiệp.

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc tại các viện nghiên cứu tài nguyên, các tổ chức nông nghiệp...

Ngành học tương tự: Khoa học đất, Nông hóa thổ nhưỡng.

Khoa học nghề vườn: Kỹ sư ngành khoa học nghề vườn và sinh vật cảnh được trang bị kiến thức chung thuộc lĩnh vực Toán, Lý, Hóa, Sinh giống như sinh viên các ngành Bảo vệ thực vật, Công nghệ sinh học… ; những kiến thức cơ bản về ngành: Thực vật học - Chọn giống ngắn ngày - Bệnh cây nông nghiệp - Công nghệ sinh học trong nông nghiệp - Chọn tạo giống cây trồng… và các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Rau, hoa, quả và cây cảnh - Hoa và Cây cảnh - Cây rau - Cây thuốc - Cây ăn quả - Quản lý dịch hại tổng hợp… để sau khi tốt nghiệp, kỹ sư ngành này có khả năng ứng dụng quy trình kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất các loại cây, cỏ, hoa và sinh vật cảnh…

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc tại các viên lương thực, các trung tâm nghiên cứu giống cây, các cơ sở phòng bệnh nông nghiệp....

Ngành học tương tự: Khoa học nghề vườn, Cảnh quan và Kĩ thuật hoa viên, Hoa viên và cây cảnh, Kỹ nghệ hoa viên, Thiết kế cảnh quan.

Bảo vệ thực vật: Đào tạo những kỹ sư có kiến thức, kỹ năng nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại tài nguyên thực vật, để bảo vệ cây trồng (cả trước và sau thu hoạch) nhằm đạt hiệu quả kinh tế, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ gìn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường.

Sinh viên ngành này được trang bị những kiến thức khá cơ bản và toàn diện về sinh học, bảo vệ thực vật, nông học và môi trường, kỹ sư bảo vệ thực vật thích ứng với công việc đa dạng tại các cơ quan giảng dạy, nghiên cứu, quản lý khoa học công nghệ, chỉ đạo sản xuất và kinh doanh tại các tổ chức hay cơ sở nông lâm nghiệp, môi trường trong và ngoài nước…

Chăn nuôi: Chuyên ngành chăn nuôi trang bị cho học viên phẩm chất, kỹnăng cũng như khả năng: tổ chức sản xuất; nghiên cứu ứng dụng khoa học chăn nuôi vào sản xuất; hiểu biết về phòng

bệnh gia súc, gia cầm; nghiên cứu cải tiến các giống gia súc bản địa; khảo sát khả năng thích nghi của các giống gia súc nhập nội (heo, gia cầm, trâu bò sữa…); nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật mới trong nuôi dưỡng động vật (trâu, bò, heo, gia cầm, động vật giá trị kinh tế cao); nghiên cứu sử dụng chất thải trong chăn nuôi để tạo năng lượng; nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong nâng cao năng suất vật nuôi.

Sau khi tốt nghiệp, có thể công tác tại các cơ quan như Viện Chăn nuôi, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp... các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Tổng Công ty nông nghiệp, các Công ty chăn nuôi, các Trung tâm giống vật nuôi, các Trung tâm khu yến nông..., các cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm, chế biến thức ăn gia súc, các khu bảo tồn động vật hoang dã quý hiếm, thảo cầm viên… hay tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo.

Bác sỹthú y: Ngành thú y trang bị cho sinh viên kiến thức chung dành cho khối khoa học tự nhiên, cung cấp những kiến thức chuyên ngành cơ bản như: Hóa lý thuyết - Hóa hữu cơ - Hóa phân tích - Sinh học - Sinh thái môi trường - Vật lý - Xác suất thống kê… cùng với những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Chẩn đoán - Nội khoa - Ngoại khoa - Bệnh lý - Bệnh ký sinh trùng - Bệnh truyền nhiễm - Kinh tế và quản trị kinh doanh chăn nuôi - Nuôi trồng thủy sản - Sản khoa thú y. Ngoài ra, sinh viên đi vào nghiên cứu các kiến thức chuyên sâu như: Dược lý học thú y - Dịch tễ học thú y - Bệnh nội khoa thú y – Bệnh truyền nhiễm động vật - Ký sinh trùng thú y - Ngoại khoa thú y; có khả năng chẩn đoán, điều trị, phòng, trị và kiểm soát dịch bệnh động vật để phát triển chăn nuôi, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường sinh thái…

