• Không có kết quả nào được tìm thấy

Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO MỨC

3.2 Giải pháp

Xuất phát từ định hướng phát triển và mục tiêu của Saigon Co.op từ việc xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nhận biết thương hiệu Co.op Organic. Bên cạnh đó, từ cuộc nghiên cứu đã ghi nhận nhiều các ý kiến của người tiêu dùng. Từ đó, đề tài nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sự nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tên thương hiệu

Tên thương hiệu là một yếu tố cơ bản của một thương hiệu, là yếu tố trung tâm của sự liên hệ giữa sản phẩm và khách hàng. Tên thương hiệu là công cụ giao tiếp ngắn gọn, đơn giản mà hiệu quả cao. Tên thương hiệu giúp khách hàng xác định được thương hiệu đó là ai, thương hiệu đó như thế nào. Đây là một công cụ đơn giản nhưng rất hiệu quả. Các chương trình quảng bá thương hiệu có thể kéo dài vài phút hay hội chợ triển lãm có thể kéo dài vài tiếng đồng hồ nhưng tên thương hiệu là yếu mà khiến khách hàng có thể thấy và ghi nhớ một cách nhanh nhất. Qua kết quả điều tra cho thấy, kiểm định giá trị trung bình của tổng thể khách hàng chưa thật sự đồng ý với biến “Tên thương hiệu dễ hiểu”. Yếu tố “Tên thương hiệu” là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến mức độnhận biết thương hiệu vì nó tác động tới ý định mua hàng của khách hàng, làm sao để khi phát sinh nhu cầu khách hàng sẽ nghĩ ngay tới thương hiệu của Saigon Co.op và sản phẩm hữu cơ.

Dịch vụ khác của doanh nghiệp với sự lồng ghép, bố trí hợp lý giữa logo, câu khẩu hiệu và tên thương hiệu một cách hài hòa, thống nhất trên các phương tiện quảng cáo,... cũng như bao bì sản phẩm nhằm làm tăng mức độ nhận biết về tên thương hiệu. Giải pháp dài hạn: Doanh nghiệp cần mở những tài khoản hỗ trợ khách hàng trên những trang mạng xã hội. Để người dùng và khách hàng dễ dàng đăng tải những thông tin phản hồi, bình luận về chất lượng, giá thành, chất lượng dịch vụ, sản phẩm…, đồng thời cách doanh nghiệp dựa vào thông tin phản hồi đó nhanh chóng xử lý sự cố liên quan đến Link trang Web. Tối ưu công cụ tìm kiếm trên mạng Internet…

Về yếu tốSlogan

Là cụm từ đơn giản và dễ nhớ đi kèm theo một logo hoặc một thương hiệu, nó thể hiện một sức hấp dẫn của sản phẩm hoặc thể hiện nhiệm vụcủa một công ty, và làm cho nó đáng nhớ hơn. Và nó (khi cụm từ đó được sử dụng nhất quán trong một thời gian dài) trở thành một thành phần quan trọng của nhận

Trường Đại học Kinh tế Huế

dạng hoặc hình ảnh thương hiệu. Để có được một slogan hay, ngoài việc đầu tư về chất xám còn phải có sự đầu tư về quảng cáo liên tục với những chiến lược dài hạn. Chính vì vậy, khi có được một slogan đứng được trong tâm trí khách hàng, slogan đó đã trở thành một tài sản vô giá được vun đắp bằng thời gian, tiền bạc và uy tín của công ty. Theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ khách hàng biết đúng slogan (câu khẩu hiệu) “Ăn ngon sống khỏe, vui vẻ mỗi ngày” là 66 khách hàng (chiếm 44%). Con số này tương đối thấp bởi nhiều khách hàng còn nhầm lẫn slogan của công ty với slogan của công ty khác điển hình là Slogan “An toàn cho mọi bữa ăn” có tới 40 khách hàng lựa chọn chiếm 26,67%. Qua kiểm định giá trị trung bình tổng thể cho thấy yếu tố “Slogan dễ nhớ và slogan có tính hấp dẫn” khách hàng chưa thực sự đồng ý, điều này doanh nghiệp cần chú ý khắc phục để tăng mức độnhận biết thương hiệu.

Giải pháp ngắn hạn: Cùng với logo thì câu khẩu hiệu của công ty nên được công ty giải thích kĩ hơn về ý nghĩa, hàm ý mà nó truyền đạt cho khách hàng được hiểu rõ hơn.

Công ty cần có câu khẩu hiệu ngắn hơn để khách hàng dễ nhớ hơn.

