• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Trong tài liệu KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO Ở VIỆT NAM: (Trang 162-167)

PHẦN II. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP VỚI KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO TẠI VIỆT NAM

4. Kết quả nghiên cứu

4.2. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Kết quả bảng ma trận hệ số tương quan cho thấy lần lượt biến phụ thuộc có mối quan hệ tương quan tuyến tính với cả hai biến độc lập trong mô hình nghiên cứu.

Điều này khẳng định sự phù hợp ban đầu của mô hình nghiên cứu khi xác định các yếu tố có ý nghĩa tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.

Bảng 5. Kết quả phân tích hồi quy

R R2 R2 hiệu chỉnh

Sai số chuẩn

của ước lượng Hệ số Durbin-Watson

.819 .671 .667 .32846 2.209

Nguồn: Khảo sát và tính toán của tác giả năm 2018 Kết quả phân tích hồi quy ở bảng 6 cho thấy hệ số R2 hiệu chỉnh của mô hình

= 0,667 thể hiện độ tương thích của mô hình là 66,7% hay nói cách khác khoảng 66,7% sự biến thiên ý định khởi nghiệp của sinh viên được giải thích bởi hai biến độc lập gồm: (i) Chương trình học, (ii) Vai trò giảng viên.

Bảng 6. Kết quả ANOVA

Tổng phương sai df

Trung bình

bình phương F Sig.

Hồi quy 39.157 2 19.578 181.469 .000

Phần dư 19.204 178 .108

Tổng 58.361 180

Nguồn: Khảo sát và tính toán của tác giả năm 2018 Kết quả phân tích phương sai ở bảng 6 có giá trị F bằng 181.469 (sig. = 0.000), có bằng chứng thống kê có thể bác bỏ giả thuyết cho rằng các hệ số hồi quy bằng 0 (ngoại trừ hằng số). Do đó, mô hình hồi quy tuyến tính bội đang xem xét phù hợp với tập dữ liệu thực tế.

Kết quả phân tích các hệ số hồi quy thể hiện rằng tất cả 2 nhân tố độc lập đều có tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên với mức ý nghĩa (Sig = 0.000 rất nhỏ) ở tất cả các biến, dấu của hệ số hồi quy phù hợp với kỳ vọng dấu ban đầu (Bảng 7). So sánh giá trị (độ mạnh) của β chuẩn hóa cho thấy: Nội dung chương trình học là quan trọng nhất, tác động lớn nhất đến ý định khởi nghiệp của sinh viên (βChuẩn hóa

= 0.536), kế đến là Vai trò của giảng viên (βChuẩn hóa = 0.429). Các giả thuyết H1, H2 đều được chấp nhận trong nghiên cứu này.

Bảng 7. Kiểm định các hệ số hồi quy Hệ số hồi quy chưa

chuẩn hóa

Hệ số hồi quy

chuẩn hóa t Sig.

Thống kê cộng tuyến

B S.E Beta Dung sai VIF

(Hằng số) .399 .216 1.846 .067

Chương trình học .459 .041 .536 11.217 .000 .811 1.234 Vai trò của giảng viên .494 .055 .429 8.984 .000 .811 1.234 Nguồn: Khảo sát và tính toán của tác giả năm 2018 Mô hình không vi phạm các giả thuyết về mô hình hồi quy tuyến tính gồm đa cộng tuyến (VIF gắn với các biến độc lập rất nhỏ so với giá trị ngưỡng 5); Không có hiện tượng tự tương quan (hệ số Durbin-Watson = 2.209 gần bằng 2); Kiểm định Spearman kiểm tra giữa từng biến độc lập có ý nghĩa thống kê với giá trị tuyệt đối của số dư được chuẩn hóa cho thấy các hệ số tương quan nhỏ và đều không có ý nghĩa thống kê (Sig. > 0.05) do đó có thể kết luận Phương sai của sai số không thay đổi. Do đó, có thể kết luận các kết quả nghiên cứu có được đảm bảo độ tin cậy trong việc dự việc ý định khởi nghiệp của sinh viên và làm căn cứ quan trọng cho việc định hướng, đề xuất hàm ý quản trị cho các bên liên quan.