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên trở thành những kỹ sư nông nghiệp ngành Thú y có khả năng chọn lọc, nhân giống, nuôi dưỡng, bảo vệ sức khỏe vật nuôi và kinh doanh chăn nuôi nhằm tạo ra các sản phẩm chăn nuôi có năng suất và chất lượng cao, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững, mặt khác có khả năng giảng dạy, nghiên cứu bộ môn này tại các cơ sở đào tạo, các Viện, Trung tâm…

Lâm nghiệp: Theo học chuyên ngành lâm nghiệp, học viên được trang bị kiến thức về sinh thái học, lâm sinh, trồng rừng, điều tra, điều chế, bảo vệ, quản lý nguồn tài nguyên rừng. Kỹ sư lâm nghiệp có khả năng nghiên cứu trồng rừng trên các vùng đất hoang hóa, thuộc vùng cao và đất ướt;

nghiên cứu quản lý nguồn tài nguyên rừng; phổ biến các kỹ thuật nông lâm kết hợp; nghiên cứu lâm nghiệp đô thị (quy hoạch thiết kế, phát triển hệ thống cây xanh, …); nghiên cứu lâm nghiệp xã hội, phát triển dự án lâm nghiệp, khuyến lâm, ứng dụng GIS (hệ thống thông tin địa lý trong lâm nghiệp và quy hoạch).

Kỹ sư ngành lâm nghiệp có thể làm việc trong các lĩnh vực như sinh thái rừng, trồng rừng, điều tra, điều chế, bảo vệ, quản lý nguồn tài nguyên rừng tại các Chi cục hay Hạt kiểm lâm, Viện Khoa học Lâm nghiệp, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn ở các địa phương, các lâm trường hoặc tham gia các dự án của ngành lâm nghiệp quản lý và phát triển nguồn tài nguyên rừng.

Lâm sinh:Sinh viên ngành Lâm sinh được trang bị kiến thức về sinh lý, sinh thái, phân loại thực, động vật và sự đa dạng sinh học vùng rừng ngập đồng bằng nói riêng. Hiểu biết diễn biến sinh thái của rừng cũng như cấu trúc và chức năng, sự tương tác qua lại giữa hệ sinh thái rừng và điều kiện môi trường tự nhiên. Đặc biệt là trong mối liên hệ qua lại giữa hệ sinh thái rừng ngập và sự biến đổi khí hậu toàn cầu ảnh hưởng đến môi trường. Cung cấp cho sinh viên kiến thức về luật lâm nghiệp, phương pháp quản lý, bảo tồn và cải thiện hệ sinh thái rừng nói chung và hệ sinh thái lâm sinh đồng bằng nói riêng. Kết nối với hệ sinh thái ven biển từ đó giữ gìn môi trường và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Ngoài kiến thức chuyên ngành, sinh viên ngành Lâm sinh còn được cung cấp thêm kiến thức các chuyên ngành có liên quan để phục vụ cho công tác nghiên cứu và quản lý hệ sinh thái rừng như kiến thức về đánh giá đất, quy hoạch sử dụng đất, GIS - Viễn thám, mô hình hoá… Trong quá trình học, sinh viên được tham gia các đợt thực tập môn học, cũng như thực tập chuyên ngành tại các cơ sở liên kết và tại các khu du lịch sinh thái…

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc tại viện khoa học lâm nghiệp, viện quy hoạch rừng, trung tâm môi trường và lâm sinh nhiệt đới, công ty lâm sản, các lâm trường....

Ngành học tương tự: Lâm sinh, Lâm sinh tổng hợp, Lâm sinh đồng bằng.

Công nghệ chế biến lâm sản: Ngành Chế biến lâm sản trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản dành cho ngành là: Sức bền vật liệu - Cơ học - Nhiệt kỹ thuật - Điện kỹ thuật - Hình họa và Vẽ kỹ thuật - Cơ lưu chất - Lâm nghiệp - Khoa học gỗ…đồng thời còn cung cấp các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Nguyên lý cắt gọt - Keo dán gỗ - Kinh tế chế biến lâm sản - Bảo quản gỗ - Sấy gỗ - Bảo vệ môi trường công nghiệp - Lâm luật và dán gỗ - Kinh tế chế biến lâm sản - Bảo quản gỗ - Sấy gỗ - Bảo vệ môi trường công nghiệp - Lâm luật và Chính sách lâm nghiệp - Sử dụng máy chế biến - Công nghệ xẻ - Hóa chất phủ - Công nghệ ván nhân tạo - Khai

Trong tài liệu Đại học Kinh Tế Quốc Dân 31 11 8 (Trang 116-121)