• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kiểm định giá trị trung bình các yếu tố trong thang đo “Quan hệ với lãnh đạo và

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở

2.3. Đánh giá mức độ hài lòng của người lao động làm việc tại Công ty Cổ phần Sợi Phú

2.3.5. Kiểm định giá trị trung bình để đánh giá mức độ tác động của các y ếu tố đến sự hài

2.3.5.4. Kiểm định giá trị trung bình các yếu tố trong thang đo “Quan hệ với lãnh đạo và

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.20: Kiểm định One Sample T-test về các tiêu chí củathành phần

“Quan hệ với lãnhđạo và đồng nghiệp”

Tiêu chí Mean Test

value Sig.

Mức độ đồng ý (%)

1: Rất không đồng ý → 5: Rất đồng ý

1 2 3 4 5

QH1 3.53 3 0.000 0 9.1 40.0 39.4 11.5

QH2 3.60 3 0.000 0 7.3 36.4 46.1 10.3

QH3 3.59 3 0.000 0 8.5 36.4 42.4 12.7

QH4 3.58 3 0.000 0 6.7 40.6 41.2 11.5

QH5 3.55 3 0.000 0.6 6.7 43.0 37.0 12.7

QH6 3.55 3 0.000 0 9.1 40.6 36.4 13.9

QH7 3.49 3 0.000 0 7.9 45.5 36.4 10.3

Nguồn: Kết quảxửlý sốliệu của tác giả Theo bảng, có thểthấy các tất cảcác tiêu chí từQH1đến QH7 đều có giá trị Sig. nhỏ hơn 0,05 nên bác bỏ giảthuyết H0 ban đầu, giá trị trung bình của các tiêu chí QH1, QH2, QH3, QH4, QH5, QH6, QH7 của thành phần “Quan hệvới lãnhđạo và đồng nghiệp”khác giá trị 3. Giá trị trung bình của các tiêu chí này có giá trị dao động từ3.49 - 3.60, tất cả đều lớn hơn 3 nên kết luận người lao động đang có mức độ đồng ý nhưng chưa thực sựhoàn toàn đồng ý.

Ởtiêu chí QH1: “Lãnh đạo có trìnhđộ, năng lực và tầm nhìn” có 39.4%người lao động đồng ý và 11.5% người lao động rất đồng ý. Tỉ lệ người lao động đồng ý cao chứng tỏ công ty đã tìm kiếm và đào tạo ra những người lãnh đạo có trình độ, năng lực và tầm nhìn, có những chính sách và hành động giúp công ty phát triển cũng như có được sựhài lòng từ đại đa số người lao động.

Tiêu chí QH2 : “Lãnh đạo hòađồng với người lao động” có 46.1% người lao động đồng ý và 10.3% người lao động rất đồng ý. Ở tiêu chí QH3 là “Lãnh đạo luôn ghi nhận ý kiến đóng góp của người lao động”có 42.4% người lao động đồng ý và 12.7% người lao động rất đồng ý. Và ở tiêu chí QH4 là “Lãnh đạo luôn quan tâm và đối xử công bằng với cấp dưới”có 41.2% người lao động đồng ý và 11.5%

người lao động rất đồng ý. Điều này cho thấy tuy chức vụ và cấp bậc rất xa nhau nhưng các lãnh đạo của công ty luôn lắng nghe ý kiến và hòa đồng với người lao

Trường Đại học Kinh tế Huế

động của họ, tạo nên một bầu không khí làm việc thoải mái, thân thiện, không căng thẳng, quá áp lực và mọi người đều có quyền lên tiếng nói ra ý kiến của mình. Họ còn luôn quan tâm và đối xửcông bằng với cấp dưới của mình. Từ đó tạo động lực cho người lao động làm việc và gắn bó với công ty, với đồng nghiệp.

Ở tiêu chíQH5: “Đồng nghiệp trong công ty thân thiện” có 37.0% người lao động đồng ý và 12.7%người lao động rất đồng ý. Tuy nhiên vẫn có 6.7% và 0.6%

người lao động không đồng ý và rất không đồng ý với tiêu chí này. Vẫn còn một bộ phận nhỏ người lao động chưa đồng ý với tiêu chí này vì mỗi người lao động là mỗi cá nhân khác biệt nhau, nên tính cách, thái độ của họcũng khác nhau, không phải ai cũng thân thiện và dễgần.

Tiêu chí QH6: “Các nhân viên luôn phối hợp với nhau trong công việc” có 36.4% người lao động đồng ý và 13.9% người lao động rất đồng ý. Và cũng có đến 40.6% số người lao động cảm thấy bình thường với tiêu chí này. Bởi đại đa sốcông việc của mỗi người được phân chia riêng biệt và cá nhân, mặc dù các dây chuyền là liên tiếp và nối nhau.

