• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lí luận

1.1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

1.1.7.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Trong quả trình hoạt động SXKD, doanh nghiệp luôn phải chịu sự tác động thường xuyên bởi các yếu tố của môi trường bền ngoài, nó có tác động trực tiếp và gián tiếp đến hiệu quảhoạt động SXKD của doanh nghiệp.

-Yếu tốkinh tế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Các yếu tố kinh tế có vai trò quan trọng đối với việc hình thành và hoàn thiện môi trường kinh doanh, đồng thời các yếu tố này cũng góp phần quyết định năng suất lao động, khoa học công nghệ, khả năng thích ứng của DN. Các yếu tố kinh tế bao gồm: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất ngân hàng, tỷ giá hối đoái và tỷ lạm phát, chính sách thuế,… không chỉ ảnh hưởng đến kết quả SXKD mà còn ảnh hưởng đến môi trường vi mô của DN. Trong thời đại nền kinh tế mở cửa, tự do cạnh tranh như hiện nay đòi hỏi mỗi DN phải có cho chính mình một vị thếnhất định nhằm đảm bảo chống lại những tác động tiêu cực từ môi trường, mặt khác các yếu tố kinh tế tương đối rộng nên các DN cần chọn lọc đểnhận biết các tác động cụthể ảnh hưởng trực tiếp nhất đến DN đểtừ đó có các giải pháp phù hợp để hạn chếnhững tác động tiêu cực.

-Yếu tốchính trị, văn hóa –xã hội

Hoạt động SXKD ở bất kì DN nào cũng đều chịu ảnh hưởng bởi thể chếchính trị và hệ thống pháp luật. Sự ổn định chính trị là tiền đề quan trọng cho hoạt động SXKD của DN. Nhà nước có thể chế chính trị và chính sách pháp luật rõ ràng, đúng đắn và ổn định sẽ là cơ sở đảm bảo cho sựthuận lợi bìnhđẳng cho các DN trong nước hoạt động SXKD có hiệu quả và thúc đẩy thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, liên doanh, liên kết tạo thêm được nguồn vốn lớn cho DN mở rộng hoạt động SXKD của mình. Ngược lại, nếu môi trường chính trị rối ren, thiếuổn định thì không những hoạt động hợp tác SXKD với các doanh nghiệp nước ngoài không có mà ngay hoạt động SXKD của doanh nghiệp trong nước cũng gặp nhiều bất ổn. Hiện nay, các DN hoạt động SXKD theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước, Nhà nước đóng vai điều hành quản lí nền kinh tếthông qua các công cụ vĩ mô: Pháp luật, chính sách tài chính,… cơ chế chính sách Nhà nước có vai trò quyết định trong việc thúc đẩy hay kìm hãm sựphát triển của nền kinh tếnói chung.

Yếu tố văn hóa – xã hội bao gồm các nhân tố điều kiện xã hội, phong tục tập quán, trìnhđộ, lối sống của người dân, những yếu tốrất gần gũi và có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động SXKD của DN. Doanh nghiệp duy trì và thu được lợi nhuận khi sản phẩm làm ra phù hợp với nhu cầu thị hiếu của khách hàng, phù hợp với lối sống của người dân nơi tiến hành hoạt động sản xuất. Mà nhân tố này do các nhân tốthuộc môi trường văn hóa –xã hội qui định.

Trường Đại học Kinh tế Huế

-Đối thủcạnh tranh

Các đối thủ cạnh tranh luôn là nhân tố không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, đối thủcạnh tranh vừa là trởlực đối với mỗi DN vừa là động lựcđểDN không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD, cải tiến quy trình công nghệ và mỗi phương thức quản lí nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình, trongđiều kiện hội nhập kinh tếquốc tế như hiện nay, các DN không chỉ biết cạnh tranh với nhau mà còn phải biết liên kết kinh doanh đểnâng cao khả năng cạnh tranh của DN trong nước với DN nước ngoài.

-Thị trường

Thị trường bao gồm: thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của DN.

Thị trường đầu vào: cung cấp các yếu tốcho hoạt động SXKD của DN như: thị trường may móc thiết bị, thị trường nguyên vật liệu, thị trường lao động,… Thị trường đầu vào chính là các nguồn lực mà DN phải tính toán sử dụng sao cho tiết kiệm và hiệu quả nhất bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và tính liên tục của quá trình SXKD, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quảhoạt động SXKD của doanh nghiệp.

Thị trường đầu ra: liên quan trực tiếp đến khách hàng bằng những sản phẩm hàng hóa dịch vụ của DN. Nó tác động đến tốc độ chu chuyển vốn, mức tiêu thụ sản phẩm, doanh thu bán hàng, khả năng phát triển nhu cầu trên cơ sở tín nhiệm đối với sản phẩm và thương hiệu của DN. Do vậy quyết định tái sản xuất mở rộng DN. Việc tạo lập và mở rộng thị trường đầu ra có ý nghĩa sống còn đối với mỗi DN.

-Cơ sởhạtầng

Các công trình thuộc về hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp điện nước, dịch vụ, phúc lợi xã hội khác như y tế, giáo dục và các khu vui chơi giải trí,… là các nhân tố có tác động lớn đến hoạt động SXKD của DN. Hiệu quả SXKD của các doanh nghiệp trong nước nói chúng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng hiện nay còn thấp, một trong những nguyên nhân quan trọng là do cơ sở hạ tầng yếu kém, hệthống giao thông xuống cấp, các hệthống công trình thi công trì trệ gây khó khăn cho công tác đi lại, vận chuyển tiêu thụhàng hóa, mặt khác làm cho chi phí của các DN tăng cao do hư hỏng phương tiện tốn hao nhiều nhiên liệu lớn làm chi lợi nhuận sụt giảm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

-Yếu tố môi trường tựnhiên

Bao gồm các nhân tố như vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, thời tiết, khí hậu,… Do đặc điểm địa hình và vị trí địa lí nước ta, các DN chịuảnh hưởng rất lớn bởi khí hậu và thời tiết. Khi các nhân tố tự nhiên phong phú thuận lợi sẽ tác động tốt đến hoạt động kinh doanh của DN, ngược lại nếu nhân tốtựnhiên không thuận lợi sẽ gây ra những khó khăn cho DN và sẽlàm cho khả năng cạnh tranh của DN bịyếu.

1.1.8. Khái quát vềkết quảkinh doanh, báo cáo tài chính, doanh thu, chi