Giải pháp dài hạn: Khi truyền tải thông điệp quảng cáo trên các phương tiện truyền thông cũng như trên bao bì sản phẩm, công ty nên lồng ghép câu khẩu hiệu “Ăn ngon sống khỏe, vui vẻ mỗi ngày” một cách nhịp nhàng và ăn ý, hài hòa vềbốcục và màu sắc nhằm làm cho khách hàng có thểhiểu và cảm nhận được ý nghĩa mà nó mang lại, từ đó họ mới nhớ được chính xác và lâu hơn, để nhằm nâng cao mức độ nhận biết thương hiệu. Slogan của thương hiệu cần xuất hiện nhiều hơn ở các hoạt động quảng bá của thương hiệu của doanh nghiệp như trên các trang website, các phần quà, hay các vật dụng hằng ngày của thương hiệu.

Yếu tốLogo:

Logo có những dấu hiệu đặc biệt gây ấn tượng thị giác mạnh, dễ phân biệt. Đây là chức năng quan trọng của logo, giúp phân biệt thương hiệu hay sản

Trường Đại học Kinh tế Huế

phẩm với thương hiệu hay sản phẩm cạnh tranh. Sự khác biệt cũng làm cho thương hiệu dễ đi vào tâm trí của khách hàng hơn. Để tạo sự khác biệt, có thể các nhà thiết kế thường tránh những hình cơ bản, được dùng nhiều. Tính khác biệt cao cũng làm tăng khả năng được pháp luật bảo hộ. Logo làm nổi bật hơn các yếu tố thương hiệu, nó tạo ra một sự nhận biết rất mạnh bằng thị giác. Gần như tất cả các yếu tố trong hệ thống thiết kế ứng dụng và thiết kế tuyên truyền đều lấy logo làm trung tâm, tổ hợp thành một hệ thống quy chuẩn mang tính chuẩn mực. Có rất nhiều nghiên cứu thái độ người tiêu dùng cho thấy rằng những thương hiệu bao gồm logo có thể tạo ra những ấn tượng mạnh, dễ nhận diện và khả năng gợi nhớ cao. Hơn nữa, logo có thể chứa đựng và truyền tải những thông điệp và ý nghĩa nhất định, nó cũng có thể tạo ra những liên tưởng tới công ty và sản phẩm thông qua các chương trình truyền thông, quảng cáo.

Chính vì thế nên logo đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nên giá trị thương hiệu, đặc biệt vềkhả năng nhận biết thương hiệu.

Kết quảnghiên cứu cho thấy, khách hàng nhận biết được Logo với tỷlệ là 100% trong tổng sốkhách hàng biết đến thương hiệu Co.op Organic. Đây là con sốrất cao và cần phải duy trì. Qua việc kiểm định giá trị trung bình tổng thể cho thấy khách hàng chưa thực sự đồng ý với mức độ dễ dàng nhận biết thương hiệu qua yếu tố màu sắc riêng biệt. Chính vì thế công ty cần phải truyền đạt được hình ảnh và ý nghĩa của logo đến với khách hàng nhằm nâng cao mức độ nhận biết thương hiệu

Giải pháp Giải pháp ngắn hạn: Phải thường xuyên giới thiệu về hình dáng, ý nghĩa của logo cho khách hàng để tạo những ấn tượng tốt hơn. Logo của doanh nghiệp cần xuất hiện nhiều hơn ở các hoạt động quảng bá của thương hiệu của doanh nghiệpnhư trên các trang website, các phần quà, hay các vật dụng hằng ngày của công ty,...

Giải pháp dài hạn: vì màu xanh lá là màu rất đặc trưng và thông dụng đối với những thương hiệu có xu hướng về thiên nhiên, các sản phẩm sạch, tạo sự tin

Trường Đại học Kinh tế Huế

tưởng,...so với lợi ích này không nhất thiết là phải đổi màu logothay vào đó chúng ta cần tạo được ấn tượng về ý nghĩagiúp khách hàng nhớ tới logo một cách dễ dàng nhất.

Nên xây dựng logo trực tuyến để dễ nhận biết và nó có thể chuyển động như các Icon. Từnhững hình ảnh Icon đó giúp khách hàng nhận ra thương hiệu mà chúng đại diện. Ngoài việc sử dụng các Icon trên các website thì chúng sử dụng như hình thu nhỏ để người dùng đánh dấu trang web trên thiết bị di dộng thông minh hoặc máy tính bảng thay cho các ứng dụng. Icon là hìnhảnh thu nhỏ của các Logo phiên bản cỡlớn và chúng được sử dụng phổ biến và rộng rãi trên các trang mạng. Công ty nên có những chương trình, hoạt động truyền thông nhằm giới thiệu, giải thích hình ảnh, logo của công ty, như tổ chức các cuộc thi nhỏtrên fanpage những kiến thức liên quan đến nhận biết thương hiệu

