• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

2.4. Kết quả nghiên cứu mô hình

2.4.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Theo quy ước thì một tập hợp các mục hỏi dùng để đo lường được đánh giá là tốt phải có hệ số α ≥ 0.8. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) thì nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s Alpha từ 0,8 đến gần 1 thì thang đo tốt, từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được, từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu.

Đối với việc khảo sát hành vi hướng đến môi trường của người lao động tại Công ty Cổ phần Dệt May Phú Hòa An, tác giả điều chỉnh thang đo và nghiên cứu mô hình với 5 thành phần bao gồm 30 biến: (1) Quản trị nguồn nhân lực xanh: 6 biến, (2) Văn hóa tổ chức xanh: 5 biến, (3) Mong muốn bảo vệ môi trường: 5 biến, (4) Cam kết của người lao động với vấn đề BVMT của tổ chức: 5 biến, (5) Hành vi hướng đến môi trường: 9 biến.

Các tập biến quan sát cụ thể được đo lường trên thang đo Likert 5 điểm được dùng để sắp xếp từ nhỏ đến lớn với số càng lớn là càng đồng ý (1-hoàn toàn không đồng ý; 5-hoàn toàn đồng ý). Ngoài các thang đo trên tác giả còn sử dụng các thang đo định danh, thang đo thứ bậc để nhằm sàng lọc đối tượng phỏng vấn và thu thập các thông tin cá nhân của đối tượng phỏng vấn như: độ tuổi, giới tính, bộ phận làm việc…

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.4.2.1. Thang đo Quản trị nguồn nhân lực xanh

Bảng 2.4: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Quản lý nguồn nhân lực xanh

Tên biến quan sát

Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach’s

Alpha nếu loại biến Quản trị nguồn nhân lực xanh:Cronbach’s alpha =0.868

QTNL1. Công ty tôi cung cấp chương trình đào tạo về môi trường như một giá trị cốt lõi của công ty

.709 .838

QTNL2. Công ty tôi đưa hành vi và những đóng góp với môi trường của người lao động là một phần trong tiêu chí đánh giá kết quả công việc của người lao động

.685 .843

QTNL3. Công ty tôi có phần thưởng và khích lệ đối với những hành vi thân thiện với môi trường của người lao động

.643 .850

QTNL4. Công ty tôi coi sự quan tâm đến môi trường của người lao động là một trong những tiêu chí trong tuyển dụng

.628 .852

QTNL5. Người lao động hoàn toàn hiểu được chính sách môi trường, mục đích và trách nhiệm môi trường của công ty

.623 .853

QTNL6. Công ty tôi khuyến khích người lao động đưa ra các đề xuất/sáng kiến để bảo vệ/cải thiện vấn đề môi trường

.709 .838

(Nguồn:Kết quả điều tra và xử lý trên phần mềm SPSS) Bảng 2.4 cho thấy, thang đo Quản lý nguồn nhân lực xanh được cấu thành bởi 6 biến quan sát QTNL1, QTNL2, QTNL3, QTNL4, QTNL5, QTNL6. Kết quả phân tích độ tin cậy cho thấy tương quan biến – tổng của tất cả các biến quan sát biến thiên từ 0.623 đến 0.709 đều > 0.3 và hệ số α = 0.868 > 0.6. Như vậy thang đo đáp ứng độ tin cậy cần thiết.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.4.2.2. Thang đo Văn hóa tổ chức xanh

Bảng 2.5: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Văn hóa tổ chức xanh

Tên biến quan sát

Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach’s

Alpha nếu loại biến Văn hóa tổ chức xanh:Cronbach’s alpha = 0.857

VHTC1. Các vấn đề về môi trường được công ty coi là một trong những vấn đề ưu tiên

.727 .812

VHTC2. Các tuyên bố về tầm nhìn/sứ mạng của công ty bao gồm bảo vệ môi trường

.665 .829

VHTC3. Ban lãnh đạo nhấn mạnh thông tin và giá trị của quản lý môi trường trong toàn bộ tổ chức

.593 .846

VHTC4. Ban lãnh đạo công ty có hình phạt đối với việc không tuân thủ trong việc bảo vệ môi trường

.647 .834

VHTC5. Ban lãnh đạo công ty hỗ trợ tích cực các hoạt động vì môi trường

.729 .812

(Nguồn: Kết quả điều tra và xử lý trên phần mềm SPSS) Bảng 2.5 cho thấy, thang đo Văn hóa tổ chức xanh được cấu thành bởi 5 biến quan sát VHTC1, VHTC2, VHTC3, VHTC4, VHTC5. Kết quả phân tích độ tin cậy cho thấy tương quan biến – tổng của tất cả các biến quan sát đều > 0.3 và hệ số α = 0.857 > 0.6. Như vậy thang đo đáp ứng độ tin cậy cần thiết.

