• Không có kết quả nào được tìm thấy

Khái quát về rủi ro và quản trị rủi ro doanh nghiệp, mối quan hệ giữa hệ thống

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ

1.2 Hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp

1.2.3 Khái quát về rủi ro và quản trị rủi ro doanh nghiệp, mối quan hệ giữa hệ thống

1.2.3.1 Khái quát về rủi ro và quản trị rủi ro doanh nghiệp

Trong cuộc sống cũng như bất kỳ lĩnh vực nào đều tiềm ẩn khả năng xảy ra những sự kiện mà chúng ta không mong đợi, không thể tránh khỏi hoàn toàn, người ta gọi đó là rủi ro. Theo quan điểm hiện đại (Chuẩn mực quốc tế ISO/IEC Guide 73 hướng dẫn về quản lý rủi ro) thì “Rủi ro là sự kết hợp của một sự kiện có thể xảy ra mà hệ quả của nó mang lại lợi ích hoặc gây ra tổn thất”. Như vậy, rủi ro được nhìn nhận ở cả hai mặt tiêu cực và tích cực, có thể đem đến các bất lợi hoặc cũng có thể mang lại cơ hội. Trong các doanh nghiệp với mong muốn đạt được các mục tiêu đã đặt ra thì hệ quả của rủi ro thường được nhìn nhận ở mặt bất lợi, khi đó rủi ro là khả năng một sự kiện có thể xảy ra do các nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan và ảnh hưởng bất lợi đến việc hoàn thành các mục tiêu của doanh nghiệp. Trên thực tế có nhiều loại rủi ro khác nhau ảnh hưởng mục tiêu của doanh nghiệp. Tùy theo tiêu thức phân loại, rủi ro được chia thành các loại khác nhau:

Căn cứ vào các cấp độ quản lý, rủi ro trong doanh nghiệp bao gồm:

- Rủi ro chiến lược là nguy cơ doanh nghiệp bị tổn thất do quyết định kinh doanh mang tính chiến lược sai lầm dẫn đến các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp không đạt được.

- Rủi ro hoạt động là nguy cơ tổn thất do các chính sách, quy định, thủ tục kiểm soát trong các chu trình hoạt động của doanh nghiệp không phù hợp, không hiệu quả hoặc từ các sự kiện bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu hoạt động hiệu quả.

34

- Rủi ro tuân thủ là nguy cơ tổn thất do không tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan.

- Rủi ro báo cáo là nguy cơ tổn thất do những vi phạm không được báo cáo.

Căn cứ vào nguyên nhân tạo nên rủi ro, rủi ro trong doanh nghiệp được chia thành hai nhóm sau:

- Nhóm rủi ro từ môi trường kinh doanh là những rủi ro ảnh hưởng đến điều kiện kinh doanh nói chung đối với tất cả các ngành, các doanh nghiệp. Nguyên nhân dẫn đến những rủi ro này mang tính khách quan, xuất phát từ môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp, như: các thảm họa tự nhiên; suy thoái - khủng hoảng kinh tế, biến động lãi suất, thay đổi tỷ giá, biến động giá cả hàng hóa; sự thay đổi trong chính sách vĩ mô, thay đổi về quy định pháp luật; sự tiến bộ của công nghệ sản xuất; sự cải tiến sản phẩm của đối thủ cạnh tranh; sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng;... Những rủi ro này không chỉ ảnh đến riêng một doanh nghiệp mà có thể ảnh hưởng đến tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong cùng môi trường đó. Nhóm rủi ro này bao gồm: rủi ro từ môi trường tự nhiên; rủi ro kinh tế; rủi ro chính trị; rủi ro pháp lý; rủi ro văn hóa;...

