• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

2.4 Đặc điểm các nguồn lực chủ yếu của Công ty

2.4.1 Tình hình lao động của công ty

-Thành phẩm thoát chuyền biến động thông số -Rủi ro không đạt tiến độsản xuất

 Qua quan sát kết hợp với phương pháp phỏng vấn chuyên gia thì nhìn chung, các dạng rủi ro trong quy trình cắt may xảy ra với mức độtrung bình thấp. Tuy nhiên không phải vì thế mà xem nhẹ các rủi ro này, đặc biệt là các rủi ro về nguyên phụliệu, hầu như tháng nào cũng xảy ra rủi ro vè nguyên phụliệu, các rủi ro ngày xảy ra với mức độ trung bình. Rủi ro vềkĩ thuật triển khai sản xuất sai là rủi ro có mức độ nghiêm trọng cao. Nếu kĩ thuật rải chuyền sai mà không phát hiện kịp thời sẽ để lại thiệt hại rất lớn.

2.4Đặc điểm các nguồn lực chủyếu của Công ty

Bảng 2.1. Tình hình lao động của Công ty qua 3 năm 2015 - 2017

(ĐVT: Người)

Chỉtiêu

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

So sánh 2016/2015

So sánh 2017/ 2016

SL % SL % SL % (+/-) (%) (+/-) (%)

Tổng số lao động 3950 100 3960 100 3936 100 10 0,25 -24 -0,61

Theo giới tính

Lao động Nam 1241 31,4 1233 31,1 1184 30,1 -8 -0,64 -49 -3,97

Lao động Nữ 2709 68,6 2727 68,9 2752 69,9 18 0,66 +25 0,92

Theo tính chất

Lao động trực tiếp 3570 90,4 3573 90,2 3535 89,8 3 0,08 -38 -1,06

Lao động gián tiếp 380 9,6 387 9,8 401 10,2 7 1,84 +14 3,62

Theo trìnhđộchuyên môn

Đại học và trên đại học 195 4,9 202 5,1 207 5,3 7 3,59 +5 2,47

Cao đẳng, trung cấp 402 10,2 416 10,5 410 10,4 14 3,48 -6 -1,44

Lao động sơ cấp 3273 82,9 3246 82,0 3236 82,2 -27 -0,82 -10 -0,3

Lao động phổthông 80 2,0 96 2,4 83 2,1 16 20 -13 -13,5

(Nguồn: Phòng nhân sự)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Qua sốliệu bảng 2.1, tình hình laođộng của Công ty qua các năm 2015- 2017 là ít biến động. Năm 2016, số lượng lao động của Công ty tăng 10 lao động ( từ3950 lao động lên 3960 lao động), tương đương tăng 0,25% so với năm 2015. Tuy nhiên năm 2017, số lượng lao động của Công ty đã giảm 24 lao động ( từ 3960 lao động xuống còn 3936 lao động) so với năm 2016, với số lượng giảm là 24 lao động, tương đương giảm 0,6%.

Xét theo giới tính:

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động theo giới tính của Công ty giai đoạn 2015 - 2017 Do đặc thù công việc của ngành dệt may phù hợp với phái nữ nên nguồn lao động của Công ty luôn có sựchênh lêch giữa lao động nam và nữ. Lao động nữluôn chiếm tỷlệ tương đối cao (gần 70%). Không những thế, từ năm 2015 đến 2017 khi số lượng lao động nam đang ngày càng giảm thì lao động nữ vẫn tăng lên mỗi năm. Cụ thể là, vào năm 2015 tổng số lao động của Công ty là 3960 lao động trong đó có 2709 lao động nữchiếm 68,8% tổng số lao động. Đến năm 2016, tổng số lao động của Công ty tăng 10 lao động so với năm 2015 nhưng số lao động nam thì lại giảm đi 8 lao động và tổng số lao động nữ tăng lên 18 lao động và chiếm 68,9% trong tổng số lao động.

Đặc biệt là năm 2017 dù tổng số lao động giảm đến 24 người nhưng lao động nữ vẫn

1241 1233 1184

2709 2727 2752

0 500 1000 1500 2000 2500 3000

2015 2016 2017

Cơ cấu nguồn lao động theo giới tính

Nam Nữ

Trường Đại học Kinh tế Huế

tăng lên (tăng 25 người so với năm 2016). Sự chênh lệch này là hoàn toàn dễ hiểu bởi ngành nghề mà Công ty đang hoạt động hiện nay là dệt may, đây là công việc không đòi hỏi sức mạnh nhiều mà đòi hỏi sựkhéo léo, tỷmỉnên rất phù hợp với lao động nữ.

