• Không có kết quả nào được tìm thấy

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của

3.2.1. Giải pháp phát huy hiệu quả sử dụng nguồn lao động

- Tiến hành tốt ngay từkhâu tiến hành công tác tuyển dụng nguồn lao động Như đãnói, lao động là yếu tố đầu vào hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh,ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến hiệu quảSXKD. Và có thểnói yếu tố lao động quyết định đến sựhình thành và tồn tại của Công ty. Vì vậy, nếu Công ty có một lực lượng lao động có chất lượng, chuyên môn tốt sẽ giúp Công ty hoạt động có hiệu quảtrong quá trình SXKD của mình. Công tác tuyển dụng với đáp ứng những yêu cầu sau:

 Trước khi nhận lao động, cần phải tiến hành phỏng vấn, kiểm ra trình độ chuyên môn, tay nghề để cố sự phân công, bố trí nhân sự hợp lí. Đối với những lao động chưa có trìnhđộ thì phải tiến hành đào tạo để người lao động làm quen với công việc của Công ty.

 Người lao động cần phải có đầy đủcác yêu cầu vềsức khỏe, tâm lí vì đây là công ty sản xuất hàng may mặc tuy là ngành công nghiệp nhẹ nhưng đòi hỏi phải chịu được áp lực công việc rất cao.

-Không ngừng đào tạo nâng cao trình độ chuyện môn và tay nghề của người lao động

Trường Đại học Kinh tế Huế

 Trình độ chuyên môn và tay nghề của người lao động ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quảhoạt động SXKD của doanh nghiệp.Bởi vậy cần thực hiện phân tích đánh giá nhu cầu đào tạo của người lao động, tạo điều kiện cho người lao động học tập nâng cao năng lực làm việc.

 Đồng thời, các ban lãnh đạo cũng luôn cập nhật các kĩ năng nghề nghiệp, kiến thức mới cho người lao động. Ngoài công tác đào tạo, Công ty nên tổ chức cho các cán bộ, công nhân viên đi tham qua các nhà máy khác trong và ngoài công ty để học hỏi thêm kinh nghiệm SXKD.

-Thực hiện tốt công tác phân công và hiệp tác lao động

Việc phân công và hiệp tác lao động vào những công việc cụthể nào đó cho đạt hiệu quả cao nhất là một yêu cầu quan trọng đặt ra đối với mọi doanh nghiệp, nếu được phân công đúng công việc phù hợp với chuyên môn, người lao động sẽphát huy hết khả năng, năng lực vốn có của mình hoạt động hết công suất và đem lại hiệu quả lao động cao cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc phân công không hợp lí sẽ dẫn tới tình trạng lãng phí, dư thừa và đôi khi công việc không phù hợp với sở trường của người lao động sẽ đem lại kết quảhoạt động kinh doanh không tốt.

Ngoài ra, đểbắt dịp được sự cân đối giữa các khâu, các bộphận trong quá trình sản xuất cần phải có những phương án nhằm liên kết các hoạt động của từng cá nhân, từng bộ phận nhằm thực hiện mục tiêu quan trọng nhất là tăng doanh thu, tối đa hóa lợi nhuận. Đồng thời tạo thuận lợi cho thông tin nội bộ giữa người quản lí và người lao động.

-Giải pháp nâng cao phụcấp lương, thưởng

Hiện nay, Công ty chỉ có 2 đợt thưởng Lễ, Tết đó là Tết Âm lịch và ngày thành lập Công ty (26/3). Công ty có thểtrích một phần của Quỹtiền thưởng để thưởng cho NLĐ vào các dịp lễ quan trọng khác như 30/4, 1/5, 2/9. Số tiền thưởng có thể không nhiều nhưng đó là một phần để khích lệ, động viên, giúp NLĐ có thêm động lực để làm việc.

Công ty xét thưởng hàng năm theo hiệu quả sản xuất kinh doanh vì vậy muốn tăng mức tiền lương bổ sung hàng năm thì cần phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Chính vì vậy Công ty cần tiến hành các biện pháp tối ưu hóa

Trường Đại học Kinh tế Huế

doanh thu cùng với tối thiểu hóa chi phí tất cảcác chu trình sản xuất kinh doanh trong Công ty nhằm nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh từ đó có thể tăng mức tiền lương bổsung.

Cụthể:

- Công ty nên có kế hoạch và phương hướng, xác định rõ nhu cầu và các tiêu chí vềnguồn nhân công nhằm tuyển dụng đúng những nhân công phù hợp yêu cầu của Công ty để có được những nhân công có tay nghề cao, giúp tăng năng suất lao động.

Nếu có xảy ra sựsai sót trong quá trình sản xuất (quy trình sản xuất chưa phù hợp, sản phẩm không đạt chất lượng, kiểm tra sản phẩm chưa chặt chẽ,…) thì họ có thể có đủ khả năng và trìnhđộ xửlý cũng như báo cáo kịp thời với cấp trên để có các biện pháp khắc phục kịp thời. Ngoài ra, Công ty nên quán triệt tinh thần tiết kiệm, giảm sai sót, giảm sản phẩm lỗi và tránh lãng phí trong quá trình hoạt động để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt nhất.

- Tiến hành cải tiến cơ sở vật chất trang thiết bị, nhằm giảm thời gian sản xuất, tăng năng suất hoạt động của dây chuyền trong các nhà máy. Từ đó, Công ty sẽ tăng được tốc độ sản xuất, giảm thời gian thực hiện một đơn hàng giúp Công ty tăng số lượng đơn hàng có thểnhận trong năm.

-Các đơn vị trực thuộc nên tiến hành thống kê rủi ro hàng ngày và phân tích nguyên nhân xảy ra rủi ro, xem xét nhiều khía cạnh để tổng hợp lại nguyên nhân cốt lõiđểcó thể đềra biện pháp xửlý rủi ro và hạn chếrủi ro hiệu quảnhất.

- Dựa vào kếhoạch sản xuất kinh doanh mỗi năm mà Tập đoàn Dệt May Việt Nam giao, Công ty sẽ xác định chỉ tiêu cụ thểcho từng đơn vị. Sau đó mỗi đơn vị sẽ xác định chỉ tiêu cho từng nhân viên. Mỗi đơn vị sẽlập ra bảng theo dõi và phân tích các quá trình hoạt động trong đơn vị để theo dõi tiến độ thực hiện công việc nhằm giảm tiến độ sản xuất một lô hàng, giảm thiểu số lượng hàng hỏng do chậm tiến độ một mắt xích trong dây chuyền.

Trường Đại học Kinh tế Huế

-Bảng theo dõi các côngđoạn có thểlập như sau:

Bảng 3.1. Bảng theo dõi các côngđoạn sản xuất Công

đoạn

Số lượng

Tần suất thực hiện

Thời gian hoàn thành dựkiến

Người thực hiện

Người kiểm tra 1. Cắt

………..

(Nguồn: Đềxuất của tác giả) 3.2.2. Giải pháp tăng cường quản lí và nâng cao hiệu quả nguồn vốn kinh doanh

Vốn kinh doanh là điều kiện rất cần thiết cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động SXKD. Vốn giúp cho doanh nghiệp hoạt động liên tục, mở rộng sản xuất, mua sắm máy móc, thiết bị cho quá trình sản xuất,… ngược lại không có nguồn vốn thì bất kì doanh nghiệp nào cũng không thể tồn tại và hoạt động được.

Qua phân tích ở chương 2 thì cho thấy công ty sử dụng nguồn vốn cũng khá hiệu quả, do đó công ty cần phải có những biện pháp nhằm duy trì và phát triển hơn nữa nguồn vốn của mình. Phải thường xuyên tiến hành phân tích tình hình sử dụng nguồn vốn cả nguồn VCĐ lẫn nguồn VLĐ nếu có biến động theo hướng tiêu cực thì kịp thời điều chỉnh và có biện pháp xử lí nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động sản xuất kinh doanh.

Quản lí chặt chẽnguồn vốn, tránh tình trạng lãng phí vốn, thất thoát vốn. Bởi số vốn mà doanh nghiệp có được là do hoạt động sản xuất được liên tục thì hầu hết là nguồn vốn cổ phần, hơn thế nữa việc sử dụng nguồn vốn kém hiệu quả sẽ gây ảnh hưởng đến kết quảhoạt động SXKD của công ty.

