• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY

2.1. Khái quát về công ty TNHH Nguyễn Danh

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY

Là nơi sản xuất cửa cuốn, cửa kéo có uy tín trên địa bàn toàn tỉnh

 Cơ sở 3: Nhà máy gia công nhà thép tiền chế, sản xuất lưới B40 và kẽm gai Địa chỉ: Lô T10 – T11 Võ Văn Kiệt, phường An Tây, thành phố Huế

Lưới B40 và kẽm gai là sản phẩm truyền thống của công ty, được sản xuất dựa trên nguồn thép mạ kẽm đạt chất lượng cao. Trong những năm qua, công ty đã không ngừng đẩy mạnh hệ thống mạng lưới đại lý trên toàn quốc và Lào

 Cơ sở 4: Nhà máy sơn tĩnh điện công nghệ cao – in màu vân gỗ Địa chỉ: 18 Tam Thai, phường An Tây, thành phố Huế

Đây là công nghệ sơn không những cho ta những ưu điểm về kinh tế mà còn đảm bảo vấn đề môi trường bởi tính chất không có chất dung môi tránh ô hiễm môi trường trong không khí và trong nước, khác biệt với sơn nước thông thường.

Thời gian qua, công ty đã duy trì các dây chuyền sản xuất, cung cấp các sản phẩm chất lượng có giá thành cạnh tranh. Trong từng quy trình sản xuất, Nguyễn Danh luôn chú ý đến tính an toàn và độ bền của sản phẩm, đặc biệt là mức giá phù hợp với khả năng tài chính của nhiều khách hàng.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty

 Chức năng:

Thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh tổ chức hệ thống khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phấm, sản xuất có hiệu quả nguồn nguyên vật liệu dồi dào, sức lao động nhằm đẩy mạnh sản xuất kinh doanh đáp ứng cho nhu cầu của thị trường, tham gia nghĩa vụ ngân sách Nhà nước và không ngừng cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên Công ty.

 Nhiệm vụ:

Xây dựng tổ chức thưc hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh dịch vụ của công ty đúng chức năng nhà nước quy định, đúng pháp luật, giám đốc giao.

Nghiên cứu khả năng nhu cầu thị trường để xây dựng và thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả tổ chức tình hình sản xuất các mặt hàng theo nhu cầu thị trường đảm bảo cung ứng sản phẩm đúng theo yêu cầu của kỹ thuật chất lượng cao phù hợp với nhu cầu thị trường.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.1.3. Mô hình tổ chức, quản lý của công ty 2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 2- 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

(Nguồn: Phòng kinh doanh) 2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban

Để công ty có thể tồn tại, phát triển và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của mình một cách có hiệu quả thì trước hết cần có bộ máy tổ chức quản lý tối ưu.

Giám đốc công ty: Là người đứng đầu bộ máy lãnh đạo của công ty, là người đại diện cho công ty tham gia kí kết các hợp đồng kinh tế, quyết định cách thức tổ chức kinh doanh của công ty.

Phó giám đốc: Tham mưu cho giám đốc, được ủy quyền trực tiếp điều hành các công việc theo quy định và báo cáo cho giám đốc về việc thực hiện các công việc đó.

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÂN XƯỞNG 1

PHÂN XƯỞNG 2

TỔ SẢN XUẤT 1

TỔ SẢN XUẤT 2 TỔ SẢN XUẤT

3

P. KINH DOANH P. KỶ THUẬT P. TÀI CHÍNH KẾ

TOÁN

Trường Đại học Kinh tế Huế

Phòng kinh doanh: Có chức năng phối hợp với các đơn vị của công ty để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, thực hiện các công việc về thương mại, nghiên cứu thị trường, thực hiện các công việc kinh doanh khác để sinh lợi và thực hiện dịch vụ sau bán hàng đồng thời đề ra các chiến lược về kinh doanh cho công ty.

Phòng tài chính kế toán: Có chức năng quản lý theo dõi việc biến động của vốn kinh doanh trong công ty, lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính cho đơn vị và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đã được phê chuẩn. Tổng hợp, phân tích số liệu tài chính, kế toán (tháng, quý, năm...) và đề xuất các giải pháp thực hiện cho ban giám đốc công ty trong công việc điều hành, chỉ đạo, quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí đúng nội dung, tiến độ, quy định trên cơ sở đó giúp cho việc kiểm tra một cách toàn diện và có hệ thống tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Thực hiện hạch toán kế toán quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty, đồng thời phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty theo yêu cầu của ban giám đốc và theo điều lệ của tổng công ty.

Phòng kỹ thuật: Xây dựng, quản lý và hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất, đề xuất phát triển cơ cấu mặt hàng. Tham mưu cho công tác quản lý kỹ thuật và công nghệ sản xuất.

Phân xưởng sản xuất: Có nhiệm vụ tổ chức sản xuất và phải đảm bảo về sản lượng mặt hàng cũng như chất lượng của sản phẩm được sản xuất ra. Bên cạnh đó, có trách nhiệm quản lý, bảo quản và sử dụng có hiệu quả tài sản cố định, nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, dụng cụ lao động sản xuất, các thành phẩm chứa nhập kho và phải thực hiện giữ bí mật về công nghệ, số liệu, chủng loại sản phẩm trong quá trình sản xuất.

Tổ sản xuất: Mỗi tổ chịu trách nhiệm ở một giai đoạn của quá trình sản xuất.

Phụ trách các bộ phận này là các quản đốc, chuyên kiểm tra giám sát tiến trình thực hiện của tổ thống kê phân xưởng. Có nhiệm vụ gia công sản phẩm theo công nghệ và quy trình đã được đặt ra.

Các phòng ban trong tổ chức có mối quan hệ chức năng với nhau, điều này đã được thể hiện qua sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty, theo đó các phòng ban

Trường Đại học Kinh tế Huế

ngoài việc thực thi các nhiệm vụ riêng mà mình phụ trách còn phải phối hợp với nhau cùng thực hiện các mục tiêu chung mà ban lãnh đạo công ty đề ra.

2.2. Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm 2016 – 2018