• Không có kết quả nào được tìm thấy

Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:

Chương 1 – Lý luận chung về vấn đề nghiên cứu

1.3 Cơ sở thực tiễn

Khẩu hiệu (slogan): slogan trong kinh doanh được hiểu là một thông điệp truyền tải ngắn gọn nhất đến khách hàng bằng từ ngữ dễ nhớ, dễ hiểu, có sức thu hút cao vềý nghĩa, âm thanh. Slogan là sự cam kết về giá trị, chất lượng sản phẩm của thương hiệu với khách hàng. Để hình thành một slogan cho công ty, cho thương hiệu nào đó không phải chuyện một sớm một chiều mà đòi hỏi phải có một quy trình chọn lựa, thấu hiểu sản phẩm, các lợi thế cạnh tranh, phân khúc thị trường, mức độ truyền tải thông điệp khi đã chọn slogan đó để định vị trong tâm trí của khách hàng bất cứ lúc nào. Slogan được xem như là một tài sản vô hình của công ty dù rằng nó chỉ là một câu nói.

Hệ thống nhận dạng thương hiệu: Ngoài việc nhận biết được thương hiệu thông qua các phương tiện truyền thông, một thương hiệu còn có thể được nhận biết thông qua các yếu tố ứng dụng sau:

 Đồ dùng văn phòng: tất cả các đồ dùng văn phòng như giấy viết thư, phong bì, công văn, danh thiếp, cặp tài liệu...đều cần thống nhất về bố cục, màu sắc, tỷlệ các tổhợp hình và chữ.

 Ngoại cảnh của doanh nghiệp: bao gồm biển hiệu, panô, cột quảng cáo, biểu ngữ, các tín hiệu trên đường đi...trong hệ thống thiết kế thị giác của doanh nghiệp.

 Bên trong doanh nghiệp: cách thiết kế các bảng hiệu, các thiết bị, nội ngoại thất của phòng ốc, thiết kế ánh sáng...Phương tiện giao thông: cách thiết kế phổ biến nhất là sử dụng biểu trưng, chữ và màu làm hình thức trang trí nên các phương tiện giao thông nhằm mục đíchtuyên truyền lưu động.

 Chứng chỉ dịch vụ: huy chương, cờ, thẻ, chứng chỉ, trang phục của nhân viên

 Các hình thức tuyên truyền trực tiếp: gồm thiết kế thư mời, tặng phẩm, vật kỷ niệm, bài giới thiệu danh mục sản phẩm, tạp chí, bao bì, nhãn hiệu, các hình thức trưng bày giới thiệu sản phảm, quảng cáo trên báo chí và truyền hình.

Năm 2017 là năm đánh dấu sự bứt phá của nền kinh tế cả nước với tốc độ tăng GDP đạt 6.81% là mức tăng trưởng kỷ lục trong vòng một thập kỷ qua.

Lạm phát được kiểm soát ở mức 3.53% thấp hơn mức trần 4%, tổng mức lưu chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu vượt mốc 400 tỷ USD. Theo đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa của cả nước dự ước tăng 10.9% so với cùng kỳ, với tỷ trọng doanh thu của loại hình bán lẻ hiện đại trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụtại khu vực Thành phốHồ Chí Minh tăng lên mức 32%.

Qua đó cho thấy thị trường bán lẻ trong nước tiếp tục có xu hướng tăng trưởng ổn định và tăng sức thu hút với các nhà bán lẻ nước ngoài tạo những tác động lớn đến hoạt động kinh doanh và sự phát triển chung của cả nước và thành phố, trong đó có Liên hiệp HTX Thương mại thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) được xem là nhà bán lẻ hàng tiêu dùng hàng đầu Việt Nam. Với những định hướng đúng đắn, nỗlực không ngừng, thi đua lập thành tích, tập thểCBNV Saigon Co.op đã từng bước thay đổi và thíchứng, vượt thách thức và đạt được như:

Tổng doanh số đạt gần 30.000 tỷ đồng, Co.opXtra tăng trưởng xuất khẩu khoảng 30%.

Năng suất lao động vượt kế hoạch và thu nhập bình quân người lao động tăng.

Phát triển thành công thêm 130 điểm bán mới gồm Co.opmart, Sense City, Co.op Smile, Co.op Food. Trong đó đẩy mạnh mở rộng phát triển mạng lưới Co.op Food tại các tỉnh thành lớn 16 cửa hàng, và đặc biệt là cho ra mắt 2 mô hình mới Sense Market và cửa hàng tiện lợi Cheers.

Năng suất chuẩn bị hàng hóa tại các kho trung tâm tăng 30% và gia tăng hiệu quảquản lý tồn kho toàn hệthống.

Tích cực tham gia bìnhổn thị trường.

Đẩy mạnh phong trào thi đua lao động, phục vụ.

Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng.ững kết quả tích cực:

Để đứng vững trước sự cạnh tranh khốc liệt hiện tại của thị trường bán lẻ,

Trường Đại học Kinh tế Huế

tiếp tục khẳng định vị thế là Nhà bán lẻ hàng tiêu dùng hàng đầu Việt Nam và phấn đấu trở thành tập đoàn bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào năm 2025, đòi hỏi Saigon Co.op phải có chiến lược phát triển mới trong đó tập trung vào ba lĩnh vực chính là: Phát Triển Mạng Lưới, Hàng hóa và Logistics, xây dựng lộ trình chuyển đổi phù hợp. Với những đặc điểm trên, Saigon Co.op xác định một số định hướng cơ bản cho năm 2018 như sau:

 Tổng doanh sốLiên hiệp phấn đấu tăng 10% so với cùng kỳ.

 Phát triển mạng lưới và xây dựng mô hình kinh doanh mới: 19 Co.opmart, 02 Co.opXtra, 170 Co.op Food, 150 cửa hàng Co.opSmile, 50 cửa hàng tiện lợi Cheers, 01 Co.opmart phân khúc cao (Finelife), kết nối đa phương tiện với các hình thức mua sắm khác.

 Xây dựng doanh nghiệp xanh: môi trường siêu thị thân thiện, thương hiệu xanh

 Đẩy mạnh khai thác kinh doanh các mặt hàng hữu cơ

 Triển khai hiệu quảviệc ứng dụng CNTT trong hoạt động điều hành.

 Tối ưu hóa quy trình kinh doanh mới: hoàn thiện chuỗi cung ứng, đáp ứng tốt dịch vụ giao nhận của các mô hình kinh doanh hiện tại và trong chiến lược phát triển.

 Tổchức thực hiện tốt chiến lược phát triển nguồn nhân lực.

 Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

 Chuẩn hóa và nâng cấp cơ sở hạ tầng.

Bên cạnh đó hiện nay nước ta nói chung và trên địa bàn thành phố Huế nói riêng, có rất nhiều thương hiệu, cơ sở bán các sản phẩm hữu cơ. Trong đó phải kể đến các thương hiệu, cửa hàng như: cửa hàng nông dân Huế, của hàng thực phẩm hữu cơ Quế Lâm, cửa hàng thực phẩm hữu cơ Huế Việt, cửa hàng thực phẩm xuân bốn mùa, cửa hàng Mai Organic, cửa hàng thực phẩm đồng

Trường Đại học Kinh tế Huế

xanh…điểu này cho thấy xu hướng tiêu dùng của người dân thành phố đối với thực phẩm hữu cơ ngày một gia tăng, đây là cơ hội cũng như thách thức đối với các doanh nghiệp.

Cơ sởthực tiễn tình hình xây dựng thương hiệu hữu cơ trên địa bàn Thành phốHuếnói riêng và Việt Nam nói chung:

Mặc dù, đi sau nhiều quốc gia về các sản phẩm hữu cơ, nhưng sự nỗ lực của các doanh nghiệp và nông dân, đã đưa Việt Nam vào danh sách 170 quốc gia tham gia sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

Đến nay, Việt Nam có 33 tỉnh, thành phốcó sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Mặc dù, đi sau so với nhiều quốc gia trên thế giới về các sản phẩm hữu cơ, nhưng sựnỗ lực của nhiều doanh nghiệp cũng như nông dân, đã đưa Việt Nam vào danh sách 170 quốc gia tham gia sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

Đến thời điểm này, nhiều loại sản phẩm cây trồng hữu cơ đã chính thức đặt chân đến nhiều thị trường thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc… như gạo Hoa Sữa của Công ty Viễn Phú Organic & Healthy Food (Cà Mau); lúa gạo với thương hiệu Tâm Việt của anh Võ Văn Tiếngở tỉnh Đồng Tháp. Những thành tựu này đạt được một phần là nhờvào sựcầu tiến của nông dân, đồng thời là tâm huyết lớn của các doanh nghiệp.

Không phân bón hóa học, thuốc trừ sâu - diệt cỏ, chất kích thích tăng trưởng…. những tiêu chuẩn trong quy trình sản xuất nông sản sạch đang áp dụng trong nhiều mô hình sản xuất nông sản hữu cơ tại Cố đô Huế, góp phần đem lại lợi ích cho môi trường và sức khỏe người tiêu dùng.

Những ngày gần Tết Nguyên đán, có mặt tại một trong những địa điểm sản xuất nông sản hữu cơ của Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt (Huế Việt) mới cảm nhận sự nhộn nhịp của những thành viên công ty đang chăm sóc trang trại nơi đây. Trong nhà, người làm mứt gừng, người chuẩn bị gạo lức làm sữa…

ngoài vườn, người chăm sóc những luống rau, người chuẩn bị thức ăn cho gia cầm, gia súc… tất cả đều chuyên tâm vào công việc được giao. Anh Lê Duy

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trường, Trưởng phòng Marketing Huế Việt cho biết, tất cả các sản phẩm của đơn vị đều được chọn lọc kỹ, thông qua các khâu kiểm tra, đo lường chất lượng trước khi bán ra thị trường.