5. Kết luận

Nghiên cứu này sử dụng một mẫu dữ liệu sơ cấp khảo sát từ 180 sinh viên tại các trường đại học ở Đồng Nai nhằm phân tích ảnh hưởng của yếu tố chương trình học và vai trò của giảng viên đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Kết quả nghiên cứu xác định hai yếu tố chi phối ý định của sinh viên gồm: nội dung chương trình học và vai trò của giảng viên. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu này, các trường đại học cần chú trọng đến hai vấn đề:

Thứ nhất, đổi mới chương trình học gắn với thực tiễn kinh doanh. Các vấn đề cần quan tâm: 1) Phát triển chương trình học kiến thức về khởi nghiệp và làm phát triển các kỹ năng khởi nghiệp cho sinh viên; 2) Tổ chức các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên đề về khởi nghiệp; 3) Tổ chức các chuyến thực tập/tham quan tại doanh nghiệp; 4) Tổ chức các cuộc thi do Khoa/ Trường phát động liên quan đến kinh doanh;

5) Tổ chức các buổi nói chuyện với những người thành đạt.

Thứ hai, nâng cao trình độ, kiến thức, kĩ năng về khởi nghiệp và đào tạo khởi nghiệp cho giảng viên. Các vấn đề cần quan tâm: 1) Truyền cảm hứng khởi nghiệp cho tôi; 2) Trang bị những kiến thức và kỹ năng liên quan thực tiễn; 3) Tạo dựng doanh nghiệp; 4) Đưa các câu chuyện kể về hoạt động kinh doanh vào nội dung giảng dạy; 5) Thảo luận/trao đổi về hoạt động kinh doanh trong quá trình giảng dạy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. Organizational Behavior and Human Decision Processes, 50(2), 179–211. doi:10.1016/0749-5978(91)90020-T.

2. Aşkun, B., & Yildirim, N. (2011). Insights on entrepreneurship education in public universities in Turkey: Creating entrepreneurs or not? Procedia - Social and Behavioral Sciences, 24, 663–676. doi:10.1016/j.sbspro.2011.09.050.

3. Bandura, A. (1986). Social foundations of thought and action: A social cognitive theory. New Jersey: Prentice-Hall.

4. Bùi Thị Hồng Thái. (2008). Vận dụng lí thuyết cam kết vào việc thúc đẩy hành vi tiết kiệm năng lượng ở trường học. Tạp chí Tâm lí học, 10, 56–63.

5. Bùi Thị Thanh, & Nguyễn Xuân Hiệp. (2016). Ý định khởi nghiệp của sinh viên: Nghiên cứu điều tra tại TP.HCM. Hội thảo khoa học Khởi nghiệp tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức trong thời kỳ hội nhập. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

6. Cao Quốc Việt, Hồ Trọng Nghĩa, Lê Thanh Trúc, & Từ Vân Anh. (2016). Kiểm định mô hình tư duy khởi nghiệp trong mạng lưới mối quan hệ giữa ý định khởi nghiệp, môi trường giáo dục, và động cơ người học: Nghiên cứu trường hợp sinh viên khoa quản trị - UEH. Hội thảo khoa học Khởi nghiệp tại Việt Nam:

Cơ hội và thách thức trong thời kì hội nhập. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

7. Cole, A. H. (1968). The entreprenuer introductory remarks. The American Economic Review, 58(2), 60–63.

8. Gartner, W. (1988). Who is an entrepreneur? Is the wrong question. American Journal of Small Business, 12(4), 11–32.

9. Gupta, V. K., & Bhawe, N. M. (2007). The Influence of Proactive Personality and Stereotype Threat on Women’s Entrepreneurial Intentions. Journal of Leadership & Organizational Studies, 13(4), 73–85. doi:

10.1177/10717919070130040901.

