• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Tình hình tiêu thụ và xu hướng tiêu thụ vật liệu tôn hiện nay ở nước ta

Là một quốc gia đang phát triển, nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng của Việt nam là rất lớn, kéo theo nhu cầu với vật liệu xây dựng. Nền kinh tế Việt Nam vẫn còn phụ thuộc nhiều vào các hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng, kinh doanh và phát triển các dự án bất động sản. Định hướng chiến lược của Chính phủ vẫn hướng tới các hoạt động sản xuất công nghiệp và nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu cảng, với các

Trường Đại học Kinh tế Huế

đại dự án đang được xem xét triển khai như đường cao tốc Bắc - Nam, đường sắt cao tốc Bắc - Nam, hệ thống tàu điện ngầm, sân bay Long Thành…

Đối với sản phẩm tôn mạ kim loại và sơn phủ màu, tháng 5/2019 tiêu thụ 300.187 tấn, giảm nhẹ 2,83% so với tháng 4 và giảm 18,6% so với cùng kỳ năm 2019. Trong số sản lượng tôn tiêu thụ thì dẫn đầu vẫn là tôn Hoa Sen chiếm tới 31% thị phần, tôn Đông Á chiếm 18,4%, tôn Nam Kim chiếm 13,8%...

Riêng trong tháng 4, lượng tôn mạ kim loại và sơn phủ màu nhập khẩu tăng 24%, trong đó tôn màu tăng 55%, tôn mạ kẽm khoảng 25%. Đáng chú ý, sản lượng nhập khẩu cao nhất vẫn là từ Trung Quốc, chiếm tới 39,1%; Hàn Quốc 14,44%...

Từ kết quả trên cho thấy, sức ép tiêu thụ sản phẩm tôn, thép trong nước sụt giảm mạnh trong thời gian gần đây do tác động mạnh từ việc nhập khẩu về nhiều, một phần thêm sản phẩm từ doanh nghiệp mới đầu tư, doanh nghiệp mở rộng…

Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa nắng và mùa mưa rõ rệt.

Do đó việc xây dựng các công trình cũng phụ thuộc rất nhiều vào khí hậu. Mùa nắng rơi vào khoảng từ tháng 4 đến tháng 9, sản lượng tiêu thụ tôn tăng cao. Vào mùa mưa, sản lượng tôn tiêu thụ giảm, lúc này các doanh nghiệp sẽ điều chỉnh giá bán để giảm lượng tồn kho và thu hút khách hàng.

1.2.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Thừa Thiên Huế là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam có tọa độ ở 16-18,8 Bắc và 107,8 -108,2 Đông. Diện tích của tỉnh là 5.048,2 km2, bao gồm phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông.

Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc - Nam với quốc lộ 1A,14 và trục hành lang Đông - Tây nối Thái Lan - Lào - Việt Nam theo đường 9. Thừa Thiên Huế ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất nước ta. Dưới tác động của các quá trình thành tạo địa hình nội sinh và ngoại sinh đối lập nhau, địa hình Thừa Thiên Huế bị biến đổi không ngừng trong lịch sử tồn tại và phát triển kéo dài hàng trăm triệu năm, đặc biệt là trong giai đoạn tân kiến tạo cho đến hiện tại.

Thừa Thiên Huế là tỉnh cực Nam của miền duyên hải Bắc Trung bộ và thuộc vùng nội chí tuyến nên thừa hưởng chế độ bức xạ phong phú, nền nhiệt độ cao, đặc

Trường Đại học Kinh tế Huế

trưng cho chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Mặt khác, do nằm ở trung đoạn Việt Nam, lại bị dãy núi trung bình Bạch Mã án ngữ theo phương á vĩ tuyến ở phía Nam nên khí hậu Thừa Thiên Huế mang đậm nét vùng chuyển tiếp khí hậu giữa hai miền Nam - Bắc nước ta.

GDP cả năm 2018 tăng 7,08%, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2008 trở về đây.

Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,76%, đóng góp 8,7% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,85%, đóng góp 48,6%; khu vực dịch vụ tăng 7,03%, đóng góp 42,7%.

Thừa Thiên – Huế là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tuy nhiên, nền kinh tế của tỉnh liên tục tăng trưởng chậm với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm thời kỳ 2010 – 2019 chỉ đạt 6%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng Dịch vụ – Công nghiệp – Nông nghiệp (năm 2008, tỷ trọng ngành Công nghiệp – Xây dựng chiếm 36,5%, ngành dịch vụ 45,3%, ngành nông nghiệp giảm còn 18,2%). Thu ngân sách tăng bình quân đạt 18,3%/năm. Tỷ lệ huy động ngân sách từ GDP đạt trên 12%, xếp thứ 20/63 tỉnh, thành cả Việt Nam.

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nằm trong nhóm 20 tỉnh, thành dẫn đầu toàn quốc. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh từ vị thứ 15 (năm 2007) đã vươn lên đứng thứ 10 toàn quốc trong năm 2008. GDP bình quân đầu người năm 2019 là 1.865 USD/năm, thấp hơn trung bình GDP của cả nước (2.565 USD).

1.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Sơ đồ 1- 3: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Giá cả sản phẩm Phương thức thanh toán

Chất lượng nhân viên Chất lượng sản phẩm

Hiệu quả tiêu thụ

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY