• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI

2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Dệt May Huế

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

SVTH: Trần Thị Tố Hảo 39

Năm 2016 kim ngach xuất khẩu hàng dệt may là 361,47 triệu USD tăng 61,4%

tương ứng tăng 137,53 triệu USD.

Năm 2017 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may là 398,66 triêu USD tăng 10,29%

tương ứng tăng 37,19 triệu USD.

Từ đó cho thấy tình hình xuất khẩu hàng dệt may ở Thừa Thiên Huế diễn biếnkhả quan, bắt kịp xu thế của cả nước. Đây là một dấu hiệu cho thấy xuất khẩu là một lĩnh vực hấp dẫn mà các doanh nghiệp nên quan tâm và chú trọng để phát triển trong tương lai.

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

SVTH: Trần Thị Tố Hảo 40

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 3300100628 - Vốn điều lệ: 100.000.000.000 (Một trăm tỷ đồng)

- Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 100.000.000.000 (Một trăm tỷ đồng)

-Địa chỉ: 122 Dương Thiệu Tước, phường Thủy Dương, Thị xã Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Số điện thoại: 0234.3864.337 - Số fax: 0234.3864.338

- Website: www.huegatex.com.vn - Mã cổ phiếu: HDM

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Cổ Phần Dệt May Huế (viết tắt là HUEGATEX) là một doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng sợi, vải dệt kim và may mặc.

Năm 1979 hiệp định đượcký kết giữa hai Nhà nước Việt Nam –Hungary quyết định sẽ xây dựng một nhà máy sợi tại Việt Nam. Đến ngày 16/01/1988, Bộ Công Nghiệp Nhẹ ra quyết định thành lập Nhà máy Sợi Huế và ngày 26/03/1988, nhà máy được khánh thành và chính thức đi vào hoạt động.

Sau 6 năm hoạt động, đến tháng 02/1994 Nhà máy Sợi Huế trở thành Công ty Dệt May Huế (tên giao dịch: Hue garment company, viết tắt là Hutexco) thuộc Tổng công ty Dệt May Việt Nam (Vinatex) theo quyết định 140/CNN của Bộ Công Nghiệp, do Nhà máy Sợi tiếp nhận thêm Nhà máy Dệt Huế.

Cuối năm 1996, công ty đầu tư xây dựng thêm Nhà máy Dệt kim và ngày

26/03/1997 chính thức đi vào sản xuất. Đến cuối năm 1998, để công tác quản lý, tổ chức sản xuất trong công ty được tốt hơn, Nhà máy Dệt kim được tách ra làm 2 nhà máy là Nhà máy Dệt nhuộm và Nhà máy May. Lúc này công ty Dệt May Huế có 4 nhà máy thành viên là Nhà máy Sợi, Nhà máy Dệt nhuộm, Nhà máy May và Xí nghiệp cơ điện phụ trợ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

SVTH: Trần Thị Tố Hảo 41

Năm 2001, theo chiến dịch tăng tốc của Tập đoàn dệt may Việt Nam, công ty đãđầu tư thêm 8.000 cọc sợi cho nhà máy Sợi. Đến năm 2015, 66.000 cọc sợi đãđược đầu tư, sản lượng hàng năm đạt 12.000 tấn sợi cùng với sự đồng bộ trang thiết bị được nhập khẩu từ Đức, Thụy Sĩ, Nhật Bản.

Mặt hàng may mặc của công ty sau một thời gian đã nhận được sự tín nhiệm của khách hàng tiêu dùng trong nước và quốc tế. Đến tháng 5/2003, công ty đầu tư xây dựng thêm Nhà máy May II theo ký kết hợp tác sản xuất kinh doanh mặt hàng áo Jacket với Công ty Quinmax Đài Loan. Hiện nay, công ty Dệt May Huế có 5 thành viên với doanh thu hàng năm đạt trên 300 tỷ đồng, bao gồm: Nhà máy sợi, Nhà máy Dệt nhuộm, Nhà máy May I, Nhà máy May II và Xí nghiệp cơ điện phụ trợ. Đến 29/3/2005 công ty đã ký hợp đồng cho Công ty Quinmax thuê Nhà máy May II.

Căn cứ quyết định số 169/2004/QĐ-BCN ngày 09/12/2004 và quyết định số

2722/2005/QĐ-BCN ngày 25/08/2005 của Bộ Công nghiệp về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa chuyển Công ty Dệt May Huế thành Công ty Cổ phần Dệt may Huế, Công ty Dệt may Huế chính thức trở thành Công ty Cổ phần Dệt May Huế từ

17/11/2005, theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần lần đầu số 3103000140 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp.

