• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.5. MÔT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DOANH NGHIỆP

1.5.1.1 Khái niệm:

Theo điều 4, Luậtdoanh nghiệp năm 2013 định nghĩa: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”.

1.5.1.2. Đặc điểm doanh nghiệp

Căn cứ vào quy định trên thì doanh nghiệp có những đặc điểm sau:

- Doanh nghiệp là chủ thể kinh doanh độc lập: Tính độc lập thể hiện ở DN luôn có tên riêng, có tài sản để tiến hành các hoạt động kinh doanh; được thuê mướn lao động để phục vụ cho mục đích hoạt động, hạch toán kinh doanh độc lập, tự định đoạt và tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài sản trong kinh doanh của doanh nghiệp.

- Địa vị của doanh nghiệp được xác định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

Khi thành lập nhà đầu tư phải tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chỉ khi được cơ quan này cấp giấy chứng nhận kinh doanh hợp lệ thì DN mới đảm bảo tính chất hợp pháp của sự tồn tại và hoạt động.

-Mục đích hoạt động của DN là lợi nhuận: Đây là điểm khác biệt giữa DN và các tổ chức xã hội khác.

1.5.2. Các loại hình doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp 1.5.2.1 Công ty

Công ty, hiểu theo nghĩa chung nhất, là tổ chức kinh doanh do hai hay nhiều người cùng góp vốn thành lập nhằm mục đích kinh doanh theo nguyên tắc lời cùng chia, lỗ cùng chịu.

+ Công ty TNHH 1 thành viên: Là công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân hoặc một tổ chức là chủ sở hữu. Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn điều lệ của công ty. Loại hình công ty này cótư cách pháp nhân và không có quyền phát hành cổ phần.

+ Công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên (tối đa 50 thành viên): là công ty trách nhiệm hữu hạn do nhiều thành viên cùng góp vốn kinh doanh. Thành viên của

Trường Đại học Kinh tế Huế

công ty là tổ chức hay cá nhân, số lượng tối thiểu là 2 và tối đa không quá 50, chịu trách nhiệm về các các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn cam kết vào công ty. Loại hình công ty này có tư cách pháp nhân và không có quyền phát hành cổ phần

+ Công ty cổ phần: Là công ty đối vốn điển hình, vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cá nhân hoặc tổ chức có số lượng tối thiểu là ba và tối đa không hạn chế sở hữu cổ phần là cổ đông. Cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ các tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn đãđóng góp. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân và được phát hành chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

+ Công ty hợp danh: Là loại hình công ty do ít nhất hai cá nhân là sở hữu chung, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh);

ngoài thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp của mình về nghĩa vụ tài sản của công ty. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân và không có quyền phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Đây là loại hình công tyđói nhân.

1.5.2.2. Doanh nghiệp tư nhân

Là doanh nghiệp do một cá nhânlàm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành chứng khoán và không được công nhận là pháp nhân. Mỗi cá nhân chỉ được quyền đăng ký thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nnghiệp tư nhân có quyền thành lập, tham gia thành lập công ty hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

1.5.3. Vai trò của doanh nghiệp trong nền kinh tế

Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Những năm gần đây, hoạt động của doanh nghiệp đã có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân

Trường Đại học Kinh tế Huế

sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: Tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo...

Doanh nghiệp là yếu tố quan trọng, quyết định đến chuyển dịch các cơ cấu lớn của nền kinh tế quốc dân như: Cơcấu nhiều thành phần kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế giữa các vùng, địa phương.

Doanh nghiệp phát triển, đặc biệt là DN ngành công nghiệp tăng nhanh là nhân tố đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nâng cao hiệu quả kinh tế, giữ vững ổn định và tạo thế mạnh hơn về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập.

1.5.4. Thất thu thuế ở các doanh nghiệp

Doanh nghiệp hiện nay đã khơi dậy, huy động và khai thác một tiềm năng to lớn về tiền vốn, sức lao động, trí tuệ, kinh nghiệm, khả năng kinh doanh và các nguồn lực khác vào phát triển kinh tế, góp phần quan trọng vào sự phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của nhân dân trên địa bàn huyện.

Mặt trái của nền kinh tế thị trường là việc chạy theo lợi nhuận, chính vì vậy mà các cơ sở kinh tế đặc biệt là khu vực ngoài quốc doanh thường xem nhẹ việc chấp hành pháp luật về thuế. Họ thường tìm cách để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế, một số doanh nghiệp còn cố tình lợi dụng kẽ hở của pháp luật thuế trốn thuế, gian lận thuế. Thất thu thuế làm cho mục đích thu NSNN từ thuế không đạt được, gây khó khăn cho kế hoạch chi tiêu của nhà nước để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội.

Một số thủ đoạn cácdoanh nghiệp thường sử dụng để trốn thuế, gian lận thuế TNDN đó là:

- Bán hàng không xuất hoá đơn từ đó không kê khai doanh thu tính thuế.

- Giá bán hàng hóa trong hoạt động thương mại phản ảnh trên chứng từ, sổ sách kế toán thấp hơn giá giao dịchtrên thị trường còn khá phổ biến, dẫn đến thuế đầu ra thấp, tỷ suát lợi nhuận trước thuế thấp.

- Cố tình xác định sai chi phí được trừ theo qui định của Luật thuế để tăng chi phí được trừ, từ đó giảm số thuế TNDN phải nộp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trong đó hình thức thông thường, phổ biến và dễ thấy nhất là việc doanh nghiệp lợi dụng khách hàng không lấy hoá đơn khi mua hàng hoá dịch vụ để trốn thuế như không kê khai doanh thu tính thuế hoặc kê khai không đúng doanh thu thực tế.

Thất thu thuế làm giảm nguồn thu NSNN, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả của các luật thuế, gây mất công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của người dân, tạo ra ý thức coi thường kỷ cương pháp luật thuế, gây ra cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN, sự thiếu tin tưởng của người nộp thuế vào cơ quan Nhà nước.

Những tồn tại trên xuất phát từ một số nguyên nhân như: Cơ chế chính sách thuế vẫn còn nhiều hạn chế chưa quy định chi tiết, cụ thể; mặt khác quy định giữa các Luật có nhiều điểm chưa đồng bộ gây khó khăn cho công tác thực hiện. Bên cạnh đó, công tác quản lý thuế vẫn còn nhiều mặt yếu kém, trình độ chuyên môn của số ít cán bộ thuế chưa đáp ứng kịp tốc độ phát triển kinh tế của đất nước.

Qua sự phân tích trên cho thấy việc hoàn thiện công tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp là rất cần thiết đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ mới có thể nâng cao hiệu quả của việc quản lý thuế, góp phần chống thất thu, tăng thu ngân sách, hạn chế sự vi phạm của các doanh nghiệp, đồng thời giúp Nhà nước quản lý và điều tiết các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.

1.6. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ THUẾ TNDN CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI