• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài học rút ra cho Việt Nam

Trong tài liệu KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO Ở VIỆT NAM: (Trang 110-115)

B. Tài liệu tiếng Việt:

3. Bài học rút ra cho Việt Nam

doanh, tìm kiếm thị trường (Trung Quốc); được hỗ trợ kinh phí hoạt động từ vườn ươm tư nhân (15%) và từ Chính phủ (85%), khoản hỗ trợ này doanh nghiệp phải hoàn trả lại khi hoạt động có lợi nhuận (Israel); hỗ trợ của Chính phủ từ 10-50 nghìn Đô la Úc cho các dự án triển khai tại các vươn ươm có thời hạn tối đa 24 tháng (Úc).

2.3.3. Hỗ trợ về cơ sở hạ tầng cho DNKN

Chính phủ cung cấp cơ sở hạ tầng như văn phòng làm việc, dịch vụ viễn thông, thiết bị kỹ thuật, dịch vụ văn phòng miễn phí hoặc chi phí thấp hơn so với giá thị trường. Cơ sở hạ tầng thường có sẵn trong các vườn ươm hoặc trung tâm tài trợ khởi nghiệp cho tất cả các khởi nghiệp ở các ngành, một số ngành được khuyến khích như:

Công nghệ nano, công nghệ sinh học, các ngành công nghiệp sáng tạo, công nghệ môi trường (OECD). Hoặc Chính phủ khuyến khích các tổ chức đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cung cấp cho DNKN theo hướng ưu đãi, hỗ trợ (Trung Quốc).

2.3.4. Hỗ trợ khác liên quan môi trường cạnh tranh bình đẳng

Đơn giản hóa thủ tục pháp lý về đăng ký, về lao động, thanh kiểm tra đối với các startup là các biện pháp được nhiều Chính phủ đưa ra nhằm giảm bớt gánh nặng pháp lý và chi phí tuân thủ cho Startup để họ tập trung vào kinh doanh.

Trong đó, thiết lập một cơ quan trung tâm (Startup Hub) để thực hiện các mục tiêu kết nối chính phủ, nhà đầu tư nước ngoài, mạng lưới nhà đầu tư thiên thần, các ngân hàng, các vườn ươm, các đối tác pháp lý, tư vấn, các trường đại học và R&D (nghiên cứu và phát triển); cung cấp một ứng dụng di động phục vụ đăng ký thành lập Startup; hỗ trợ pháp lý và cấp bằng sáng chế nhanh hơn với chi phí thấp hơn (Ấn Độ); cấp giấy phép cư trú tạm thời cho các chủ sở hữu DNKN nhằm thu hút hoạt động khởi nghiệp từ các nước khác (Hà Lan, Singapore, Hoa Kỳ).

nghiệp (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đầu tiên), sau đó áp dụng mức thuế suất ưu đãi thấp hơn mức thuế suất phổ thông hiện hành đang áp dụng với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Việc miễn giảm thuế thu nhập cần chú trọng vào các khoản lương, thưởng nhận được từ việc nghiên cứu và phát triển (R&D) trong các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo nhằm tạo động cơ kích thíc nghiên cứu sáng tạo, nâng cao năng suất cho các doanh nghiệp này.

ii) Đối với nhà đầu tư, tổ chức đầu tư tại các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo:

Các khoản thu nhập từ thặng dư vốn đầu tư, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn, tại doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư thiên thần trong những lĩnh vực khuyến khích phát triển như công nghệ thông tin, công nghệ nano… mang tính chất động lực chính, dẫn dắt nền kinh tế trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0 cần được miễn thuế trong trường hợp đầu tư tại thời điểm doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo chưa có lợi nhuận tính thuế.

Hai là, điều chỉnh, bổ sung các tiêu chí trong ưu đãi thuế

Việc sử dụng tiêu chí lao động, vốn phân biệt theo ngành, lĩnh vực làm cơ sở xác định DNNVV theo các quy định hiện hành như Nghị định 56/2009/NĐ-CP trên thực tế không phản ánh đúng quy mô và hoạt động của doanh nghiệp bởi vốn đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp có sự sai khác rất lớn với vốn doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Đồng thời, điều này cũng không có ý nghĩa trong công tác quản lý Nhà nước với doanh nghiệp và không phù hợp xu thế doanh nghiệp kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực.