10. Hmieleski, K. M., & Corbett, A. C. (2006). Proclivity for improvisation as a predictor of entrepreneurial intentions. Journal of Small Business Management, 44(1), 45–63. doi: 10.1111/j.1540-627X.2006.00153.x.

11. Hong, Z., Hong, T., Cui, Z., & Luzhuang, W. (2012). Entrepreneurship Quality of College Students Related to Entrepreneurial Education. Energy Procedia, 17, 1907–1913. doi:10.1016/j.egypro.2012.02.331.

12. Hoàng Thị Phương Thảo, & Bùi Thị Thanh Chi. (2013). Ý định khởi nghiệp của nữ học viên MBA tại thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Phát triển Kinh tế, 271, 10–22.

13. Huỳnh Đinh Thái Linh, Lê Nhật Hạnh, & Nguyễn Thị Duy Quyên. (2016).

Nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố thúc đẩy khởi nghiệp, nhận thức rủi ro, và hành vi có chủ định để trở thành nghiệp chủ. Hội thảo khoa học Khởi nghiệp tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức trong thời kỳ hội nhập. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

14. Kuckertz, A., & Wagner, M. (2010). The influence of sustainability orientation on entrepreneurial intentions - Investigating the role of business experience.

Journal of Business Venturing, 25(5), 524–539.

doi:10.1016/j.jbusvent.2009.09.001.

15. Reynolds, P., Bosma, N., Autio, E., Hunt, S., De Bono, N., Servais, I., & Chin, N. (2005). Global entrepreneurship monitor: Data collection design and implementation 1998–2003. Small Business Economics, 24(3), 205–231. doi:

10.1007/s11187-005-1980-1.

16. Shapero, A., & Sokol, L. (1982). The social dimensions of entrepreneurship. In C. Kent, L. Sexton, & K. Vesper (Eds). Encylopedia of Entrepreneurship (pp.

72–90). Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall.

17. Souitaris, V., Zerbinati, S., & Al-Laham, A. (2007). Do entrepreneurship programmes raise entrepreneurial intention of science and engineering students? The effect of learning, inspiration and resources. Journal of Business Venturing, 22(4), 566–591. doi: 10.1016/j.jbusvent.2006.05.002.

18. Schwarz, E. J., Wdowiak, M. a., Almer-Jarz, D. a., & Breitenecker, R. J. (2009).

The effects of attitudes and perceived environment conditions on students’

entrepreneurial intent: An Austrian perspective. Education + Training, 51(4), 272–291. doi:10.1108/00400910910964566.

Ý ĐỊNH, ĐỘNG CƠ VÀ MONG MUỐN KHỞI NGHIỆP CỦA THANH NIÊN HIỆN NAY

TS. Nguyễn Tuấn Anh Viện Nghiên cứu Thanh niên

Tóm tắt

Bằng việc điều tra bảng hỏi trên 1.500 thanh niên hiện đang sinh sống, học tập và làm việc tại 07 tỉnh thành trong cả nước, bài viết đã đưa ra cái nhìn khái quát về những ý định, động cơ và mong muốn khởi nghiệp của thanh niên hiện nay. Kết quả điều tra cho thấy, đa số thanh niên được điều tra đã hoặc đang có một dự định khởi nghiệp với động cơ lớn nhất là nhằm phát triển sự nghiệp. Để thực hiện được tốt dự án khởi nghiệp của mình, thanh niên mong muốn được hỗ trợ về vốn, kiến thức, công nghệ, thị trường… Kết quả nghiên cứu thu được là cơ sở quan trọng cho việc đề xuất các giải pháp và chính sách nhằm khuyến khích và thúc đẩy phong trào khởi nghiệp trong thanh niên.

Từ khóa: Khởi nghiệp, mong muốn, ý định, thanh niên

1. Đặt vấn đề

Trong một vài năm trở lại đây, vấn đề khởi nghiệp được nhắc đến khá nhiều.