Còn số lượng lao động nam đãđược Công ty giảm thiểu bớt bởi hiện nay đã có sựgiúp đỡcủa trang thiết bị máy móc. Năm 2017, lao động nam đã giảm 49 người so với năm 2016.

Xét theo tính chất:

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động theo tính chất công việc của Công ty giai đoạn 2015 - 2017 Theo tính chất công việc, lao động được phân thành: lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.

Lao động trực tiếp là lao động tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm cho công ty, phân bố trong các tổ cắt, chuyền may, tổ hoàn thành, bộ phận QC, QA.

Lao động gián tiếp bao gồm các bộ phận chủ chốt của công ty và các bộ phận hỗtrợ các bộ phận khác của công ty, bao gồm lao động trong phòng kinh doanh, hành chính nhân sự, kếtoán, tổbảo trì, bảo vệ, y tế,…

3570 3573 3535

380 387 401

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000

2015 2016 2017

Cơ cấu lao động theo tính chất công việc

Lao động trực tiếp Lao động gián tiếp

Trường Đại học Kinh tế Huế

Qua số liệu bảng 2.1và biểu đồ2.2, ta có thể thấy được tỷlệ lao động trực tiếp chiếm tỷlệ tương đối cao với trên 90% và phần lớn nguồn lao động của Công ty là lao động sơ cấp. Tỷ lệ lao động trực tiếp cao như vậy là bởi vì tính chất công việc của Công ty hiện nay đó là dệt may, chức năng của Công ty là sản xuất. Đây là công việc yêu cầu sản xuất trực tiếp và tương đối đơn giản, không có nhiều yêu cầu cao nhưng khối lượng công việc nhiều nên tỷlệ lao động sơ cấp sẽ tương đối cao. Năm 2017, mặc dù Công ty đã mở rộng thêm nhà máy May 4 nhưng số lượng lao động trực tiếp của năm 2017 lại giảm so với năm 2016 đó là vì số lượng lao động ở nhà máy May 4 đang trong thời gian thử việc nên chưa được tính vào tổng số lao động của Công ty. Cụ thể như sau:

 Đối với lao động trực tiếp:

-Năm 2015, số lao động trực tiếp là 3570 lao động chiếm 90,4% tổng số lao động.

-Năm 2016, số lao động trực tiếp là 3753 lao động tăng 3 lao động so với năm 2015 nhưng tỉ lệ % lại giảm xuống còn 90,2% do tổng số lao động tăng lên 10 lao động.

-Năm 2017, số lao động trực tiếp là 3535 lao động chiếm 89,8%. Có thể nói trong năm 2017 lượng lao động trực tiếp có sựgiảm nhẹ so với 2 năm trước đó, giảm 38 lao động tương ứng với giảm 1,06% so với năm 2016. Điều này cho thấy, tổng số lao động giảm trong năm 2017 thì toàn là laođộng trực tiếp.

 Đối với lao động gián tiếp:

-Lao động gián tiếp của công ty có xu hướng tăng. Năm 2015, số lao động gián tiếp của công ty là 380 lao động chiếm 9,6% tổng số lao động. Năm 2016, số lao động gián tiếp là 387 tăng 7 lao động so với năm 2015, tương ứng với tăng 1,84%. Đến năm 2017, số lao động gián tiếp của công ty là 401 lao động tăng 14 lao động, tương ứng với tăng 3,6% so với năm 2016.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Xét theo trìnhđộchuyên môn:

Biểu đồ2.3Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn giai đoạn 2015 - 2017 Hiện nay, lực lượng lao động có trình độ đại học, trên đại học, cao đẳng, trung cấp chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cũng tăng liên tục qua 3 năm. Điều này cho thấy cùng với việc mởrộng quy mô sản xuất thì công ty cũng đã không ngừng nâng cao trình độ cho CBCNV khối phòng, ban tạo điều kiện nâng cao chất lượng NLĐ của công ty và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Do đặc điểm của ngành dệt may là ngành công nghiệp nhẹ nên lực lượng lao động sơ cấp chiếm tỷ trọng rất cao với tỉ lệ trên 82% tổng số lao động.

195 402 202 416 207 410

3273 3246 3236

80 96 83

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500

2015 2016 2017

Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn

Đại học và trên đại học Cao đẳng, trung cấp Lao động sơ cấp Lao động phổ thông

Trường Đại học Kinh tế Huế