• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kinh nghiệm tín dụng chính sách từ NHCSXH Tỉnh Quảng Nam

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

1.3. Thực tiễn nâng cao chất lượng tín dụng chính sách tại các Chi nhánh NHCSXH

1.3.1. Kinh nghiệm tín dụng chính sách từ NHCSXH Tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam là một tỉnh thuộc vùng duyên hải miền trung, với 18 đơn vị hành chính, gồm 1 thị xã, 2 thành phốvà 15 huyện, với tổng dân sốlà 1,5 triệu người, với 401.772 hộ; địa hình khá phức tạp, có 11 huyện thuộc khu vực trung du, miền núi, có 3 huyện nghèo theo nghị quyết 30a; là tỉnh có nhiều đối tượng hộ nghèo và hộ chính sách, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Với tổng số hộ nghèo 45.330 hộ, tỷlệ hộ nghèo 11,13%; hộ cận nghèo 24.806 hộ, tỷlệ 6,09%; thiên tai, dịch bệnh thường xuyên diễn ra,ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân, đặc biệt là hộnghèo và các đối tượng chính sách.

Trong những năm qua, được sự quan tâm của NHCSXH Việt Nam, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, mạng lưới hoạt động của chi nhánh đượcổn định

Trường Đại học Kinh tế Huế

từtỉnh đến cơ sở, trụsở cácđơn vị trực thuộc và Hội sở tỉnh được xây dựng khang trang, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của chi nhánh. Bên cạnh đó, chi nhánh đã tổ chức 244/244 Điểm giao dịch xã tại UBND cấp xã, tạo điều kiện cho người dân trong quan hệgiao dịch cùng ngân hàng một cách thuận tiện. Ngoài ra, còn có 4.029 tổTK&VV khắp các thôn, khối phốtrên phạm vi toàn tỉnh, là cánh tay nối dài cùng chi nhánh tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi trên địa bàn. Kết quả hoạt động tín dụng chính sách của chi nhánh đã góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo vấn đề an sinh xã hội trên địa bàn, được lãnhđạo địa phương ghi nhận và đánh giá cao.

Bên cạnh việc mở rộng đối tượng cho vay, chất lượng tín dụng luôn được Ban Giám đốc chi nhánh tỉnh đặc biệt quan tâm. Tổng nợxấu đến 31/12/2016 là 3.456 triệu đồng, giảm so với 31/12/2015 là 5.115 triệu đồng, chiếm tỷlệ 0,09%, trong đó nợquá hạn 1.201 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,03% tổng dư nợ, nợ khoanh 2.255 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,06% tổng dư nợ; có 3 đơn vị không có nợ quá hạn là: Hội An, Phước Sơn, Nam Trà My; có 182/244 xã không có nợquá hạn, tỷlệ74,6%/tổng sốxã.

Hàng năm chi nhánh thực hiện tốt công tác xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan nhằm giảm bớt thiệt hại cho người vay. Năm 2016 chi nhánh được các cấp có thẩm quyền Quyết định xửlý nợrủi ro đối với những món vay gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan gồm xóa nợ gốc 1.999 triệu đồng, xóa lãi 334 triệu đồng cho 226 hộ vay; khoanh nợ số tiền 233 triệu cho 12 hộ vay. Đồng thời, chi nhánh lập hồ sơ đề nghị xửlý xóa nợ sau đợt đối chiếu phân tích nợ theo chỉ đạo của TW đối với những món vay không có khả năng trả nợ với tổng số tiền gốc 677 triệu đồng, lãi 1.165 triệu đồng cho 489 món vay.

Đạt được kết quả như trên là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Ban giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam, đã áp dụng đồng bộcác giảpháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng như:

a) Đối với cán bộtín dụng

- Cán bộ tín dụng được giao phụ trách theo dõi giúp Giám đốc quản lý tại các xã phải tăng cường đi cơ sở đểnắm bắt thông tin, kiểm tra, đối chiếu nợ, giải quyết

Trường Đại học Kinh tế Huế

khó khăn vướng mắc tại tại Tổ TK&VV, tại thôn, xã; định kỳ phải tham gia sinh hoạt Tổ, đặc biệt là Tổyếu kém.

- Thường xuyên theo dõi và quản lý nợ, nợ đến hạn để phối hợp với các đơn vị, cá nhân liên quan đôn đốc thu hồi nợ. Ngoài việc làm tốt việc thu nợ gốc khi đến hạn cuối cùng, NHCSXH còn phải thực hiện đôn đốc việc thu hồi nợ gốc theo phân kỳ (kỳ con) để tạo thói quen cho hộ vay có ý thức trả dần, giảm áp lực trả nợ khi đến hạn. Số vốn thu được sẽ sử dụng cho vay quay vòng ngay trong xã đó (trừ trường hợp không có nhu cầu vay), hạn chếtối đa nợ quá hạn phát sinh.