Đối với Công ty Cổ phần Dệt May Huế, chất lượng sản phẩm luôn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp, là uy tín, danh dự, trách nhiệm và niềm tự hào của mỗi cán bộ công nhân viên. Năm 2001 công ty đãđược tổ chức AFAQ cấp chứng chỉ ISO 9001-2000 và hiện nay công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo phiên bản mới ISO 9001-2015. Công ty cònđược chứng nhận về trách nhiệm tuân thủ các tiêu chuẩn xã hội đối với người lao động , chứng nhận bảo đảm tuân thủ sản xuất hàng may mặc toàn cầu WRAP và chương trình hợp tác chống khủng bố của Hải Quan Hoa Kỳ và Hiệp hội thương mại C-TPAT.

Đặc biệt, Công ty Cổ phần Dệt May Huế đãđạt được chứng nhận về Trách nhiệm tuân thủ các tiêu chuẩn xã hội trong sản xuất hàng may mặc của các khách hàng lớn tại Mỹ như: Perry Ellis, Sears, Kohl’s, Valley View, Regatta...

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

SVTH: Trần Thị Tố Hảo 42

Sản phẩm của công ty rất đa dạng, phong phú, được khách hàng ưa chuộng và đánh giá cao với các mặt hàng chủ lực như áo Polo-shirt, T-shirt, sản phẩm dệt kim các loại, áo Jacket…. nhiều năm liền nhận được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao.

Công ty Cổ phần Dệt May Huế hiện đang ổn định việc làm cho hơn 4000 công nhân, với mức thu nhập bình quân 5,6 triệu đồng/người/tháng. Năm 2016, doanh thu của Dệt May Huế đạt gần 1.500 tỷ đồng. Đến nay, công ty đã có 3 nhà máy thành viên chuyên sản xuất hàng may mặc với sản lượng quy chuẩn đạt hơn 16 triệu sản phẩm/năm. Sản phẩm may mặc của công ty hiện nay đang được xuất khẩu sang các thị trường như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Tây Ban Nha, Anh, Đài Loan, Singapore… và tiêu thụ ở thị trường trong nước.

2.1.3. Ngành nghề kinh doanh và địa bàn kinh doanh của Công ty

- Ngành nghề: Sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm sợi, vải, hàng may mặc và phụ kiện.

-Địa bàn kinh doanh: Trong nước và xuất khẩu.

2.1.4. Sứmệnh của Công ty

Cung cấp cho khách hàng và người tiêu dùng những sản phẩm thời trang đáng tin cậy cùng những dịch vụ chuyên nghiệp, tạo sự tự tin khi đồng hành cùng thương hiệu Huegatex.

2.1.5. Triết lý kinh doanh

 Làm đúng ngay từ đầu;

 An toàn, hiệu quả, bền vững và chuẩn mực quốc tế;

 Đoàn kết, hợp tác, chia sẻ và trách nhiệm xã hội;

 Sự thịnh vượng của khách hàng là sự thành công của Huegatex.

2.1.6. Slogan

Thịnh vượng khách hàng–Phồnvinh Công ty–Hài hòa lợi ích.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

SVTH: Trần Thị Tố Hảo 43

2.1.7. Sơ đồtổchức bộmáy quản lý

Sơ đồ2.1Sơ đồbộmáy quản lý của Công ty Cổphần Dệt May Huế

Quan hệ trực tuyến (Nguồn: Phòng Nhân sự)

Quan hệ chức năng

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

GĐĐH Kỹ Thuật Đầu Tư P.TGĐ Nội

Chính P.TGĐ Dệt

Nhuộm

P.TGĐ Khối May

Phòng KH-XNK May

Phòng Điều Hành May

Nhà May 1

Nhà May 2

Nhà May 3

Cửa Hàng KD Giới Thiệu SP

Phòng Tài Chính Kế Toán Nhà

máy Dệt Nhuộ

m

Phòng Nhân Sự

Phòng Y tế

P.TGĐ phụ trách sợi

Ban Đời Sống

Ban Bảo Vệ

Nghiệp Cơ Điện

Phòng Kỹ Thuật

Đầu

Phòng Kinh Doanh

Nhà Máy Sợi

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

SVTH: Trần Thị Tố Hảo 44

Công ty cổ phần Dệt May Huế được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp, các luật khác có liên quan và Điều lệ tổ chức hoạt động được Đại hội cổ đông nhất trí thông quan tháng 10 năm 2005.

Mô hình cơ cấu tổ chức mà công ty áp dụng là mô hình hỗn hợp trực tuyến – chức năng. Với mô hình này công tyđã phát huyđược những lợi thế mà nó mang lại.

Cơ cấu tổ chức của công ty hiện tại gồm: các phòng ban, cácđơn vị thành viên.

Các phòng ban bao gồm: Phòng Nhân sự, phòng Tài chính –Kế toán, phòng Kế hoạch Xuất nhập khẩu May, phòng Kỹ thuật đầu tư, phòng Kinh doanh, phòng Quản lý chất lượng, Ban bảo vệ, trạm Y tế và Ban đời sống.

Các thành viên đơn vị bao gồm: Nhà máy Sợi, Nhà máy Dệt Nhuộm, Nhà máy May và Xí nghiệp cơ điện.

