• Không có kết quả nào được tìm thấy

Doanh nghiệp gia đình Việt Nam

Trong tài liệu KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO Ở VIỆT NAM: (Trang 64-68)

1. Doanh nghiệp gia đình và các mô hình doanh nghiệp gia đình Quan niệm về doanh nghiệp gia đình

1.5. Doanh nghiệp gia đình Việt Nam

Bảng 3.10. Tập đoàn gia đình lớn nhất Việt Nam năm 2015

TT Tập đoàn Gia đình Lĩnh vực kinh doanh

1 Tân Hiệp Phát Gia đình ông Trần Quý Thanh

Thành lập 1994. Kinh doanh trong lĩnh vực nước giải khát, chiếm 13% thị phần đồ uống không cồn tại Việt Nam

2 Liên Thái Bình Dương (IPP)

Gia đình ông Johnathan

Hạnh Nguyễn

Thành lập 1986. Nắm giữ 30%

thương hiệu thời trang nổi tiếng của thế giới ở Việt Nam với khoảng 70%

thị phần tại thị trường Việt Nam 3 BRG, Seabank,

Intimex

Gia đình bà Nguyễn Thị Nga

Thành lập 1980. Kinh doanh xe máy, ngân hàng, sân golf, khách sạn

4 Hoàn Cầu Gia đình

cố doanh nhân Tư Hường

Thành lập 1993. Kinh doanh bất động sản tại các vị trí đẹp, đồng thời liên doanh với các doanh nghiệp Nhà nước được giao đất, qua đó đầu tư thu lợi nhuận hoặc chuyển nhượng dự án

5 Doji, ngân hàng Tiên phong

Gia đình ông Đỗ Minh Phú

Thành lập 1994. Kinh doanh vàng bạc đá quý, ngân hàng, băng vệ sinh Diana (đã bán)

TT Tập đoàn Gia đình Lĩnh vực kinh doanh 6 Thành Thành Công Gia đình

ông Đặng Văn Thành

Thành lập 1979. Kinh doanh Ngân hàng, mía đường, bất động sản.

7 Gốm sứ Minh Long Gia đình ông Lý Ngọc Minh

Thành lập 1970. Kinh doanh gốm sứ, bao gồm Minh Long 1 và Minh Long 2.

8 BITI’S Gia đình

ông Vưu Khải Thành

Thành lập 1980. Sản xuất dép cao su xuất khẩu sang thị trường Liên Xô và các nước Đông Âu, sau đó phục vụ thị trường Tây Nam Trung Quốc, các nước Tây Âu và thị trường nội địa.

9 Kido Gia đình

ông Trần Kim Thành, Trần Lệ Nguyên

Thành lập1993. Kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng và chế biến thực phẩm.

10 May thêu giày An Phước

Gia đình bà Nguyễn Thị Điền

Thành lập 1992. Là công ty dệt may lớn tại Việt Nam với trên 5.000 nhân viên, quản lý trên 100 cửa hàng khắp cả nước.

Nguồn: Điểm danh 10 tập đoàn gia đình hùng mạnh nhất Việt Nam (2015) Dựa trên thống kê 352 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có doanh thu trên 1.000 tỷ đồng năm 2018 và có thời gian niêm yết tối thiểu 1 năm (2017 - 2018), các doanh nghiệp trên được chia vào 4 nhóm chính:

*. Doanh nghiệp gia đình: Thỏa mãn 1 trong 4 tiêu chí sau - Người sáng lập sở hữu và điều hành; Người sáng lập sở hữu cổ phần chi phối nhưng không trực tiếp điều hành; Người sáng lập không sở hữu cổ phần chi phối nhưng tiếp tục điều hành;

Các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa trên 10 năm thuộc sở hữu của một cá nhân hoặc gia đình.

*. Doanh nghiệp nhà nước: Các doanh nghiệp mà ở đó Nhà nước nắm cổ phần chi phối và có người đại diện điều hành

*. Doanh nghiệp cổ phần hóa: Các doanh nghiệp nhà nước không còn chi phối và điều hành trong 10 năm trở lại đây.

*. Doanh nghiệp thuộc sở hữu khác: Bao gồm các công ty đã M&A nhiều lần, cơ cấu gồm nhiều nhóm cổ đông khác nhau.

Bảng 4. Tỷ lệ vốn hóa thị trường của các doanh nghiệp gia đình niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2018 Vốn hóa

thị trường

DN gia đình DN nhà nước DN cổ phần hóa DN khác Số

lượng % Số

lượng % Số

lượng % Số

lượng %

<5,000 74 71.85 128 84.77 52 94.55 41 95.34 5,000 – 10,000 10 9.7 14 9.27 1 1.82 1 2.33

>10,000 19 18.45 9 5.96 2 3.63 1 2.33

Tổng cộng 103 100 151 100 55 100 43 100 Nguồn: P&Alliances Research (2018) Trong số các loại hình doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán thì số lượng công ty gia đình có vốn hóa lớn trên 10.000 tỷ có số lượng áp đảo.

