• Không có kết quả nào được tìm thấy

Khuyến nghị

Trong tài liệu KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO Ở VIỆT NAM: (Trang 38-41)

Một điều dễ nhận thấy khi rà soát các tài liệu về DNKNST là ở hầu khắp các nước, DNKNST thường gặp phải những vấn đề khá tương tự nhau. Xem xét kỹ hơn từ góc độ nguyên nhân sẽ cho thấy sự tương đồng này có lý do xuất phát từ các đặc điểm rất đặc trưng của các DNKNST, dù là ở nền kinh tế đang phát triển hay đã phát triển, đó là những khó khăn về tài chính; khó khăn trong quản trị kinh doanh; khó khăn trong tuân thủ các thủ tục hành chính.

Từ việc nghiên cứu, rà soát những khó khăn của DNKNST, bài viết đưa ra những khuyến nghị nhằm hỗ trợ DNKNST như sau:

Thứ nhất, cần phân tích và đánh giá đúng thực trạng. Chính phủ cần xem xét và đánh giá đúng thực trạng triển khai hoạt động khởi nghiệp ở nước ta, nhằm làm rõ những đặc trưng của hoạt động này, những ngành hoặc lĩnh vực mà khởi nghiệp có nhiều khả năng thành công, trình độ cũng như mức độ áp dụng công nghệ trong những ngành/lĩnh vực đó. Trên cơ sở đó, xem xét và áp dụng kinh nghiệm phù hợp của các quốc gia khởi nghiệp đi trước vào thực tiễn ở Việt Nam mới có hiệu quả.

Thứ hai, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp. Chúng ta cần cụ thể hóa chủ trương xây dựng quốc gia khởi nghiệp bằng một chương trình quốc gia khởi nghiệp tổng thể, theo đó, nêu rõ những bước triển khai cụ thể để hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp.

Cụ thể như: Khuôn khổ thể chế hỗ trợ cho hoạt động khởi nghiệp bao gồm chính sách

về thủ tục thành lập, đầu tư, thuế, thương mại hóa sản phẩm công nghệ. Điểm cần lưu ý là các chính sách ưu đãi không chỉ dành riêng cho DNKNST, mà còn bao gồm cả nhà đầu tư bỏ vốn vào các quỹ đầu tư khi họ rót vốn cũng như thoái vốn; Chu trình hỗ trợ vốn đầu tư tương ứng với các giai đoạn phát triển của DNKNST; Quy định hỗ trợ hoạt động của nhà đầu tư; Các biện pháp tăng cường năng lực và hoạt động của các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp như hệ thống vườn ươm công nghệ hay các trung tâm thúc đẩy DNKN.

Thứ ba, hoàn thiện việc xây dựng chiến lược khởi nghiệp quốc gia: Tùy vào thế mạnh riêng, mỗi quốc gia và địa phương chọn cho mình những lĩnh vực ưu tiên phù hợp, sau đó Nhà nước sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp hoạt động hiệu quả. Nhà nước cần nghiên cứu kỹ để có thể đưa ra một chiến lược quốc gia hỗ trợ tích cực cho hoạt động khởi nghiệp, phù hợp với các chính sách khác của quốc gia cũng như chính sách quốc tế, đồng thời vẫn chú trọng vào các lĩnh vực, ngành mục tiêu khởi nghiệp.

Thư tư, đẩy mạnh hoạt động giáo dục đào tạo. Mục tiêu là tạo dựng tinh thần khởi nghiệp - đổi mới - sáng tạo trong học đường, các trường đại học cao đẳng cần có nhiều chương trình học và làm thiết thực, cung cấp kiến thức và truyền cảm hứng làm chủ sự nghiệp, làm chủ bản thân cho sinh viên. Phát triển khởi nghiệp trong trường đại học, cần tạo diễn đàn chung cho sinh viên các ngành khác nhau, phải có một nơi cho các em đến giao lưu, gặp gỡ, trao đổi ý tưởng. Vai trò cốt lõi của đại học là tạo ra hạt giống và ươm tạo các ý tưởng khởi nghiệp. Nhà trường có điều kiện tạo môi trường thuận lợi để sinh viên tham gia các hoạt động đổi mới, sáng tạo và nghiên cứu khoa học, tổ chức các cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp, tạo sự kết nối giữa các nhóm nhằm hình thành các dự án khởi nghiệp.