2.4.2.3. Thang đo Mong muốn bảo vệ môi trường

Bảng 2.6: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Mong muốn bảo vệ môi trường Hệ số Hệ số

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tên biến quan sát

tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu

loại biến Mong muốn bảo vệ môi trường:Cronbach’s alpha =0.856

MM1. Tôi mong muốn bảo vệ môi trường .691 .820

MM1. Tôi thích thực hiện các hành vi thân thiện với môi trường

.652 .831

MM3. Tôi nhận được niềm vui từ việc bảo vệ môi trường .659 .828 MM4. Tôi nhiệt tình thảo luận các vấn đề môi trường với

những người khác

.649 .831

MM5. Tôi khuyến khích những người khác có trách nhiệm hơn với môi trường

.703 .817

(Nguồn: Kết quả điều tra và xử lý trên phần mềm SPSS) Bảng 2.6 cho thấy, thang đo Mong muốn bảo vệ môi trường được cấu thành bởi 5 biến quan sát MM1, MM2, MM3, MM4, MM5. Kết quả phân tích độ tin cậy cho thấy tương quan biến – tổng của tất cả các biến quan sát đều > 0.3 và hệ số α = 0.856 >

0.6. Như vậy thang đo đáp ứng độ tin cậy cần thiết.

2.4.2.4. Thang đo Cam kết của người lao động với vấn đề BVMT của tổ chức Bảng 2.7: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Cam kết môi trường

Tên biến quan sát

Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach’s

Alpha nếu loại biến

Trường Đại học Kinh tế Huế

Cam kết của người lao động với vấn đề BVMT của tổ chức:

Cronbach’s alpha = 0.844

CKMT1. Tôi thực sự quan tâm đến vấn đề môi trường của công ty

.700 .800

CKMT2. Tôi sẽ cảm thấy có lỗi khi không ủng hộ những nỗ lực bảo vệ môi trường của công ty

.631 .818

CKMT3. Sự quan tâm về môi trường của công ty có ý nghĩa rất lớn đối với tôi

.664 .809

CKMT4. Tôi cảm thấy có trách nhiệm phải hỗ trợ những nỗ lực vì môi trường của công ty

.636 .817

CKMT5. Tôi đánh giá cao những nỗ lực về môi trường của công ty

.630 .819

(Nguồn: Kết quả điều tra và xử lý trên phần mềm SPSS) Bảng 2.7 cho thấy, thang đo Cam kết của người lao động với vấn đề BVMT của tổ chức được cấu thành bởi 5 biến quan sát CKMT1, CKMT2, CKMT3, CKMT4, CKMT5. Kết quả phân tích độ tin cậy cho thấy tương quan biến – tổng của tất cả các biến quan sát đều > 0.3 và hệ số α = 0.844 > 0.6. Như vậy thang đo đáp ứng độ tin cậy cần thiết.

2.4.2.4. Thang đo Hành vi hướng đến môi trường

Bảng 2.8: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Hành vi hướng đến môi trường

Tên biến quan sát

Hệ số tương quan biến

tổng

Hệ số Cronbach’s

Alpha nếu loại biến Hành vi hướng đến môi trường: Cronbach’s alpha =0.913

HV1. Tôi sử dụng tiết kiệm năng lượng tại nơi làm việc (như tắt đèn hoặc máy móc khi không sử dụng, tiết kiệm

.751 .900

Trường Đại học Kinh tế Huế

điện)

HV2. Tôi sử dụng tiết kiệm nước và giấy vệ sinh trong toilet

.767 .898

HV3. Tôi sử dụng tiết kiệm các nguyên vật liệu, văn phòng phẩm

.693 .904

HV4. Tôi mang dụng cụ ăn uống có thể tái sử dụng đến nơi làm việc (ví dụ: cốc cà phê, chai nước, hộp đựng đồ ăn,… có thể tái sử dụng)

.683 .905

HV5. Tại nơi làm việc, tôi cố gắng phân loại và tái chế rác thải nhựa

.672 .905

HV6. Tôi tích cực tham gia các chương trình thân thiện với môi trường (ví dụ: đi xe đạp/đi bộ/sử dụng phương tiện công cộng đến nơi làm việc)

.683 .905

HV7. Tôi đề xuất các hành vi thân thiện với môi trường để có thể cải thiện hoạt động môi trường của công ty

.647 .907

HV8. Tôi tích cực tham gia các sự kiện môi trường được công ty phát động (như trồng cây, ngày chủ nhật xanh,…)

.693 .904

HV9. Tôi khuyến khích đồng nghiệp ủng hộ các hành vi có ý thức về môi trường hơn (như tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu trong sản xuất)

.698 . 904

(Nguồn: Kết quả điều tra và xử lý trên phần mềm SPSS) Bảng 2.8 cho thấy, thang đo Hành vi hướng đến môi trường được cấu thành bởi 5 biến quan sát HV1, HV2, HV3, HV4, HV5, HV6, HV7, HV8, HV9. Kết quả phân tích độ tin cậy cho thấy tương quan biến – tổng của tất cả các biến quan sát đều > 0.3 và hệ số α = 0.913 > 0.6. Như vậy thang đo đáp ứng độ tin cậy cần thiết.

Bảng 2.9. Tổng hợp thống kê kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha Thang đo Ký hiệu Số biến quan sát Cronbach’s Alpha

Quản lý nguồn nhân lực xanh QTNL 6 0.868

Trường Đại học Kinh tế Huế

Văn hóa tổ chức xanh VHTC 5 0.857

Mong muốn bảo vệ môi trường MM 5 0.856

Cam kết môi trường CKMT 5 0.844

Hành vi hướng đến môi trường HV 9 0.913

(Nguồn: Tổng hợp tính toán của tác giả từ SPSS)