Yếu tốquảng bá thương hiệu

Một thương hiệu sẽ không phát triển cũng như mọi người không biết đến nếu thương hiệu đó không được quảng bá. Quảng bá thương hiệu là để tạo sức mạnh cho thương hiệu - sức mạnh từ sự thực hiện tốt được các chức năng, và sức mạnh từ sự nhận biết trong các hoạt động chính là quảng cáo, khuyến mãi, chào hàng và quan hệ công chúng. Chỉ có thông qua các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu thì người tiêu dùng mới có cơ hội để nhận biết thương hiệu và đi đến chấp nhận, yêu thích thương hiệu đó. Vì thếmà quảng cáo đóng một vai trò cực kỳquan trọng trong phát triển thương hiệu, giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ của mình. Quảng bá thương hiệu là một hoạt động quan trọng để khách hàng nhận biết được thương hiệu của doanh nghiệp. Nhiều khách hàng không thểtrực tiếp tiếp xúc với doanh nghiệp nên hoạt động quảng bá sẽ giúp thương hiệu công ty đến gần hơn với khách hàng, tạo sựdễtiếp cận, gần gũi hơn.

Phương tiện quảng bá của doanh nghiệp nhiều, nhưng với thương hiệu mới Co.op Organic vẫnchưa phổ biến, chưa nhiều. Khách hàng biết đến thương hiệu Co.op Organic chủyếu qua “Bạn bè người thân giới thiệu” chiếm 46% còn

Trường Đại học Kinh tế Huế

quảng cáo qua các “trang web” chiếm 31,3%. Còn quảng bá qua việc tài trợ, hội chợthì chưa phổbiến nên nhiều khách hàng chưabiết đến thương hiệu qua kênh thông tin này.

Giải pháp ngắn hạn:

Hiện tại vẫn chưa có trang Web chính thức của thương hiệu Co.op Organic, nên cần thiết xây dựng và ở đó cung cấp đầy đủ các thông tin cho khách hàng, như qui trình sản xuất để minh chứng cho chất lượng, giá cả để khách hàng tham khảo, các hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op hiện đang bán sản phẩm…cập nhật những nội dung và thông tin cần thiết về công ty để thu hút sự thăm viếng, theo dõi của khách hàng. Công ty nên đầu tư phát triển trang web của mình trở nên sinh động và hữu ích hơn bằng các bài viết, hình ảnh giới thiệu sản phẩm, các thay đổi về mẫu mã, bao bì, giá cả, các lợi ích đặc thù, nét độc đáo của sản phẩm… đểkhách hàng có thể tiếp cận nhanh nhất và chính xác nhất.

Bên cạnh đó, công ty nên khai thác và tận dụng hơn nữa công dụng của thương mại điện tử đối với công việc kinh doanh.

Giải pháp dài hạn:

Qua kiểm định giá trịtrung bình tổng thể cho thấy yếu tố “Tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá” khách hàng đánh giá dưới mức đồng ý, trong thực tế đây là cách thu hút và tăng lượng bán nhanh nhất, tuy nhiên đối với thương hiệu Co.op Organic thì ít khi có giảm giá. Trong thời gian tới doanh nghiệp nên có những đợt khuyến mãi cho khách hàng, khi đấy sẽ thu hút được sự quan tâm của nhiều khách hàng, và cần duy trì các chương trình có hiệu quả.

Khi có web riêng cần thường xuyên cập nhật tin tức hình ảnh các thông tin khuyến mãi của doanh nghiệp để khách hàng biết và cả trên trang của Co.op Mart. Tuy thương hiệu thuộc Saigon Co.op là thương hiệu mới thành lập được hơn 1 năm, tiềm lực chưa mạnh, cho nên để tăng mức độ nhận biết cần táo bạo hơn qua các hoạt động PR, cần chú trọng tăng cường như: quan hệ với giới truyền thông, tổ chức sự kiện, tài trợ (từ thiện thương mại),… Hình thức tài trợ

Trường Đại học Kinh tế Huế

chỉ mang tính từ thiện, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai lũ lụt. Nhưng tại địa bàn thành phố Huế, những hoạt động này chưa gây sự chú ý của mọi người. Những hoạt động này phải được thực hiện dựa trên mục đích phi thương mại, xuất phát từ tấm lòng, cũng như tham gia các hoạt động tài trợ thương mại trong các sự kiện lớn của tỉnh nhà cũng như tài trợ cho các chương trình của đài truyền hình địa phương, các chương trình thu hút được đông đảo mọi người tham gia đểgia tăng mức độ nhận biết thương hiệu đối với khách hàng. Bên cạnh đó, cần tham gia hội chợtriển lãm nhiều hơn để tạo cơ hội gặp gỡ các đối tác khách hàng đến tham quan hội chợ, đồng thời có thể nhận biết các đối thủ cạnh tranh và học hỏi về tính đa dạng của sản phẩm.

Trường Đại học Kinh tế Huế