• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty Cổ phần

3.2.4. Giảm chi phí quản lý và chi phí xuất khẩu

Như chúng ta đã biết, muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh xuất khẩu, hoặc phải tối đa hoá các kết quả thu được với chi phí nhất định hoặc phải tối thiểu hoá chi phí với những kết quả nhất định. Trong cơ chế thị trường hiện nay khi quy luật cung

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

SVTH: Trần Thị Tố Hảo 91

cầu và quy luật cạnh tranh phát huy tác dụng, chi phối hoạt động của doanh nghiệp, tiến hành các biện pháp cắt giảm chi phí có ý nghĩa sống còn với việc nâng cao hiệu quả kinh tế xuất khẩu. Dưới đây là một số biện pháp mà Công ty cần quan tâm:

 Quản lý giá cả vật tư, nguyên liệu đầu vào: Đây là bộ phận quan trọng nhất vì nguyên liệu chiếm tới 70-80% giá thành sản phẩm dệt may. Trong cơ chế thị trường, giá cả luôn biến động, việc kiểm soát giá vật tư, nguyên liệu có nhiều bất cập do Công ty thiếu thông tin, mặt khácchủ yếu là phải mua theo sự chỉ định của khách hàng nên giá vật tư nguyên liệu đầu vào thường bị ép giá cao, chịu nhiều thua thiệt. Để khắc phục tình trạng này, Công ty cần tổ chức một bộ phận theo dõi thường xuyên biến động giá cả trên thị trường cũng như hình thức mua thích hợp ; đánh giá chuẩn xác, nghiên cứu sắp xếp lại hệ thống các nhà thầu phụ cung cấp nguyên liệu sản xuất.

 Nghiên cứu tận dụng các nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước thay thế cho việc phải nhập khẩu từ nước ngoài. Doanh nghiệp có thểthực hiện sự liên kết đặt mua nguyên liệu với doanh nghiệp dệt có đủ năng lực trong nước. Như vậy tiết kiệm được một khoản ngoại tệ dành cho việc đầu tư khác.

 Đẩy mạnh phong trào tiết kiệm, phấn đấu giảm định mức tiêu hao, nhiên liệu trên một đơn vị sản phẩm để giảm chi phí phục vụ cho sản xuất như điện, nước, xăng dầu... Hiện nay, các loại chi phí này đang có xu hướng tăng lên tác động đến giá thành sản phẩm. Các lần điều chỉnh giá điện, giá xăng dầu ... đã tạo ra những áp lực lớn cho các doanh nghiệp dệt may... Công ty cần xây dựng hệ thống định mức cho phù hợp với điều kiện máy móc và thiết bị của từng dây chuyền sản xuất, từng xí nghiệp; thực hiện mức khoán chi phí theo cho tất cả các đơn vị trong toàn Công ty (kể cả chi phí điện thoại). Đồng thời, Côngty nên tăng cường chế độ thưởng, khuyến khích vật chất cho những đơn vị làm tốt công tác tiết kiệm.

 Bên cạnh đó, Công ty cần chú trọng quản lý tốt chi phí bằng cách nâng cao hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị, khuyến khích tiết kiệm nguyên phụ liệu, tận dụng nguyên phụ liệu thừa để sản xuất kinh doanh hàng trong nước, thực hiện nghiêm túc quy trình kỹ thuật đảm bảo sản phẩm sản xuất ra không bị sai lỗi, giảm được các chi phí sửa chữa và làm lại.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

SVTH: Trần Thị Tố Hảo 92

 Tổ chức công tác đào tạo nâng cao tay nghề, nâng cao kỹ năng vận hành máy móc thiết bị công nghệ mới cho công nhân nhằm tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm. Bố trí công nhân trong dây chuyền phải phù hợp với trình độ tay nghề cũng như khả năng. Ví dụ như trong khâu cắt, phải bố trí người có tay nghề kỹ thuật cao, biết đọc các tài liệukỹ thuật thì vừa đảm bảo chất lượng cho mẫu cắt vừa giảm được tỷ lệ vải thừa trong khâu cắt. Sắp xếp phù hợp lao động trong dây chuyền có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của toàn dây chuyền.

 Tổ chức sản xuất hợp lý cả vềquy mô và tính chất. Thiết lập hệ thống sản xuất phân đoạn. Các dây chuyền sản xuất phải bố trí hợp lý sao cho các công đoạn tiến hành tuần tự, không gây ách tắc, thuận lợi cho việc giám sát, kiểm tra, quản lý.

 Cải tiến hệ thống quản lí: Một bộ máy quảnlý cồng kềnh với cơ chế điều hành phức tạp sẽ làm tăng chi phí quản lý doanh nghiệp khiến cho giá thành một đơn vị sản phẩm tăng lên. Cơ chế điều hành phức tạp hạn chế khả năng thích ứng nhạy bén,linh hoạt với những thay đổi thường xuyên củakhách hàng, của thị trường. Do vậy Công ty phải tiến hành tinh giản hoá bộ máy quản lý sao cho gọn nhẹ mà vẫn đảm bảo hiệu quả cao nhằm giảm bớt chi phí quản lý, góp phần giảm chi phí xuất khẩu.

 Thực hiện liên doanh liên kết với các công ty khác ở địa phương để mở rộng năng lực sản xuất vừa tận dụng nguồn nhân công rẻ tại chỗ, đáp ững kịp thời đơn đặt hàng mà không phải tốn chi phí đầu tư xây dựng mới hoàn toàn cơ sở hạ tầng, góp phần nâng cao hiệu quả xuất khẩu.

 Công ty cũngnên tranh thủthếmạnh của từng mặt hàng Sửdụng ngay hệthống kênh phân phối của hệthống siêu thịVinatexmax của tậpđoàn, các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm trong và ngoài nước của doanh nghiệpđể đưa sản phẩm của công tyđến tay khách hàng. Hình thức liên kết chuỗi này sẽgiúp cho doanh nghiệpđưa sản phẩm của mìnhđến tay khách hàng, người tiêu dùng một cách nhanh nhất, giảm thiểuđược chi phí bán hàng và nâng cao hiệu quảcho doanh nghiệp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

SVTH: Trần Thị Tố Hảo 93

 Trong nhân sự, tránh giao cho nhân viên mới làm việc liên quan đến những khách hàng khó tính, phức tạp đểgiảm thiếu những chi phí phát sinh.