• Không có kết quả nào được tìm thấy

Khó khăn cho những startup Fintech và giải pháp

Trong tài liệu KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO Ở VIỆT NAM: (Trang 56-59)

Đầu tiên phải kể đến khung khổ pháp lý của Việt Nam về cơ bản mới chỉ đáp ứng được một phần cho lĩnh vực công nghệ tài chính trong thanh toán, chưa có khung khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho các lĩnh vực tài chính khác. Do đó các startup Fintech luôn ở trong trạng thái lo lắng gặp phải rủi ro vì thiếu khung pháp lý thử nghiệm. Doanh nghiệp vừa làm vừa phải nghe ngóng về định hướng của cơ quan quản lý Nhà nước trong thời gian tới. Họ lo lắng về việc đầu tư, phát triển lĩnh vực này thì trong tương lai có bị ảnh hưởng gì từ quyết định của pháp lý hay không?”. Điển hình cụ thể đó là công nghệ Blockchain - Fintech ra đời như một làn sóng mới, đã thay đổi toàn diện nhận thức, tư duy của con người về giao dịch tài chính thông qua công nghệ. Công nghệ Blockchain đóng vai trò giống như một cuốn sổ cái cho tất cả các giao dịch, thúc đẩy các ngành nghề như ngân hàng, đầu tư, công nghệ thông tin, thương mại điện tử, xuất nhập khẩu, bất động sản, du lịch, khám chữa bệnh… Tuy nhiên, hiện nhiều doanh nghiệp start-up trong lĩnh vực Blockchain - Fintech đang hoang mang bởi chưa có hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động này. Hay như các startup điều hành ứng dụng cho vay ngân hàng đang

“nóng lòng” muốn cập nhật thông tin về định hướng quản lý của Ngân hàng Nhà nước về lĩnh vực Fintech, những thí điểm và dự thảo trong thời gian tới áp dụng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực Fintech. Bên cạnh đó, họ muốn cập nhật định hướng của TP Hà Nội về kế hoạch phát triển Hà Nội thành Thủ đô khởi nghiệp sáng tạo, với những chương trình hỗ trợ khởi nghiệp.

Trước yêu cầu từ phía các start up Fintech, trong bối cảnh các quốc gia trong khu vực và trên thế giới có những cách tiếp cận khác nhau trong việc hỗ trợ và thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp Fintech, thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 328/QĐ-NHNN ngày 16/3/2017 thành lập Ban chỉ đạo và tổ giúp việc về lĩnh vực Fintech của NHNN. Theo đó, Ban chỉ đạo có nhiệm vụ tham mưu đề xuất Thông đốc nhằm xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp Fintech, cơ chế quản lý phù hợp, hoàn thiện khung khổ pháp lý, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Fintech ra đời và phát triển.

Một trong những hoạt động kích thích giới khởi nghiệp Fintech là ngân hàng Nhà nước cùng với chương trình Sáng kiến kinh doanh Mekong (Mekong Business Initiative - MBI, dự án do Úc và ngân hàng Phát triển châu Á tài trợ) phát động cuộc thi “Thử thách sáng tạo cùng công nghệ tài chính Việt Nam” (Fintech Challenge Vietnam - FCV) lần thứ nhất (tháng 11.2017), để tìm kiếm các dự án đáp ứng các tiêu chí: thanh toán điện tử, định danh khách hàng điện tử, cho vay ngang hàng, các giải pháp ứng dụng blockchain.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp khởi nghiệp FinTech vẫn đang cần nhiều hơn nữa những chính sách phù hợp, để bảo vệ doanh nghiệp, thúc đẩy tính cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới tại nước ta. Điều này chỉ

có thể giải quyết được khi Chính phủ và NHNN cùng xây dựng khung pháp lý cụ thể hơn cho Fintech.

Khó khăn thứ hai và cũng là thách thức lớn nhất đối với startup Fintech là vấn đề tài chính. Với hầu hết các doanh nghiệp Fintech đang trong giai đoạn đầu phát triển, họ sẽ cần nhiều vốn hơn cho các giai đoạn tăng trưởng sau này và 60% doanh nghiệp được khảo sát mong đợi sẽ có 1 triệu USD cho vòng gọi vốn tiếp theo. Theo kết quả công bố “Khảo sát toàn cảnh về FinTech khu vực ASEAN 2018” do Công ty kiểm toán và tư vấn quốc tế Ernst & Young (EY) thực hiện, 68% trong số doanh nghiệp được khảo sát có ít hơn một năm để lập kế hoạch và gây quỹ cho tăng trưởng.

Trên thực tế, 45% trong số đó tự gây quỹ trong khi hầu hết (76%) trong số đó đồng ý rằng có đủ các kênh huy động vốn, 52% vẫn gặp khó khăn trong vấn đề tự huy động vốn. Cũng giống như hầu hết các công ty startup, các công ty Fintech có thể thấy mình bị giới hạn bởi các lựa chọn về huy động vốn.

Đề xuất đưa ra là các nhà đầu tư mạo hiểm và các ngân hàng thường là sự lựa chọn đầu tiên cho việc kiếm quỹ, mặc dù hầu hết các nhà đầu tư mạo hiểm và các ngân hàng sẽ không chịu rủi ro tín dụng của các công ty có hồ sơ ít hơn ba năm. Tuy nhiên, có rất nhiều chương trình Incubator (vườn ươm khởi nghiệp) và Accelerator (xúc tiến khởi nghiệp) và ngay cả các kênh của chính phủ cho các công ty của Fintech có thể tận dụng để xin tài trợ. Quan trọng hơn, họ nên tìm cách tiếp cận để mở rộng mạng lưới kinh doanh, tìm kiếm cơ hội từ các nhà đầu tư khác, ví dụ như từ nhà đầu tư mạo hiểm - những người có thể giúp họ nâng tầm doanh nghiệp và cũng là một trong những nguồn tài trợ.

Vấn đề thứ ba là về “dòng chảy nguồn nhân lực”. Rõ ràng, bối cảnh hiện tại đặt ra bài toán đau đầu cho các nhà hoạch định về hiện tưởng “chảy máu chất xám”, làm sao giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là các tài năng công nghệ.

Bởi vì các nhân tài thật sự sẽ dễ bị thu hút về những nơi có điều kiện, môi trường phát huy năng lực, mà nơi gần nhất là trung tâm Fintech của khu vực Đông Nam Á, Singapore, thậm chí trung tâm Fintech châu Á như Hong Kong cũng rất gần để tạo sức hút hội tụ nguồn nhân lực công nghệ trong khu vực. Trong thời đại internet toàn cầu, việc phát triển, triển khai dịch vụ hiện nay không còn nằm ở rào cản địa lý, nhân tài người Việt vẫn có thể ở đâu đó trên thế giới để giúp mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người Việt Nam. Tuy nhiên, việc không tận dụng được nguồn nhân lực này sẽ gây tổn thất thật sự cho nền kinh tế nước nhà. Do đó, việc giải quyết bài toán này nằm ở sự quyế t tâm của Chính phủtrong việc tạo điều kiện cho làn sóng khởi nghiệp công nghệ và những chính sách khuyến khích, đãi ngộ nhân tài. Mà trước hết, giảm thiểu các rào cản gây trở ngại về môi trường pháp lý có lẽ là điều Chính phủ cần

đặc biệt quan tâm, như cách mà các chính phủ châu Âu đã từng làm cuối năm 2009.

Hoặc như chủ trương cởi mở củacác chính phủ ngay trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương như Hong Kong, Singapore, và Malaysia (Chishti & Barberis, 2016;

Capgemini, 2018).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Kết quả công bố “Khảo sát toàn cảnh về FinTech khu vực ASEAN 2018” do Công ty kiểm toán và tư vấn quốc tế Ernst & Young (EY)thực hiện

2. Arner, D. W., Barberis, J.,&Buckley,R.P.(2015). The evolution of Fintech:

Anew post-crisis paradigm. Geo. J. Int'l L., 47, 1271.

3. CB Insight (2018). Global Fintech Report Q2 2018, report.

https://www.cbinsights.com/research/report/fintech-trends-q2-2018/

4. Chishti, S., & Barberis, J. (2016). The FinTech book: the financial technology handbook for investors, entrepreneurs and visionaries. John Wiley & Sons.

5. Demirguc-Kunt,A.,Klapper, L.,Singer,D.,Ansar,S.,&Hess,J. (2018).

TheGlobal Findex Database 2017: Measuring Financial Inclusion and the Fintech Revolution. The World Bank.

6. Drummer, D., Jerenz, A., Siebelt, P., & Thaten, M. (2016). FinTech:

Challenges and Opportunities-How digitization is transforming the financial sector.

7. EY (2017a). Unleashing the potential of FinTech in banking, report.

https://www.ey.com/Publication/vwLUAssets/ey-unleashing-the-potential-of-fintech- in-banking/$File/ey-unleashing-the-potential-of-fin-tech-in-banking.pdf

KHỞI SỰ KINH DOANH

VỚI MÔ HÌNH DOANH NGHIỆP GIA ĐÌNH

PGS.TS. Nguyễn Thị Hoài Dung Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Tóm tắt

Có nhiều lý do tích cực để khởi sự kinh doanh với mô hình doanh nghiệp gia đình, bao gồm việc tìm kiếm thu nhập cho các thành viên trong gia đình, làm việc cho bản thân, tận dụng hiệu quả lực lượng lao động là các thành viên gia đình và có một doanh nghiệp để truyền lại cho thế hệ tiếp theo. Và khi các thành viên gia đình được cùng tham gia kinh doanh, họ có được kinh nghiệm làm việc đồng thời với việc kiếm được thu nhập, thậm chí có thể được hưởng lợi từ giảm thuế kinh doanh gia đình. Cha mẹ thường có mong muốn xây dựng một doanh nghiệp gia đình để các thành viên trong gia đình có cơ hội cùng tham gia kinh doanh. Các thế hệ đi trước có thể cố vấn cho các thế hệ sau và giúp con cháu trở thành những doanh nhân. Tuy nhiên, làm việc cùng nhau có thể gây ra rạn nứt trong quan hệ gia đình trừ khi công ty có được kế hoạch tốt ngay từ đầu. Cần phải hiểu rõ về doanh nghiệp gia đình; những ưu, nhược điểm khi khởi sự kinh doanh với mô hình doanh nghiệp gia đình để từ đó có những bước đi đúng đắn ngay từ khi bắt đầu kinh doanh.

Từ khóa: Khởi sự kinh doanh; doanh nghiệp gia đình; mô hình doanh nghiệp gia đình; sở hữu; quản lý; gia đình.

1. Doanh nghiệp gia đình và các mô hình doanh nghiệp gia đình

Trong tài liệu KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO Ở VIỆT NAM: (Trang 56-59)

Đề cương

Tài liệu liên quan