- Nhóm rủi ro từ nội bộ doanh nghiệp là các rủi ro tác động trực tiếp đến hoạt động nội bộ của doanh nghiệp. Nguyên nhân gây ra nhóm rủi ro này phát sinh từ các nhân tố trong nội bộ doanh nghiệp, như: sự yếu kém về trình độ, năng lực nhân viên không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; chính sách tuyển dụng, đãi ngộ, sa thải người lao động không phù hợp; không đủ nguồn nhân lực để hoàn thành các mục tiêu;

sự phối hợp giữa các bộ phận trong doanh nghiệp thiếu ăn khớp; sự gian lận của các cấp quản lý và nhân viên; chất lượng sản phẩm không đảm bảo; sản phẩm không phù hợp với nhu cầu thị hiếu khách hàng; sự vi phạm luật thuế, luật môi trường, an toàn lao động, và các quy định khác của pháp luật; hệ thống thông tin không đầy đủ, chính xác, kịp thời; công nghệ thông tin yếu kém không tương thích với các mục tiêu của doanh nghiệp; năng lực tài chính không đảm bảo;... Một số rủi ro có thể kể đến trong nhóm này như: RRTC; rủi ro quản trị điều hành; rủi ro về nhân sự; rủi ro công nghệ;...

Căn cứ vào mức độ ảnh hưởng của rủi ro đến hoạt động của doanh nghiệp, rủi ro được chia thành:

- Rủi ro tác động đến toàn doanh nghiệp là những rủi ro phát sinh từ những nhân tố bên ngoài và bên trong doanh nghiệp, như: sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng ảnh hưởng đến sự phát triển sản phẩm, quy trình sản xuất, dịch vụ khách hàng, giá cả hay các điều khoản bảo hành; sự thay đổi chiến lược của đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp; các quy định mới của luật pháp có thể buộc đơn vị phải thay đổi về chính sách và chiến lược hoạt động; sự thay đổi

35

trong nền kinh tế có thể tác động đến những quyết định có liên quan đến tài chính, đầu tư của doanh nghiệp; sự thay đổi người quản lý có thể tác động đến những cách thức kiểm soát có thể thực hiện;...

- Rủi ro ảnh hưởng đến từng hoạt động cụ thể là những rủi ro ở mức độ từng hoạt động, từng bộ phận hay từng chức năng kinh doanh chính trong đơn vị, như: rủi ro trong hoạt động kế toán ảnh hưởng đến mức độ trung thực, hợp lý của BCTC; rủi ro ở bộ phận bán hàng ảnh hưởng đến doanh thu và công nợ; rủi ro ở bộ phận sản xuất ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất, và tiến độ sản xuất;...

Để giảm thiểu những tổn thất, thiệt hại, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro, đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công, các cấp quản lý trong doanh nghiệp phải tiến hành các hoạt động quản trị rủi ro. Quản trị rủi ro doanh nghiệp là quá trình xử lý các rủi ro một cách có hệ thống, khoa học, toàn diện thông qua các hoạt động nhận diện và đánh giá rủi ro, xây dựng các kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro xảy ra, thực thi việc kiểm soát, giảm thiểu những tổn thất gây ra cho doanh nghiệp cũng như dự phòng về tài chính để bù đắp cho các tổn thất đó [43, tr129]. Mô hình tổ chức quản trị rủi ro tại mỗi doanh nghiệp có thể khác nhau, tuy nhiên hoạt động quản trị rủi ro doanh nghiệp nhìn chung vẫn bao hàm các bước cơ bản sau:

Sơ đồ 1.2 : Quy trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp

(Nguồn: Bài giảng gốc Nguyên lý quản trị rủi ro (2015), Học viện Tài chính) Nhận diện rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro nảy sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để có được thông tin về các đối tượng gặp rủi ro, các nguồn phát sinh rủi ro, các loại tổn thất mà rủi ro có thể gây ra cho doanh nghiệp.

Đo lường rủi ro là việc đánh giá tần suất xuất hiện rủi ro và mức độ nghiêm trọng của rủi ro từ đó doanh nghiệp có các biện pháp quản trị rủi ro thích hợp.

Nhận diện rủi ro và phân tích rủi ro

Đo lường rủi ro

Kiếm soát rủi ro

Tài trợ rủi ro

Giám sát và tổng kết

36

Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các chiến lược, các chương trình, phương pháp, công cụ, kỹ thuật,... nhằm ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi của rủi ro đối với doanh nghiệp.

Tài trợ rủi ro bao gồm các hoạt động nhằm dự phòng các nguồn tài chính cho các thiệt hại một khi có rủi ro xảy ra.

Giám sát và tổng kết là việc đánh giá lại toàn bộ quá trình xác định rủi ro, phân tích rủi ro, đánh giá rủi ro, kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro có được thực hiện hay không.

1.2.3.2 Mối quan hệ giữa hệ thống kiểm soát nội bộ với quản trị rủi ro doanh nghiệp Hệ thống KSNB và quản trị rủi ro trong doanh nghiệp có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, điều đó được thể hiện:

Một là, hệ thống KSNB được xây dựng và áp dụng nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra gây nên những ảnh hưởng bất lợi tới các mục tiêu kiểm soát. Hệ thống KSNB là hệ thống các chính sách và thủ tục kiểm soát do nhà quản lý xây dựng và áp dụng nhằm đạt được các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp: đảm bảo sự tuân thủ pháp luật và các quy định; đảm bảo sự tin cậy của BCTC; bảo vệ tài sản và đảm bảo hiệu quả của hoạt động. Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp luôn tiềm ẩn các rủi ro ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu của doanh nghiệp. Vì vậy, để đạt được các mục tiêu kiểm soát đã đặt ra, hệ thống KSNB trước hết phải được thiết lập nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra. Hay nói một cách khác, xây dựng hệ thống KSNB phải hướng đến kiểm soát rủi ro trong doanh nghiệp. Đây cũng chính là mục tiêu của quản trị rủi ro hiện đại. Bất kỳ hệ thống xử lý rủi ro nào cũng cần phải xây dựng hệ thống KSNB hiệu quả. Tuy nhiên, dù hệ thống KSNB được thiết lập và vận hành hiệu quả thì cũng không thể tránh được mọi rủi ro, vì vậy các phương thức quản trị rủi ro cần thiết khác vẫn có thể phải được sử dụng.

Hai là, hệ thống KSNB được xây dựng trên cơ sở nhận diện và phân tích rủi ro phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp. Với mỗi mục tiêu kiểm soát có thể chịu những ảnh hưởng bất lợi do một hoặc nhiều rủi ro gây ra và một rủi ro có thể gây ảnh hưởng bất lợi đến một hoặc nhiều mục tiêu kiểm soát. Mỗi doanh nghiệp khác nhau do có sự khác biệt về hình thức pháp lý, ngành nghề kinh doanh, môi trường kinh doanh, quy mô các nguồn lực, trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật, trình độ, năng lực của cán bộ quản lý, cơ cấu tổ chức, quy trình quản lý,... dẫn đến các loại rủi ro có thể xảy ra khác nhau. Để ngăn ngừa và giảm thiểu đối với mỗi loại rủi ro nhà quản lý tại mỗi doanh nghiệp sẽ phải thiết lập những chính sách và thủ tục kiểm soát phù hợp. Tuy nhiên, nếu nhà quản lý tại mỗi doanh nghiệp không có hiểu biết đầy đủ, chính xác, kịp thời về các loại rủi ro có thể ảnh hưởng đến từng mục tiêu

37

kiểm soát thì các chính sách và thủ tục kiểm soát được xây dựng sẽ không phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu quản lý. Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp tốt sẽ giúp nhận diện đầy đủ các loại rủi ro có thể xảy ra ảnh hưởng bất lợi đến mục tiêu kiểm soát, các nhân tố phát sinh rủi ro, các yếu tố có thể sai sót và gian lận, các loại tổn thất, cũng như tần xuất và mức độ nghiêm trọng mà rủi ro gây ra cho doanh nghiệp.

Đây là cơ sở quan trọng để các cấp quản lý doanh nghiệp xây dựng, áp dụng một hệ thống KSNB hiệu quả. Trong quá trình hoạt động của mỗi doanh nghiệp do môi trường bên trong và môi trường bên ngoài luôn thay đổi nên các nguồn phát sinh rủi ro cũng thay đổi theo. Vì vậy, các chính sách và thủ tục kiểm soát phải thường xuyên được rà soát, đánh giá, điều chỉnh, bổ sung kịp thời, tránh bị lạc hậu so với sự biến động của các nhân tố gây nên rủi ro.

1.3 Hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp theo mô hình công ty mẹ -