2.1.8. Chức năng và nhiệm vụcủa các bộphận

- Hội đồng quản trị:Là cơ quan quản lý, chỉ đạo thực hiện các hoạt động kinh doanh của Công ty, có quyền toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền hạn của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Tổng Giám đốc và người quản lýkhác. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trịdo Luật pháp và Điều lệ Công ty, các quy chế nội bộ của Công ty và Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông quy định.

- Ban Kiểm soát: Là cơ quan do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban Kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hợp đồng kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban Kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc.

- Tổng Giám đốc:Là người đại diện Công ty trong việc điều hành mọi hoạt độngsản xuất kinh doanh. Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bỗ nhiệm và miễn nhiệm. Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

SVTH: Trần Thị Tố Hảo 45

- Phó Tổng Giám đốc và Giám đốc Điều hành: Phó Tổng giám đốc – Giám đốc điều hành giúp việc cho Tổng Giám đốc điều hành mọi hoạt động của Công ty trong các lĩnh vực theo sự phân công và ủy quyền của Tổng Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công vàủy quyền.

- Phòng Nhân sự: có chức năng tham mưu cho lãnhđạo công ty về công tác quản lý lao động, an toàn lao động, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của Công ty. Thực hiện các nhiệm vụ hành chính văn phòngđáp ứng kịp thời theo lãnh đạo của công ty và các phòng nghiệp vụ. Nghiên cứu các chế độ chính sách Nhà nước để áp dụng thực hiện trong công ty. Giải quyết các chế độ đối với người lao động. Xây dựng nội quy, quy chế của công ty theo luật lao động.

- Phòng Kế hoạch – Xuất nhập khẩu May: Tham mưu cho Ban giám đốc thực hiện nhiệm vụ xúc tiến thương mại và quảng cáo hàng may, tìm chọn khách hàng đàm phán, xây dựng giá thành, theo dõi đôn đốc tiến độ thực hiện kế hoạch sản xuất. Lập các thủ tục xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu – vật tư sản xuất, quản lý văn phòng đại diện, các kho nguyên phụ liệu may, đồng thời xây dựng kế hoạch, thống kê báo cáo đơn hàng may mặc theo yêu cầu của công ty.

- Phòng Tài chính–Kế toán:Có chức năng tham mưu cho Ban giám đốc về các vấn đề trong việc lập kế hoạch sử dụng và nguồn tài chính của công ty, phân tích các hoạt động kinh tế nhằm bảo toàn vốn của công ty, tổ chức công tác hạch toán kế toán theo đúng chế độ kế toán thống kê và chế độ quản lý tài chính của Nhà nước. Thực hiện công tác thanh toán các chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tham mưu cho lãnh đạo công ty về các chế độ quản lý tài chính tiền tệ, thực hiện công tác xây dựng kế hoạch tài chính hàng tháng, quý, năm.

- Phòng Quản lý chất lượng:Có chức năng tham mưu cho Ban giám đốc công ty về các giải pháp để thực hiện tốt công tác kỹ thuật trong từng công đoạn sản xuất, quản lý định mức tiêu hao nguyên phụ liệu. Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật. tham mưu trong công tác lựa chọn khách hàng.

- Phòng Kinh doanh: Có chức năng tham mưu cho Ban giám đốc về các chiến lược kinh doanh về lĩnh vực sợi. Xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh theo tháng,

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc

SVTH: Trần Thị Tố Hảo 46

quý, năm. Giám sát và kiểm tra chất lượng công việc, sản phẩm của các bộ phận khác nhằm mang đến khách hàng với chất lượng sợi cao.

- Phòng Kỹ thuật – Đầu tư: Có chức năng xây dựng triển khai chiến lược đầu tư tổng thể và lâu dài, xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm, sửa chữa thiết bị phụ tùng, lắp đặt thiết bị mới. Xây dựng, ban hành hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật và theo dõi thực hiện, rà soát, hiệu chỉnh ban hành định mức mới. Tổ chức nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật đảm bảo ổn định sản xuất và mang lại hiệu quả.

- Ban bảo vệ: Giám sát nội quy ra vào công ty, tổ chức tiếp khách đến giao dịch tại công ty, kiểm tra giám sát ghi chép chi tiết khách hàng và hàng hóa, vật tư ra vào công ty; bảo vệ tài sản của công ty, kiểm tra giám sát công tác phòng cháy chữa cháy, công tác bảo vệ quân sự đáp ứng một cách nhanh nhất khi tình huống xấu xảy ra.

- Trạm Y tế: Chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc trong việc chăm sóc sức khỏe cán bộ công nhân viên trong công ty.

- Ban đời sống:Chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về công tác phục vụ bữa cơm công nghiệp cho cán bộ, công nhân viên trong công ty.

2.2 Tinh hình ngun lc của công ty giai đoạn 2015-2017