Do đó, theo kinh nghiệm các nước và mục đích khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp, cùng với thực tế quản lý, các cơ quan quản lý cần điều chỉnh tiêu chí vốn thành tổng doanh thu của doanh nghiệp trong năm để làm căn cứ xây dựng chính sách ưu đãi thuế. Đồng thời, các nhà hoạch định cần bổ sung kết hợp tiêu chí lĩnh vực, dối tượng với thời gian vào chính sách ưu đãi thuế dành cho DNKN theo hướng ưu tiên những công ty hoạt động trong các lĩnh vực tạo ra nhiều việc làm, doanh thu cho nền kinh tế, phát huy tiềm năng khoa học công nghệ cùng với những doanh nghiệp do sinh viên mới tốt nghiệp thành lập cần được hưởng nhiều ưu đãi về thuế hơn các doanh nghiệp khác.

3.2. Chính sách tín dụng

Một là, thành lập các quỹ hỗ trợ cho giai đoạn đầu khởi nghiệp như quỹ Sáng kiến giai đoạn đầu… dành riêng cho doanh nghiệp khởi nghiệp. Đây là các quỹ thuộc

sở hữu nhà nước bởi vì theo kinh nghiệm của các nước (Hà Lan, Australia) giai đoạn đầu khởi nghiệp, đặc biệt là giai đoạn ý tưởng và thử nghiệm sản phẩm mang tính rủi ro cao, các nhà đầu tư bên ngoài rất ít đầu tư vào giai đoạn này.

Hai là, thành lập quỹ đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp (quỹ đầu tư khởi nghiệp, quỹ đầu tư mạo hiểm) theo mô hình hợp tác công tư. Đây là mô hình đầu tư được nhiều nước như Singapore, Hà Lan, Canada, Hàn Quốc… áp dụng. Theo đó, Nhà nước sẽ bỏ một khoản vốn nhất định hoặc đầu tư vào DNKN thông qua các quỹ này theo tỷ lệ vốn đối ứng.

Ba là, hoàn thiện khung pháp lý, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ nhà đầu tư thiên thần thành lập và vận hành các quỹ đầu tư mạo hiểm.

Trong đó, xem xét miễn thuế, hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp theo lộ trình, miễn/giảm thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập phát sinh khi nhà đầu tư mạo hiểm kết thúc thương vụ đầu tư; nhà nước đầu tư theo hướng vốn đối ứng đối với khoản đầu tư của các quỹ cũng như nhà đầu tư và có kế hoạch thoái vốn cụ thể để tạo điều kiện cho các các nhà đầu tư tư nhân tham gia (sau 05 năm).

Bốn là, Nhà nước ban hành quy định về mô hình gọi vốn cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của cộng đồng khởi nghiệp theo hướng tạo khung pháp lý để quản lý, đặc biệt là mức trần đầu tư nhằm bảo vệ các nhà đầu tư góp vốn. Đồng thời, thúc đẩy vườn ươm doanh nghiệp hoạt động theo hướng tăng hiệu quả, tính độc lập và tự chủ tài chính cho vườn ươm.

3.3. Các chính sách hỗ trợ khác

Chính phủ cần thúc đẩy hình thành vườn ươm doanh nghiệp hoặc hỗ trợ vườn ươm hoạt động, tăng tính độc lập và tự chủ tài chính cho các vườn ươm, đặc biệt là các vườm ươm công lập. Theo đó, Nhà nước sẽ thực hiện các hỗ trợ ban đầu như cấp đất, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng và kinh phí vận hành, sau đó để vườm ươm hoạt động theo cơ chế tự chủ. Cơ chế này góp phần tạo động lực thúc đẩy vườm ươm tìm cách hỗ trợ doanh nghiệp một cách tối ưu để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng ban hành các cơ chế chính sách cho sự ra đời và phát triển của các vườm ươm tư nhân.

Ngoài ra, phát triển thêm các kênh huy động vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, chú trọng huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Theo đó, Chính phủ cần đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai sàn giao dịch chứng khoán dành cho các DNKN, giúp các doanh nghiệp huy động vốn trực tiếp từ xã hội góp phần tích cực trong việc tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp.