Bảng 5. Tốc độ tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp gia đình Việt Nam giai đoạn 2009-2018

Thời gian Tốc độ tăng trưởng doanh thu (%)

DN gia đình DN nhà nước DN cổ phần hóa DN khác

2009 15 12 26 11

2010 34 35 28 35

2011 22 26 15 23

2012 10 3 2 8

2013 20 8 4 14

2014 28 12 17 29

2015 28 4 12 10

2016 30 3 6 12

2017 36 8 19 30

2018 29 11 6 12

Nguồn: P&Alliances Research (2018) Tốc độ tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp gia đình có sự bứt phá vượt trội so với các loại hình doanh nghiệp khác sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế.

So với doanh nghiệp nhà nước, với mức xuất phát điểm bằng nhau (2009 - 2010) thì từ sau giai đoạn khủng hoảng (2011 - 2012) tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp gia đình đã có sự bứt phá rõ rệt. Đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa, do thời gian cổ phần hóa chưa lâu nên vẫn còn nguyên ảnh hưởng của doanh nghiệp nhà nước, vì vậy mức tăng trưởng không cao. Đối với các doanh nghiệp thuộc sở hữu khác, do cơ cấu cổ đông bị pha loãng nên tốc độ tăng trưởng doanh thu có sự không ổn định so với các doanh nghiệp gia đình.

Bảng 6. Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của các doanh nghiệp gia đình Việt Nam giai đoạn 2009-2018

Thời gian Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản (%)

DN gia đình DN nhà nước DN cổ phần hóa DN khác

2009 34 19 23 39

2010 40 26 22 30

2011 19 18 15 16

2012 9 7 8 8

2013 13 13 10 10

2014 23 7 23 12

2015 25 5 24 20

2016 22 5 13 32

2017 23 6 13 23

2018 20 5 8 8

Nguồn: P&Alliances Research (2018) Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của các doanh nghiệp gia đình luôn ở mức rất cao do khả năng huy động vốn dễ dàng từ các cổ đông, khả năng vay vốn tốt từ các tổ chức tín dụng. So với các doanh nghiệp nhà nước, việc tăng trưởng tài sản khó hơn do cổ đông chi phối hoạt động là Nhà nước nên vướng nhiều quy định khi tiến hành tăng vốn để phát triển kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa, việc tăng vốn dễ dàng hơn dẫn tới mức độ tăng trưởng tài sản cũng lớn hơn khi chưa tiến hành cổ phần hóa. Các doanh nghiệp thuộc sở hữu khác cũng có mức tăng trưởng tài sản tốt do khả năng linh hoạt trong việc huy động vốn phát triển kinh doanh.

Bảng 7. Tỷ suất lợi nhuận biên (ROS)

của các doanh nghiệp gia đình Việt Nam giai đoạn 2009-2018 Thời gian Tỷ suất lợi nhuận biên (%)

DN gia đình DN nhà nước DN cổ phần hóa DN khác

2009 14 8 11 16

2010 14 7 9 12

2011 5 7 7 7

2012 4 6 7 7

2013 6 5 6 4

2014 9 5 9 2

2015 10 5 9 15

2016 9 5 8 7

2017 10 5 7 6

2018 9 6 7 7

Nguồn: P&Alliances Research(2018)

So với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp gia đình có mức biên lợi nhuận cao hơn hẳn. Điều này là do việc tối giảm các chi phí liên quan và khả năng linh hoạt trong việc đầu tư vào các ngành có mức sinh lời cao. Đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa, tỷ lệ lợi nhuận biên có mức cải thiện cao hơn so với trước khi cổ phần.

Công ty thuộc sở hữu khác có mức lợi nhuận biên cao nhất nhưng cũng ghi nhận những mức giảm mạnh nhất.

Bảng 8. Tỷ lệ an toàn tài chính (Nợ/Vốn chủ sở hữu) của các doanh nghiệp gia đình Việt Nam giai đoạn 2009-2018 Thời gian Tỷ lệ an toàn tài chính (Nợ/Vốn chủ sở hữu)

DN gia đình DN nhà nước DN cổ phần hóa DN khác

2009 1.56 2.04 2.07 1.42

2010 1.45 2.04 2.04 1.62

2011 1.78 2.04 1.96 1.89

2012 1.92 1.74 1.82 2.08

2013 1.80 2.09 1.92 1.97

2014 1.87 2.04 2.05 1.98

2015 1.75 1.98 2.10 1.82

2016 1.73 1.96 2.17 1.99

2017 1.73 2.41 2.27 2.29

2018 1.68 2.86 2.17 2.01

Nguồn: P&Alliances Research (2018) Các doanh nghiệp gia đình có xu hướng vay nợ ít hơn và ổn định hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác. So sánh với các doanh nghiệp nhà nước, tỷ lệ an toàn tài chính của doanh nghiệp gia đình cao hơn hẳn. Điều này do khả năng huy động vốn từ cổ đông tốt hơn. So với các doanh nghiệp cổ phần hóa, doanh nghiệp gia đình cũng có tỷ lệ nợ vay / vốn chủ thấp hơn hẳn. So với các doanh nghiệp thuộc sở hữu khác, doanh nghiệp gia đình đang có tỷ lệ nợ / vốn chủ thấp hơn.

2. Ưu và nhược điểm khi khởi sự kinh doanh với mô hình doanh nghiệp

Trong tài liệu KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO Ở VIỆT NAM: (Trang 64-68)

Đề cương

Tài liệu liên quan