3.2.3. Giải pháp sử dụng tiết kiệm chi phí

Trong 3 năm qua, ta thấy nhìn chung thì chi phí của công ty giảm, riêng chi phí bán hàng của công ty là tăng lên, năm 2017 tăng lên 7,43% so với năm 2015. Do đó, công ty nên có những biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí bán hàng. Nên có những chính sách bán hàng phù hợp. Hạn chếtối đa các nguồn chi phí không cần thiết, cắt giảm bớt

Trường Đại học Kinh tế Huế

số lượng công nhân, nhân viên thuộc khâu bán hàng, có chính sách chăm sóc khách hàng sau khi bán nhằm mục đích để lại ấn tượng cho khách hàng và làm tăng chiến lược marketing truyền miệng, giúp công ty giảm bớt chi phí vềmarketing.

Sử dụng tối đa công suất máy móc thiết bị, hạn chếsựhao mòn vô hình. Đồng thời có chế độ bảo quản tốt, máy móc thiết bị phải luôn được bảo dưỡng, sửa chữa định kì tránh hư hỏng nhằm nâng cao năng lực lao động và giảm chi phí hao mòn máy móc.

Cân đối lại lao động cho hợp lí, tránh lãng phí quađó nâng cao được năng suất lao động, tiết kiệm được nhân công và chi phí tiền lương.

Sản xuất hàng may mặc nên đòi hỏi độ chính xác tương đối về kích cỡ cũng như màu sắc, chất liệu. Để giảm bớt chi phí chi trả cho công nhân tái chếthì yêu cầu các công đoạn trong quy trình sản xuất công đoạn nào phải chắc công đoạn đó, các QC Inline phải tăng cường kiểm tra và phát hiện lỗi ngay trên chuyền để sửa chữa ngay tránh tình trạng hàng final rồi mà vẫn bịtrảlại.

3.2.4. Mở rộng thêm thị trường kinh doanh

Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khắc nghiệt như ngày nay. DN rồi cũng phải đối mặt với sự thay đổi của thị trường. Nếu không biết cách chấp nhận và hòa nhập với thị trường thì có thể bị tụt hậu so với thị trường và bị đá ra khỏi thị trường ngành may mặc. Hành động phổbiến để đối mặt với sự thay đổi đó là mởrộng đối tượng kinh doanh thông qua việc nghiên cứu và phát triển thị trường. DN cần phải nghiên cứu các biến đổi, đặc biệt là công nghệ và thói quen tiêu dùng để điều chỉnh hoạt động của DN mình.

3.2.5. Biện pháp bảo vệ môi trường

Đi đôi với sựphát triển đó là vấn đề môi trường bị ảnh hưởng. Trong quá trình hoạt động của các nhà máy may phát sinh các chất gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và hệsinh thái xung quanh. Vì vậy, việc lập kếhoách bảo vệ môi trường là hết sức cần thiết.

Đối với các chất thải sinh hoạt: bố trí các thùng rác để lưu trữ, thu gom với tần suất 1 lần/ ngày.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Rác thải sản xuất thông thường ( chất thải rắn, bao bì, vải hư hỏng): phân loại theo thành phần và bán lại cho cơ sởthu gom phếliệu.

Nước thải sinh hoạt: xử lí sơ bộ bằng bể tự hoại sau đó dẫn về hệ thống xử lí nước thải.

Thường xuyên quét dọn đường nội bộ, khuôn viên công ty, không để rác thải cuốn theo nước mưa, tách riêng hệthống thoạt nước mưa và thoát nước thải.

Bụi và khí thải: xửlí bụi và khí thải bằng hệthống xửlí khí thải, thường xuyên kiểm tra, bảo trì hệthống xửlí khí thải, xây dựngống khói có chiều cao thích hợp.

Nâng tỉ lệtrồng cây xanh trong khuôn viên nhà máy và khu vực xung quanh tạo môi trường xanh sạch, hay thường xuyên phun nước ở những nơi có xe vận chuyển nguyên phụliệu và thành phẩm,.. nhằm cải thiện điều kiện khí hậu và môi trường.

Trường Đại học Kinh tế Huế