Đối với giai đoạn khi hệ sinh thái khởi nghiệp ngay trong trường phát triển tốt, các trường đại học phát huy tối đa vai trò kết nối. Đó là sự kiến tạo liên kết giữa sinh viên với DNKNST để tạo việc làm; giữa nhà khoa học với DNKNST, đưa tri thức, dự án nghiên cứu vào đời sống - xã hội, sản xuất, kinh doanh; kết nối các nguồn lực hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp sáng tạo. Với hoạt động này, trường đại học không chỉ là nơi ươm mầm cho các dự án kinh doanh đổi mới, sáng tạo tiềm năng mà còn tạo cơ hội thu hút những tài năng đến tăng trải nghiệm cọ xát với môi trường thực tiễn cho sinh viên trong trường.

Các trường đại học, cao đẳng phải đóng vai trò tiên phong trong việc nghiên cứu ứng dụng, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp nhằm phục vụ cho cộng đồng và đời sống xã hội. Đồng thời, tiên phong trong việc tiếp cận các thành tựu khoa học tiên tiến của thế giới, thử nghiệm và truyền tải những kiến thức đó đến các thế hệ, đưa ra các định hướng phù hợp với tiến bộ của thế giới. Vai trò của đại học cũng rất quan

trọng trong chuyển giao kết quả nghiên cứu thành công đến với doanh nghiệp, tạo ra các kết nối giữa doanh nghiệp và nhà trường.

Kết luận: Ngày nay, công nghệ, tri thức và sáng tạo đã trở thành yếu tố then chốt quyết định năng lực cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế của từng quốc gia cũng như từng doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) ngày càng đóng vai trò quan trọng và đạt được nhiều thành công rực rỡ. Tuy nhiên cứu về khởi nghiệp ĐMST tại Việt Nam còn nhiều thách thức, khó khăn gây trở ngại cho doanh nghiệp ĐMST. Một trong những vấn đề lớn nhất đến từ chính, đầu tư công nghệ và yếu tố con người trước cuộc cách mạng 4.0. Do đó phần cuối bài viết đi vào khuyến nghị nhằm xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ (2016), Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, Hà Nội.

2. Lương Minh Huân, Nguyễn Thị Thùy Dương (2016), “Thực trạng đầu tư cho Khoa học và Công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam, số 9A

3. Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phát triển Thái Lan (TDRI) về nhân sự của các doanh nghiệp năm 2017

4. Nhiều tác giả (2015), Báo cáo kết quả nghiên cứu Đề tài khoa học cấp Nhà nước, mã số KX06.06/11-15 “Nghiên cứu, phân tích hệ thống khoa học, công nghệ và đổi mới/sáng tạo (STI) Việt Nam trong xu thế hội nhập khoa học và công nghệ quốc tế”, Hà Nội.

5. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2017), Báo cáo chỉ số khởi nghiệp Việt Nam.

6. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Hà Nội.

ĐỔI MỚI MÔ HÌNH KINH DOANH TRƯỚC THÁCH THỨC CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ

PGS.TS. Trần Việt Lâm Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Tóm tắt

Các doanh nghiệp đang hoạt động, những người khởi nghiệp sáng tạo đều tiến hành hoạt động kinh doanh theo một mô hình kinh doanh. Dựa trên những thông tin phản hồi từ khách hàng, thị trường, mô hình kinh doanh được hoàn thiện và đổi mới. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, với các công nghệ số dựa trên Internet kết nối vạn vật, Điện toán đám mây, Blockchain và Dữ liệu lớn vừa tạo ra những thách thức, vừa tạo điều kiện để đổi mới mô hình kinh doanh. Sau khi giới thiệu khái niệm mô hình kinh doanh, bài viết trình bày những thách thức chủ yếu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với hoạt động kinh doanh và những xu hướng đổi mới mô hình kinh doanh cho cả doanh nghiệp đang hoạt động và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Từ khóa: Mô hình kinh doanh, cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đổi mới mô hình kinh doanh.

Trong tài liệu KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO Ở VIỆT NAM: (Trang 38-41)

Đề cương

Tài liệu liên quan