• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN

3.2.2 Giải pháp đối với Chi cục Thuế huyện Quảng Điền

3.2.1.4. Tăng cường công tácquản lý hoá đơn, chứng từ

Kinh tế Việt nam đang là nền kinh tế tiền mặt, cho nên mọi giao dịch kinh doanh hợp pháp đều phải ghi nhận bằng chứng từ thanh toán. Hoá đơn, ngoài tác dụng là một chứng từ kế toán, hoá đơn lại giữ một vai trò quan trọng chi phối mọi hoạt động của DN, nó luân chuyển cùng với hàng hoá dịch vụ. Vì vậy, về mặt quản lý Nhà nước nếu kiểm soát được hoá đơn là kiểm soát được tiền và hàng trong khâu lưu thông. Muốn ngăn chặn hành vi mua bán hoá đơn bất hợp pháp, phải trả lại chức năng vốn có của hoá đơn, làm cho hoá đơn trở về với bản chất của nó là chứng từ kế toán và chức năng kiểm soát của hoá đơn sẽ giao cho một cơ quan tài chính tiền tệ khác, đó là hệ thống Ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Làm cho hoá đơn chứng từ trở thành công cụ thứ yếu chỉ để ghi nhận hoạt động giao dịch kinh doanh và phục vụ cho việc hạch toán kế toán. Do đó trong phương thức thanh toán nên chuyển sang thanh toán qua Ngân hàng. Đây là phương thức thanh toán tiên tiến nhất đang được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng. Bắt buộc các doanh nghiệp mua bán hàng hoá, dich vụ có giá trị trên 1 triệu đồng phải thanh toán qua Ngân hàng. Có như vậy gian lận hoá đơn sẽ được hạn chế và đẩy lùi.

Cần có biện pháp chế tài đối với những đối tượng làm hoá đơn giả , làm mất hoá đơn bán hàng ....

Nhanh chóng hiện đại hoá ngành thuế, trang bị máy vi tính và nối mạng trong toàn ngành góp phần kiểm soát hoá đơn, chứng từ hiệu quả hơn .

Cơ quan thuế khuyến khích các doanh nghiệp tự in hoá đơn đặc thù của mình. Hoá đơn đặc thù có nhiều đặc điểm khác biệt sẽ hạn chế bớt tình trạng mất cấp hoá đơn, đồng thời tạo điều kiện cho quản lý kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước.

mạng thông tin điện tử nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ĐTNT - Hệ thống thể chế chính sách thuế phải rõ ràng,đơn giản, minh bạch dễ thực hiện trong thực tế.

- Công tác quản lý đăng ký, kê khai thuếqua mạngtiến tới đạt tỷ lệ 100% đối tượng nộp thuế, khaithuế

- Phối hợp với cơ quan cấp đăng ký kinh doanh mở rộng việc đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế. Hệ thống đăng ký thuế điện tử được kết nối liên thông với hệ thống đăng ký kinh doanh nhằm giảm thời gian và chi phí cho người nộp thuế.

- Đơn giản và mở rộng hình thức nộp tờ khai thuế. DN có thể nộp tờ khai thuế trực tiếp hoặc qua mạng internet. Chi cục thuế, Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước thực hiện trao đổi, truyền nhận thông tin tờ khai DN qua mạng, căn cứ vào thông tin tờ khai các cơ quan liên quan thực hiện việc hạch toán các khoản nộp ngân sách cho NNT một cách nhanh chóng, thuận tiện.

3.3.2.2. Tăng cường công tác kiểm tra các doanh nghiệp, nhằm hạn chế tình trạng thất thu

Công tác kiểm tra cần được tiến hành trên cơ sở phân tích thông tin hồ sơ khai thuế, thu thập thông tin, từ đó chia ra các nhóm hành vi vi phạm của doanh nghiệp: Nhóm hành vi vi phạm về quản lý, sử dụng hoá đơn; nhóm hành vi vi phạm kê khai và nộp thuế; nhóm hành vi vi phạm chế độ kế toán. Từ đó lựa chọn phương thức kiểm tra có hiệu quả nhất. Tuỳ từng đối tượng cụ thể mà có phương pháp kiểm tra khác nhau cho phù hợp. Lực lượng kiểm tra phải đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng, có tinh thần trách nhiệm cao, kiên quyết đấu tranh với những trường hợp sai phạm. Vì vậy công tác kiểm tra cần phải tập trung vào những nội dung sau:

- Tiếp tục đổi mới và nâng cao năng lực hoạt động kiểm tra theo hướng: bổ sung và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác kiểm tra đảm bảo tính chuyên sâu, chuyên nghiệp, hiệu quả; đẩy mạnh áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong tất cả các khâu; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để phân tích, đánh giá rủi ro tuân thủ pháp luật của NNT; áp dụng hiệu quả các kỷ năng thanh tra, kiểm tra để phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi chuyển giá, gian lận, trốn thuế, giải quyết chính xác, kịp thời các trường hợp khiếu nại, tố cáo về thuế của NNT.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực làm công tác kiểm tra theo hướng đến năm 2020 đảm bảo bố trí từ 25-30% cán bộ làm công tác kiểm tra. Ưu tiên bố trí cán bộ có phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ.

- Đảm bảo 100% số lượng doanh nghiệp được lập kế hoạch dự kiến kiểm tra thuế phải được phân tích hồ sơ khai thuế tháng; quý; năm; báo cáo tài chính. Tăng cường việc ứng dụng tin học trong công tác kiểm tra thuế, tập trung cập nhật dữ liệu người nộp thuế vào hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành Thuế để đẩy nhanh việc triển khai cácứng dụng tin học cho hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế một cách thiết thực và hiệu quả.

- Kiểm tra các doanh nghiệp có tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu thấp.

- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp có số thu lớn.

Trong quá trình kiểm tra cần kết hợp giám sát việc chấp hành các quy định về giá.

3.2.2.3 Tăng cường công tác quản lý hoá đơn, chứng từ

Cần có những chế tài phù hợp đối với những đối tượng làm hoá đơn giả, làm mất hoá đơn bán hàng ...

Nhanh chóng hiện đại hoá ngành thuế, trang bị máy vi tính và nối mạng trong toàn ngành góp phần kiểm soát hoá đơn, chứng từ hiệu quả hơn.

Cơ quan thuế khuyến khích các doanh nghiệp tự in hoá đơn đặc thù của mình. Hoá đơn đặc thù có nhiều đặc điểm khác biệt sẽ hạn chế bớt tình trạng mất cắp hoá đơn, đồng thời tạo điều kiện cho quản lý thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước.

3.2.2.4. Đẩy mạnh công tác truyên truyền, vận động, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật thuế

Cần đầu tư cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác tuyên tryền, phổ biến pháp luật thuế, chính sách thuế khi có thay đổi, bởi vì đại đa số DN đều muốn được cơ quan thuế tổ chức tập huấn. Đồng thời, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuế vừa tinh thông nghiệp vụ vừa có kỹ năng sư phạm để nâng cao chất lượng công tác tập huấn cho DN.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tình trạng trốn thuế, lậu thuế còn khá phổ biến vừa làm thất thu cho NSNN, vừa không đảm bảo công bằng xã hội và đưa công tác quản lý thu thuế vào nề nếp.

Nguyên nhân trước hết là do người nộp thuế chưa hiểu sâu sắc về nghĩa vụ nộp thuế và đặc biệt là chưa hiểu được quyền thụ hưởng lợi ích từ khoản tiền thuế mà mình đóng góp; chưa hiểu rõ về nội dung, chính sách thuế, kê khai và nộp thuế; chưa nhận thức đúng trách nhiệm pháp luật về nghĩa vụ phải kê khai nộp thuế của mình.

Do đó tính tuân thủ tự nguyện chưa cao; vì thế, cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục nhằm nâng cao trình độ hiểu biết của DN về thực hiện nghĩa vụ thuế. Công tác giải đáp vướng mắc, hướng dẫn cho DN nhằm hỗ trợ và giúp họ hiểu và thực hiện đúng nghĩa vụ nộp thuế của mình cần đạt được mục tiêu cụ thể là:

- Giúp các đối tượng nộp thuế nắm vững chính sách, quy trình, thủ tục thu nộp thuế, trên cơ sở đó thực hiện việc nộp thuế đúng, đủ, kịp thời vào NSNN.

- Tạo điều kiện để đối tượng nộp thuế thực hiện tự khai, tự tính, tự nộp thuế, giảm dần những sai phạm mà đối tượng nộp thuế thường mắc phải.

- Lập mối quan hệ thân thiện, thường xuyên giữa cơ quan Thuế với các DN, giúp họ thuận lợi khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình.

Để thực hiện được các yêu cầu đó cần đẩy mạnh các dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế tại Chi cục thuế. Giải đáp thắc mắc của các đối tượng nộp thuế có thể làở tại bộ phận tuyên truyền hỗ trợ và trực tiếp tại các trung tâm giao dịch một cửa, hoặc qua điện thoại, fax, mạng máy tính…

Song bên cạnh đó chúng ta không chỉ tuyên truyền đối với đối tượng nộp thuế mà chúng ta cần tuyên truyền sâu rộng đến người tiêu dùng. Vấn đề là làm thế nào để người mua hàng nhận thức là phải lấy hoá đơn khi mua hàng. DN nộp thuế GTGT chỉ là người nộp hộsố thuế mà người tiêu dùng đã nộp thông qua giá cả.

Do đó cần thiết phải tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng, phổ biến, hướng dẫn, giải thích chính sách thuếTNDN, xác định quyền lợi và trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc sử dụng hoá đơn chứng từ. Việc tuyên truyền tập trung vào một số nội dung:

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Tổ chức tuyên truyền về các quy định trong quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ, nhằm nâng cao ý thức cho người dân khi mua hàng hoá dịch vụ phải yêu cầu người bán xuất hoá đơn nhằm hạn chế tình trạng gian lận thuế, trốn thuế. Thông qua đài truyền hình, đài phát thanh ... xây dựng các hình thức tuyên truyền với các tiểu phẩm ngắn gọn, phê phán các hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn bán hàng, cổ động trên cụm Pa nô, băng rôn khẩu hiệu ...

- Cơ quan thuế xây dựng đề án tuyên truyền đối với cán bộ của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế; tổ chức tuyên truyền rộng rãi nhằm nâng cao nhận thức về những qui định trong sử dụng hoá đơn chứng từ, đề cao trách nhiệm và nghĩa vụ của cán bộ đảng viên trong việc chống thất thu thuế.

- Cơ quan thuế phải xây dựng chính sách khen thưởng kịp thời những người cung cấp cho cơ quan thuế các thông tin về người bán hàng không xuất hoá đơn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