• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY

2.4. Đánh giá của cán bộ công nhân viên về công tác quản trị nhân sự tại Công Ty Cổ

2.4.3. Kiểm định các yếu tố của mô hình

Bảng 2.13. Tên các biến

Tên nhân tố Tên các biến

CV: Công Việc

CV1:Công việc được bố trí phù hợp với chuyên môn của anh chị CV2:Công việc được bố trí phù hớp với sức khỏe của anh chị CV3:Công việc được phân công và mô tả rõ ràng

CV4:Công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng khác nhau

CV5:Đánh giá kết quả công việc công bằng và chính xác

CV6:Anh chị được trang bị đầy đủ những thiết bị cần thiết để tiến hành công việc

CV7:Anh chị cảm thấy môi trường làm việc an toàn

CV8:Anh chị cảm thấy không gian làm việc thoáng mát, an toàn CV9:Thời gian làm việc phù hợp với anh chị

CV10:Anh chị hài lòng với tính chất, đặc điểm công việc hiện tại CT: Cấp

trên

CT1:Dễ dàng trao đổi và giao tiếp với cấp trên

CT2:Cấp trên có thái độ hòa nhã và ân cần đối với anh chị

CT3:Thành tích của anh chị được ghi nhận và khuyến khích phát triển CT4:Anh chị được quyền quyết định cách thực thực hiện công việc và nhiệm vụ của mình

CT5:Anh chị luôn nhận được sự động viên, hổ trợ từ cấp trên CT6:Cấp trên đối xử công bằng với anh chị

DT: Đào tạo DT1:Công ty luôn khuyến khích anh chị chủ động tham gia đào tạo DT2:Công ty có chính sách khuyến khích (vật chất,tinh thần) nhân viên tham gia các khóa đào tạo

DT3:Công ty luôn cung cấp đầy đủ các thông tin về chương trình đào tạo trước khi anh chị tham gia

DT4:Anh chị được hổ trợ hoàn toàn kinh phí tham gia khóa học DT5:Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đảm bảo hiệu quả làm việc L: Lương

thưởng

LT1:Lương thưởng của anh chị tương xứng với kết quả của công việc LT2:Anh chị có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập

LT3:Anh chị nhận thấy hệ thống lương và phân phối thu nhập công bằng

LT4:Anh chị được trả lương đúng hạn TT: Thăng

Tiến

TT1:Công việc hiện tại tạo cho anh chị nhiều cơ hội thăng tiến TT2:Anh chị biết các điều kiện cần thiết để được thăng tiến

TT3:Chính sách đề bạt thăng tiến được thực hiện rõ ràng và công bằng

- Sau khi tiến hành phân tích nhân tố, 5 nhân tố được đưa vào mô hình chính thức và tiến tới kiểm định mô hình. Giá trị của từng nhân tố đưa vào phân tích là trị số của các nhân tố hay còn gọi là nhân tố được tính toán tự động trong quá trình phân tích nhân tố.

- Tiếp theo, sử sụng phân tích tương quan (pearson) để xem xét sự phù hợp của các thành phần khi đưa vào mô hình hồi quy, kế đến các biến có mối tương quan với biến phụ thuộc đạt yêu cầu sẽ đưa vào phân tích hồi quy và kết quả sẽ được sử dụng để kiểm định các giả thuyết của mô hình chính thức

2.4.3.1. Kiểm định hệ số tương quan

- Phân tích tương quan nhằm mục đích xác định mối liên hệ giữa các biến nhằm để tham khảo cho quyết định có nên tiến hành hồi quy hay không. Nếu tương quan tuyến tính theo đường thẳng thì nên tiến hành hồi quy. Hệ số tương quan giữa các biến càng lớn chứng tỏ giữa chúng có mối quan hệ với nhau và phân tích hồi quy tuyến tính là phù hợp. Tuy nhiên, đó cũng là dấu hiệu cho biết giữa chúng có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy tuyến tính đang sử dụng.

Bảng 2.14. Kết quả phân tích tương quan Pearson

CV CT DT L TT HL

HL Pearson 0,624 0,524 0,545 0,597 0,440 1

Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000

N 148 148 148 148 148 148

Mối tương quan có mức ý nghĩa 0.01 (2-phía)

(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS) - Qua kết quả phân tích tương quan Pearson, các hệ số tương quan Pearson cho ta thấy được rằng mối liên hệ giữa biến phụ thuộc HL và các biến độc lập CV, CT, DT, L, TT là mối liên hệ tuyến tính và theo chiều thuận. Theo ma trận tương quan, hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc “Mức độ thỏa mãn công việc” và các biến độc lập ở mức tương đối, trong đó hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc với biến độc lập Đào tạo là lớn nhất, đạt 0,624 và hệ số tương quan với Cấp trên là thấp nhất, chỉ đạt 0,440.

- Bên cạnh đó, kết quả tương quan Pearson cho phép ta kiểm định cặp giả thuyết:

H0: Không có mối liên hệ nào giữa 2 biến

Đại học kinh tế Huế

H1: Giữa 2 biến có mối liên hệ

- Với mức ý nghĩa 0.01, giá trị Sig. của các nhân tố CV, CT, DT, L, TT đều bằng 0.000 < 0.01. Vì vậy chúng ta có cơ sở bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1.

Điều đó đồng nghĩa với việc giữa nhân tố CV, CT, DT, L, TT và HL có mối liên hệ với nhau.

- Phân tích hệ số tương quan Pearson xác định mối liên hệ để tham khảo cho quyết định có nên làm hồi quy không. Qua kết quả nhận được, chúng ta nhận thấy các biến độc lập CV, CT, DT, L, TT và biến phụ thuộc có mối tương quan, có thể kết luận các biến độc lập này có thể đưa vào mô hình và quyết định hồi quy để làm rõ mức độ tương quan.

2.4.3.2. Hồi quy tuyến tính

- Theo phân tích EFA và kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha kết quả cho thấy thành phần công tác quản trị nhân sự tại Công Ty Cổ Phần May Xuất Khẩu Ngọc Châu bao gồm 5 nhân tố, đó là: ‘‘Công Việc’’, ‘‘ Cấp Trên’’, “ Đào tạo”, “Lương Thưởng” và “Thăng tiến”.

Tiến hành hồi quy mô hình gồm các nhân tố trên:

- Mô hình hồi quy tổng quát:

Y = α + β1X1i + β2X2i + β3X3i +…..+ βkXki + εi Trong đó: Y: biến phụ thuộc.

Xki: biểu hiện giá trị của biến độc lập thứ k tại quan sát thứ i.

βk:hệ số hồi quy riêng phần.

εi : một biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung bình là 0 và phương sai không đổi σ2.

Mức độ đồng ý chung = 1,051 + 0,326 ( Công Việc) + 0,206 ( Cấp trên ) + 0,261 ( Đào tạo ) + 0,272 ( Lương thưởng ) + 0,192 ( Thăng tiến ).

-Để đảm bảo các biến độc lập đều thật sự có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc, ta tiến hành kiểm định t. Với giả thiết H0 là hệ số hồi quy của các biến độc lập βk=0 và với độ tin cậy 95%, kết quả ta có giá trị Sig. của 5 nhân tố Công việc, Cấp trên, Đào tạo, Lương thưởng và Thăng tiến nhỏ hơn 0,05 chứng tỏ giả thiết H0: βk=0 có thể bị

Đại học kinh tế Huế

bác bỏ. Điều này có nghĩa là 5 nhân tố này của mô hình ảnh hưởng đến sự hài lòng với doanh nghiệp của người lao động.

- Và để đảm bảo mô hình có ý nghĩa cần tiến hành kiểm tra về đa cộng tuyến và tự tương quan

- Kết quả phân tích ở bảng 2.15 cho ta thấy giá trị độ chấp nhận (Tolerance) và hệ số phóng đại phương sai (VIF) chứng tỏ mô hình không có dấu hiệu của hiện tượng đa cộng tuyến (Quy tắc là khi giá trị Tolerance nhỏ hơn 0,1 và VIF vượt quá 10, đó là dấu hiệu của đa cộng tuyến). Như vậy, các biến độc lập có sự giải thích rõ ràng đối với biến phụ thuộc.

Bảng 2.15. Hồi quy đa biến với mức độ đồng ý chung Model Hệ số chưa chuẩn

hóa

Hệ số chuẩn hóa

t Mức ý

nghĩa

Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến

B Độ lệch

chuẩn

Bêta Tolerance VIF

1 Hằng số 1,051 0,330 3,188 0,002

CV 0,326 0,059 0,325 5,498 0,000 0,717 1,395

CT 0,206 0,070 0,177 2,947 0,004 0,694 1,441

DT 0,261 0,068 0,220 3,827 0,000 0,761 1,314

L 0,272 0,068 0,244 3,994 0,000 0,672 1,488

TT 0,192 0,059 0,180 3,280 0,001 0,829 1,206

(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS) -Như vậy, đến đây ta có thể kết luận mô hình đã hiệu chỉnh là phù hợp và có thể suy diễn mô hình này thành mô hình của tổng thể.

Bảng 2.16. Mô hình tóm tắt sử dụng phương pháp Stepwise

Mô hình R R2 R2điều chỉnh Sai số chuẩn

của ước lượng

1 0,802 0,644 0,631 0,415

(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS) - Nhận xét:Hệ số R2 điều chỉnh là 0,631 nghĩa là 63,1% sự thay đổi của mức độ đồng ý chung được giải thích bởi 5 nhân tố có trong mô hình. Tuy nhiên sự phù hợp

Đại học kinh tế Huế

này chỉ đúng với dữ liệu mẫu. Để kiểm định xem có thể suy diễn mô hình cho tổng thể thực hay không ta phải kiểm định độ phù hợp của mô hình.

Kiểm định độ phù hợp của mô hình:

Giả thiết

Ho: B1=B2=B3=B4=B5=0, với các Bx là các hệ số trong mô hình hồi quy tổng thể H1:Tồn tại 1 Bx khác không, tức là R2khác 0

Bảng 2.17. Anova

Model Tổng bình

phương

df Trung bình bình phương

F Sig.

1 Regression 44,220 5 8,844 51,354 0,000e

Residual 24,455 142 0,172

Total 68,675 147

(Nguồn:Kết quả xử lý SPSS) Kết luân:

Sig=0,000<0,05, nên với mức độ tin cậy là 95%, có thể khẳng định rằng mô hình hồi quy tuyến tính bội của ta phù hợp với tập dữ liệu và có thể suy rộng ra cho tổng thể.

Giải thích ý nghĩa của mô hình:

Mức độ đồng ý chung = 1,051 + 0,326 ( Công Việc) + 0,206 ( Cấp trên ) + 0,261 ( Đào tạo ) + 0,272 ( Lương thưởng ) + 0,192 ( Thăng tiến ).

- Trong trường hợp các nhân tố khác không thay đổi, mức đồng ý chung của các nhân tố tới công tác quản trị nhân sự tại Công ty Cổ Phần May Xuất Khẩu Ngọc Châu là 1,051.

- Hệ số B1= 0,326 cho ta thấy rằng: trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi mức độ đồng ý của yếu tốCông việc tăng lên 1 đơn vị thì đánh giá của người lao động về công tác quản trị nhân sự của Công ty Cổ Phần May Xuất Khẩu Ngọc Châu tăng lên 0,326 đơn vị, đây là mối quan hệ cùng chiều.

- Hệ số B2= 0,206 cho ta thấy rằng:trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi công tácCấp trên tăng thêm một đơn vị thì đánh giá của người lao động về công

Đại học kinh tế Huế

tác quản trị nhân sự của Công ty Cổ Phần May Xuất Khẩu Ngọc Châu sẽ tăng 0,206 đơn vị, đây là mối quan hệ cùng chiều.

- Hệ số B3= 0,261 cho ta thấy rằng:trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi công tác Đào tạo tăng thêm một đơn vị thì đánh giá của người lao động về công tác quản trị nhân sự của Công ty Cổ Phần May Xuất Khẩu Ngọc Châu sẽ tăng 0,261 đơn vị, đây là mối quan hệ cùng chiều.

- Hệ số B4= 0,272 cho ta thấy rằng: trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi công tác Lương thưởngtăng thêm một đơn vị thì đánh giá của người lao động về công tác quản trị nhân sự của Công ty Cổ Phần May Xuất Khẩu Ngọc Châu sẽ tăng 0,272 đơn vị, đây là mối quan hệ cùng chiều.

- Hệ số B5= 0,192 cho ta thấy rằng: trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi công tác Thăng tiến tăng thêm một đơn vị thì đánh giá của người lao động về công tác quản trị nhân sự của Công ty Cổ Phần May Xuất Khẩu Ngọc Châu sẽ tăng 0,192 đơn vị, đây là mối quan hệ cùng chiều.

- Trong 5 yếu tố trên thìCông việc là yếu tố có mức độ ảnh hưởng đến công tác quản trị nhân sự của Công ty Cổ Phần May Xuất Khẩu nhiều nhất.

2.4.4. Kiểm định giá trtrung bình vmức độhài lòng ca nhân viên