KẾT LUẬN

Chính sách tài chính giữ vị trí quan trọng trong khung bệ đỡ của Chính phủ giúp cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo vươn lên mạnh mẽ. Để tạo động lực phát triển vững chắc cho khởi nghiệp sáng tạo, hệ thống chính sách tài chính cần hướng tới tạo dựng môi trường thân thiện cho các doanh nhân, doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư hoạt động trong lĩnh vực khởi nghiệp sáng tạo, qua đó hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia ngày càng được củng cố và phát triển. Và kinh nghiệm các nước trong việc ban hành các ưu đãi tài chính với doanh nghiệp, nhà đầu tư trong lĩnh vực khởi nghiệp sáng tạo là bài học quý giá cho nước ta trong việc xây dựng và hoàn thiện chính sách thuế thân thiện với khởi nghiệp sáng tạo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Tiếng Anh

1. AM Corporate Services Pte. Ltd (2017), Corporate Tax in Singapore What Startups Should Know

2. Bussiness Blog (2017), 13 Startup Schemes and Grants in Singapore 3. Clear Tax (2016), Tax Benefits & Incentives for Indian Startups & Entrepreneurs 4. China Briefing (2014): China Extends Tax Breaks for Entrepreneurial Startups 5. Denham Sadler (2016), The government’s new startup tax incentives have been revealed 6. Deloite (2018), International Tax Malaysia Highlights 2018

7. Juslaws & Consult (2016), Tax Incentive for New Start Up business in Thailand 8. Reanda Cyprus By Limited (2016), Korea: Increased Tax Benefits for Angel

Investors and Start-up investments

9. TAX4INNO Project 674888 (2016), OECD review of national r&d tax incentives and estimates of r&d tax subsidy rates,

10. Wichit Chantanusornsiri (2017), More tax incentives mulled to assist startups Tiếng Việt

1. Lê Minh Hương (2017), “Chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp:

Kinh nghiệm một số nước và gợi ý cho Việt Nam”, Tạp chí Ngân quỹ Quốc gia, số 176, 2/2017

2. Lê Thị Mai Liên và Phạm Thị Thu Hồng (2018), “Kinh nghiệm quốc tế về chính sách khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc gia “Chính sách thuế, tài chính đặc thù cho phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia”

3. Lê Vũ Thanh Tâm (2018), “Chính sách thuế với khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam - Bài học từ kinh nghiệm các nước”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc gia

“Chính sách thuế, tài chính đặc thù cho phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia”

4. Vũ Quốc Dúng (2018), “Kinh nghiệm một số nước về chính sách tài chính cho khởi nghiệp và một số khuyến nghị cho Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc gia “Chính sách thuế, tài chính đặc thù cho phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia”

THÚC ĐẨY KHỞI NGHIỆP DU LỊCH

TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHIỆP 4.0 - THỰC TIỄN MÔ HÌNH DU LỊCH 4.0 TẠI BỒ ĐÀO NHA

ThS. Nguyễn Thị Thanh Nga Trường Đại học Huế - Khoa Du Lịch Tóm tắt

Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra cơ hội và thách thức lên tất cả các lĩnh vực trong đó có ngành du lịch. Nghiên cứu này cung cấp các khái niệm về công nghiệp 4.0, du lịch 4.0 và các thuật ngữ liên quan. Đồng thời, phân tích mô hình du lịch 4.0 mà Tổ chức Du Lịch Bồ Đào Nha đã thực hiện trong thời đại công nghiệp 4.0. Đây là một trong ba dự án được đề cử cho Giải thưởng Sáng kiến Nghiên cứu và Công nghệ của Tổ chức Du Lịch Thế Giới (UNWTO) năm 2017 và đạt giải “First runner up”. Kết quả nghiên cứu cho thấy Bồ Đào Nha đã thực hiện một số chương trình nổi bật như: “Lisbon challenge”; “Smart Open Lisboa” nhằm khuyến khích các ý tưởng khởi nghiệp trong du lịch và hỗ trợ tiếp cận với các nguồn tài trợ thông qua chương trình: “Call for Entrepreneurship” và “Call + Património +Turismo” với số tiền đầu tư lên đến 700000 EUR. Rõ ràng, dự án Du Lịch 4.0 như một lộ trình thực sự của Bồ Đào Nha cho việc đầu tư khởi nghiệp, sáng tạo trong thời đại công nghiệp 4.0 mà du lịch Việt Nam cần hỏi học.

Từ khóa: Du lịch 4.0, khởi nghiệp, cách mạng công nghiệp 4.0.

Trong tài liệu KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO Ở VIỆT NAM: (Trang 110-115)

Đề cương

Tài liệu liên quan