Tính đến thời điểm hiện nay số lượng doanh nghiệp Việt Nam đã lên đến hàng trăm ngàn doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Chính tinh thần khởi nghiệp kinh doanh là nhân tố tiên quyết để hình thành nên lực lượng đó. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, Việt Nam đang ngày càng chú trọng đến việc xây dựng và hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp, hướng đến mục tiêu quốc gia khởi nghiệp trong tương lai. Ngày 18/5/2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”.

Cho đến nay, tồn tại nhiều định nghĩa về “khởi nghiệp” (tiếng Anh là Startup).

Theo các tài liệu học thuật quốc tế, Startup là doanh nghiệp hoặc một tổ chức tạm thời, được thiết kế để tìm ra một mô hình hoạt động có thể lặp lại hoặc mở rộng nhanh chóng (Blank, 2010). Khởi nghiệp là sự nghiệp sáng tạo ra sản phẩm mới, tổ chức mới nhằm tạo ra vị thế mới cho mỗi cá nhân, tổ chức, cộng đồng và quốc gia. Khởi nghiệp không chỉ là thiết lập mô hình kinh doanh với thành công về tài chính mà còn là khởi nghiệp hướng tới phục vụ cộng đồng, quốc gia, giải quyết các vấn đề liên quan đến con người, phát triển bền vững, gắn với tạo lập các giá trị mới về xã hội và văn hóa. Khởi nghiệp là giai đoạn đầu tiên, khởi đầu cho một doanh nghiệp khi những

người sáng lập doanh nghiệp tích lũy đủ điều kiện kinh tế, tài chính, biến những ý tưởng của mình thành hoạt động trao đổi thương mại. Sobel và King (2008) nhận định khởi nghiệp là chìa khóa quan trọng để tăng trưởng kinh tế, chính vì vậy việc thúc đẩy giới trẻ khởi nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của các nhà chính sách.

Có thể nói, tính đến nay, Việt Nam đã và đang có nhiều nỗ lực tạo môi trường thuận lợi và điều kiện tốt nhất trong khả năng để khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt động khởi nghiệp, nhất là trong giới trẻ. Hệ sinh thái cho khởi nghiệp sáng tạo phát triển khá mạnh trong hai năm vừa qua. Nhiều tổ chức hỗ trợ, cơ sở hạ tầng cho khởi nghiệp được thành lập. Cùng với đó, sự tham gia ngày càng nhiều của các nhà đầu tư khởi nghiệp trong và ngoài nước đã mang đến không khí khởi nghiệp khá sôi động. Các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo và đổi mới sáng tạo diễn ra rầm rộ, mang đến nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Khởi nghiệp luôn là vấn đề mà thanh niên mong đợi, khát vọng, để có điều kiện thực hiện ý tưởng của mình. Theo Tổng cục Thống kê, tính đến năm 2018, dân số thanh niên Việt Nam (từ 16 - 30 tuổi) là 23.316.000 người (chiếm 24,6% dân số cả nước). Đây là một lực lượng rất quan trọng, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đảng, Nhà nước đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ thanh niên về học tập, nghề nghiệp, việc làm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần. Nhu cầu về nghề nghiệp, việc làm là một trong những nhu cầu quan trọng của thanh niên hiện nay. Muốn có một công việc tốt, một tương lai tốt, chắc chắn thanh niên cần quá trình khởi nghiệp, tạo dựng lâu dài.

Chính vì vậy, việc tìm hiểu về những ý định và mong muốn khởi nghiệp của thanh niên hiện nay là việc làm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, giúp góp phần tạo dựng những cơ sở khoa học cho việc đề xuất những giải pháp, chính sách để hỗ trợ thanh niên có tiền đề tốt để khởi nghiệp và nâng cao tỉ lệ khởi nghiệp thành công.

2. Khách thể và phương pháp nghiên cứu

Trong tài liệu KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO Ở VIỆT NAM: (Trang 162-167)

Đề cương

Tài liệu liên quan