Với tiêu chí QH7 là “Các nhân viên luôn giúp đỡ nhau trong công việc và cuộc sống”là tiêu chí có giá trị trung bình thấp nhất 3,49. Có 36.4% người lao động đồng ý và 10.3% người lao động rất đồng ý và7.9% người lao động không đồng ý với tiêu chí này. Điều này cũng dễ hiểu bởi đây là môi trường lao động lao động công nghiệp với rất đông công nhân đến từnhững nơi khác nhau, họ có xu hướng tự chăm lo cho bản thân trước, thay vì quá quan tâm đến cuộc sống của những đồng nghiệp khác. Một phần là quá đông công nhân và mỗi dây chuyền có được chia ra những nhóm công nhân khác nhau nên họ thường giao tiếp và hoạt động trong một

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.21: Kiểm định One Sample T-test về các tiêu chí củathành phần “Điều kiện làm việc”

Tiêu chí Mean Test

value Sig.

Mức độ đồng ý (%)

1: Rất không đồng ý → 5: Rất đồng ý

1 2 3 4 5

ĐKLV1 3.80 3 0.000 0 1.2 36.4 43.6 18.8

ĐKLV2 3.85 3 0.000 0 1.8 32.1 45.5 20.6

ĐKLV3 3.92 3 0.000 0 0.6 26.7 52.7 20.0

ĐKLV4 3.82 3 0.000 0 1.8 31.5 49.1 17.6

Nguồn: Kết quảxửlý sốliệu của tác giả Theo bảng, có thểthấy các tất cảcác tiêu chí từ ĐKLV1 đến ĐKLV4 đều có giá trị Sig. nhỏ hơn 0,05 nên bác bỏ giả thuyết H0 ban đầu, giá trị trung bình của các tiêu chí ĐKLV1, ĐKLV2, ĐKLV3, ĐKLV4của thành phần “Điều kiện làm việc” khác giá trị 3. Giá trị trung bình của các tiêu chí này khá cao, có giá trị dao động từ3.80 - 3.92, tất cả đều lớn hơn 3 nên kết luận người lao động đang có mức độ đồng ý nhưng chưa thực sựhoàn toàn đồng ý.

Tiêu chí ĐKLV1: “Giờlàm việc hợp lí”” có43.6% người lao động đồng ý và 18.8% người lao động rất đồng ý. Cho thấy công ty đã phần nào sắp xếp được giờ làm việc hợp lí và làm hài lòng người lao động..

Ở tiêu chí ĐKLV2: “Cơ sở vật chất nơi làm việc tốt”” có 45.5% người lao động đồng ý và 20.6% người lao động rất đồng ý. Sự đồng ý cao này từ người lao động thểhiện họ đang hài lòng với cơ sởvật chất cơ sở nơi họ đang làm việc. Công ty đã và đang phần nào quan tâm chú trọng vào việc đầu tư vào cơ sở vật chất để vừa có thể có điều kiện nâng cao mức độhài lòng của người lao động, mà vừa phục vụcho việc sản xuất và nâng cao hiệu quảcông việc.

Tiêu chí ĐKLV3: “Môi trường làm việc an toàn và thoải mái” có 50.7%

người lao động đồng ý và 20.0% người lao động rất đồng ý. Và chỉ có 0.6% người lao động chưa đồng ý với tiêu chí này. Tuy nhiên đây vẫn là một tiêu chí nhận được sự đồng ý cao từ người lao động.

Với tiêu chíĐKLV4: “Người lao động được trang bị đầy đủ thiết bị lao động phục vụ công việc”có 49.4% người lao động đồng ý và 17.6% người lao động rất

Trường Đại học Kinh tế Huế

đồng ý. Tương tự như ở tiêu chí ĐKLV1 và ĐKLV2, càng cho thấy rằng sự chú trọng của công ty đến môi trường làm việc và các trang bị thiết bị lao động cho người lao động đã phần nào nâng cao mức độhài lòng của họ đối với công ty.

2.3.5.6. Kiểm định giá trị trung bình các yếu tố trong thang đo “Đánh giá công việc”

Với giảthuyết đặt ra:

H0: Đánh giá của người lao động về đánh giá công việctác động đến sựhài lòng tại công ty = 3

H1: Đánh giá của người lao động về đánh giá công việctác động đến sựhài lòng tại công ty≠ 3

Bảng 2.22: Kiểm định One Sample T-test về các tiêu chí củathành phần “Đánh giá công việc”

Tiêu chí Mean Test

value Sig.

Mức độ đồng ý (%)

1: Rất không đồng ý→ 5: Rất đồng ý

1 2 3 4 5

ĐGCV1 3.69 3 0.000 0.6 1.8 32.7 57.6 7.3

ĐGCV2 3.77 3 0.000 0 1.8 30.3 57.0 10.9

ĐGCV3 3.72 3 0.000 0 2.4 30.9 59.4 7.3

ĐGCV4 3.74 3 0.000 0 3.0 27.3 62.4 7.3

Nguồn: Kết quảxửlý sốliệu của tác giả Theo bảng, có thểthấy các tất cảcác tiêu chí từ ĐGCV1đếnĐGCV 4 đều có giá trị Sig. nhỏ hơn 0,05 nên bác bỏ giả thuyết H0 ban đầu, giá trị trung bình của các tiêu chí ĐGCV1, ĐGCV 2,ĐGCV 3,ĐGCV 4của thành phần “Đánh giá công việc”khác giá trị3. Giá trịtrung bình của các tiêu chí nàycó giá trị dao động từ3.69

Trường Đại học Kinh tế Huế