• Không có kết quả nào được tìm thấy

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HÀNH VI HƯỚNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG

DỆT MAY PHÚ HÒA AN

Dựa trên kết quả phân tích đánh giá hành vi hướng đến môi trường của người lao động và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi hướng đến môi trường của người lao động tại Công ty Cổ phần Dệt May Phú Hòa An, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm gia tăng hành vi hướng đến môi trường của người lao động.

Những giải pháp đưa ra có thể được xem là cốt lõi nhất, mỗi doanh nghiệp, tổ chức có thể dựa trên nền tảng các giải pháp này, kết hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, tổ chức mình để xây dựng một chính sách nhằm gia tăng hành vi hướng đến môi trường của người lao động.

3.1. Giải pháp nâng cao hành vi môi trường của người lao động từ yếu tố Quản trị nguồn nhân lực xanh

Kết quả nghiên cứu ở chương 2 cho thấy, việc thực hiện các chính sách quản trị nguồn nhân lực xanh có tác động tích cực đến mong muốn, cam kết và hành vi hướng đến môi trường của người lao động.

Nhân tố quản trị nguồn nhân lực xanh có tác động mạnh mẽ nhất đến mong muốn bảo vệ môi trường của người lao động dẫn đến các hành vi vì môi trường của họ. Do đó, để nâng cao hành vi hướng đến môi trường của người lao động thì các nhà lãnh đạo tạo Phú Hòa An nên:

- Tổ chức định kỳ các buổi đào tạo, phổ biến các chính sách bảo vệ môi trường cho người lao động và những mục tiêu môi trường mà doanh nghiệp hướng đến.

- Hướng dẫn người lao động cách phân loại rác thải, cách xử lý đối với từng loại rác thải.

- Nhấn mạnh vai trò của người lao động đối với vấn đề môi trường của công ty nói chung cũng như đối với môi trường nói riêng.

- Xây dựng một cơ sở thông tin về môi trường để người lao động dễ dàng tiếp cận, nắm bắt các chính sách môi trường và cách thực hiện các hành vi môi trường hiệu quả.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Ban lãnh đạo cần đưa hành vi và những đóng góp của người lao động vào trong tiêu chí đánh giá kết quả công việc của họ.

- Khuyến khích người lao động đưa ra các đề xuất/sáng kiến để bảo vệ/cải thiện các vấn đề về môi trường.

- Để đạt được mục tiêu môi trường mình, doanh nghiệp cần đưa những tiêu chí môi trường vào trong thông điệp tuyển dụng cũng như lựa chọn ứng cử viên, những ứng cử viên quan tâm đến môi trường sẽ ý thức trách nhiệm về môi trường cao hơn, từ đó dẫn đến các hành vi vì môi trường của họ.

- Luôn có sự khen thưởng cho những cá nhân xuất sắc có những việc làm, hành vi vì môi trường, làm cho nhân viên hiểu được vấn đề môi trường, công ty luôn đánh giá cao sự cống hiến của họ cho những nỗ lực bảo vệ môi trường của công ty.

- Luôn tạo điều kiện làm việc, môi trường làm việc thân thiện, cởi mở tốt nhất cho người lao động để họ sẵn sàng trao đổi, chia sẻ, khuyến khích lẫn nhau trong việc bảo vệ môi trường.

- Sẵn sàng đề cao những nỗ lực của người lao động cá nhân, có sự khen thưởng kịp thời cho những cá nhân xuất sắc.

- Cần thể hiện rõ kỳ vọng, chính sách, mục tiêu môi trường của doanh nghiệp mình hướng đến, phổ biến sâu rộng cho người lao động nắm bắt thông tin chính xác nhất. Từ đó giúp người lao động hiểu rõ hơn về doanh nghiệp của mình đang làm, hiểu rõ hơn về tính chất công việc, nhằm phát huy tốt nhất những nỗ lực vì môi trường của họ.

- Ngoài ra, lãnh đạo luôn khích lệ tinh thần của người lao động, của tập thể, xây dựng cộng đồng trong doanh nghiệp, trong tổ chức. Luôn khiến mỗi cá nhân người lao động thấy rằng họ là một phần của tổ chức, là một phần không thể thiếu của tập thể, là một nhân tố làm nên thành công của doanh nghiệp.

3.2. Giải pháp nâng cao hành vi môi trường của người lao động từ yếu tố Văn hóa tổ chức xanh

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, nhân tố văn hóa tổ chức xanh có ảnh hưởng tích cực đến mong muốn, cam kết và hành vi bảo vệ môi trường của người lao động.

Văn hóa tổ chức xanh tác động mạnh mẽ lên cam kết của người lao động với vấn đề

Trường Đại học Kinh tế Huế

BVMT của tổ chức của người lao động dẫn đến những hành vi vì môi trường. Do đó, để nâng cao cam kết và hành vi vì môi trường, ban lãnh đạo cần:

- Có một thông điệp rõ ràng về môi trường của doanh nghiệp mình, một thông điệp súc tích và dễ hiểu để có thể truyền đạt tốt nhất đến người lao động.

- Ban lãnh đạo luôn đóng vai trò hàng đầu trong nỗ lực bảo vệ môi trường của tổ chức, và luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của giá trị môi trường và thể hiện niềm tin vào giá trị đó.

- Đặt ra mục tiêu và kỳ vọng phù hợp với mục tiêu môi trường của doanh nghiệp mình. Luôn luôn thể hiện tinh thần và niềm tin vào mục tiêu đề ra.

- Đưa ra các mức hình phạt khác nhau đối với từng mức vi phạm trong việc bảo vệ môi trường như: nhắc nhở, khiển trách hoặc trừ lương, thưởng để người lao động thấy rõ được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.

- Hỗ trợ tích cực các hoạt động vì môi trường, khuyến khích tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước, phân loại, tái chế rác thải nhựa.

- Đề cao các sáng kiến/đề xuất bảo vệ môi trường của người lao động.

- Tổ chức, phát động những hoạt động, các chương trình bảo vệ môi trường như:

trồng cây, ngày chủ nhật xanh, sử dụng các phương tiện thân thiện với môi trường khi đến nơi làm việc,...

- Đưa ra các chính sách tiết kiệm nguyên vật liệu trong sản xuất, văn phòng phẩm không chỉ đạt được lợi ích kinh tế mà còn đạt được các mục tiêu môi trường.

- Khuyến khích nhân viên văn phòng in hai mặt, tiết kiệm văn phòng phẩm.

- Khuyến khích tiết kiệm điện: tắt đèn hay máy móc khi không sử dụng.

- Khuến khích tiết kiệm nước, giấy trong toilet.

- Phát động phong trào “nói không với rác thải nhựa”, khuyến khích người lao động mang theo các dụng cụ ăn uống có thể tái sử dụng đến nơi làm việc (ví dụ: cốc cà phê, chai nước, hộp đựng thức ăn... có thể tái sử dụng), hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần.

- Ngoài ra cũng cần có các buổi nói chuyện, giao lưu nhằm tạo điều kiện cho người lao động hiểu rõ hơn về vai trò của mình đối với môi trường, đồng thời cũng sẽ thường xuyên phổ biến các chính sách mới, mục tiêu môi trường mới doanh nghiệp để

Trường Đại học Kinh tế Huế

người lao động có thể nắm bắt tốt nhất.

3.3. Các giải pháp khác

Khuyến khích người lao động tự học tập bồi dưỡng: Công ty Phú Hòa An nên khuyến khích, thúc đẩy người lao động tự học tập, bồi dưỡng thêm các kiến thức về môi trường, về các cách thức để thúc đẩy hành vi bảo vệ môi trường.

Đào tạo cho nhân viên những kiến thức về bảo vệ môi trường thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn (ví dụ như: mời chuyên gia môi trường về đào tạo tại doanh nghiệp).

Tăng cường chính sách khen thưởng và đãi ngộ người lao động: Công ty Phú Hòa An nên có những chính sách đãi ngộ cho cá nhân xuất sắc bằng cách tăng lương và thưởng cho họ khi họ đưa ra được những sáng kiến hay, có ích cho việc bảo vệ môi trường để có thể khích lệ những các nhân khác trong tổ chức nâng cao nhận thức về môi trường cũng như có những việc làm có lợi cho môi trường. Đó cũng là biện pháp để người lao động nhận thấy tầm quan trọng của mình đối với tổ chức cũng như đối với môi trường.

Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia hoạt động bảo vệ môi trường; kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường theo chính sách của công ty.

Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để xây dựng kỷ cương và văn hóa bảo vệ môi trường của công ty.

Đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.

Phát triển khoa học, công nghệ môi trường; ưu tiên nghiên cứu, chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường; áp dụng tiêu chuẩn môi trường đáp ứng yêu cầu tốt hơn về bảo vệ môi trường.

Khuyến khích hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, xóa bỏ hủ tục gây hại đến môi trường.

Trường Đại học Kinh tế Huế