- Định kỳhàng tháng phải chủ động phân tích, đánh giá thực trạng và khả năng thu hồi các khoản đã cho vay, phải đánh giá thực trạng 100% món nợ quá hạn, nợ khoanh và nợ đềnghị xóa đểcó giải pháp thu hồi và xử lý cho phù hợp. Riêng đối với các trường hợp nợ quá hạn mà người vay có khả năng trả nợ nhưng chây ỳ, thiếu ý thức trảnợ thì lập Danh sách gửi Tổ đôn đốc thu hồi nợ cấp xã để đôn đốc và xửlý.

- Các đơn vị phải gắn trách nhiệm của cán bộ tín dụng với chất lượng tín dụng của xãđó trong việc đánh giá, xếp loại cán bộ.

b)Đối với NHCSXH tỉnh:

- NHCSXH cấp tỉnh tổchức phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng của từng huyện, từng xã yếu kém để chấn chỉnh, tăng cường, bố trí, sắp xếp cán bộ cho phù hợp.

- Xây dựng chương trình thống kê nợ đến hạn tổng hợp của toàn tỉnh và chi tiết đến từng Phòng giao dịch, từng chương trình vay vốn để chủ động trong công tác điều hành, nhắc nhở, đôn đốc đơn vị cơ sở thực hiện việc xửlý nợ đến hạn và giúp cơ sởchủ động nắm bắt kịp thời nợ đến hạn đểxửlý sớm.

1.3.2. Kinh nghiệm từ vùng Tây Nam Bộ thông qua Tổng kết đề án nâng cao chất lượng tín dụng chính sách vùng Tây Nam Bộ

Đề án củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách tại khu vực Tây Nam Bộ ra đời vào đầu năm 2012 trong bối cảnh tín dụng chính sách xã hội trong vùng bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém. 5 năm qua, đề án đã giúp trên 2,350 triệu

Trường Đại học Kinh tế Huế

lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách trong khu vực Tây Nam Bộ có điều kiện phát triển SXKD. Đề án với những giải pháp đồng bộ đã tạo nên “cú hích” giúp cho chất lượng tín dụng chính sách xã hội vùng đồng bằng Sông Cửu Long có những chuyển biến tích cực sau 5 năm tổ chức thực hiện.

Đến ngày 31-12-2016, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách vùng Tây Nam Bộ đạt 27.838 tỷ đồng, với trên 2,062 triệu người nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ, tăng 10.918 tỷ đồng (tăng 64,5%) so với cuối năm 2011; tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân giai đoạn 2012 - 2016 của toàn khu vực là 10,5%, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân chung toàn quốc 1,8%.

Chất lượng tín dụng trong vùng được cải thiện. Đến hết năm 2016, tổng nợ quá hạn của các tỉnh trong khu vực là 224.542 triệu đồng, chiếm 0,81% tổng dư nợ, giảm 410.224 triệu đồng (giảm 3,3%) so với thời điểm xây dựng Đề án, tất cả 13/13 tỉnh, thành phố trong vùng đều giảm nợ quá hạn.

Công tác thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn để tạo lập nguồn vốn cho vay quay vòngđược chú trọng thực hiện. Giai đoạn 2012 - 2016 doanh số cho vay đạt 33.393 tỷ đồng; doanh số thu nợ đạt 22.225 tỷ đồng (bằng 66,5% doanh số cho vay, tăng 17,5% so với giai đoạn trước khi thực hiện Đề án).

Tổ tiết kiệm và vay vốn được rà soát, củng cố, kiện toàn và hoạt động dần đi vào nề nếp. Đến 31/12/2016, toàn vùng có 39.593 Tổ tiết kiệm và vay vốn, giảm 2.259 Tổ so thời điểm bắt đầu thực hiện Đề án.

Trong đó có 29.135 Tổ xếp loại tốt (chiếm 73,5%), tăng 13.208 tổ so thời điểm bắt đầu thực hiện Đề án; Tổ yếu kém còn 1.186 Tổ (chiếm 3%), giảm 798 tổ. Điểm nổi bật trong giai đoạn 2012 - 2016 là hiệu quả việc tham mưu tổ chức thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội góp phần thay đổi sâu sắc nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong khu vực về tín dụng chính sách, về hoạt động của NHCSXH.

Kết luận tại hội nghị tổng kết đã nhìn nhận rằng kết quả Đề án củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách tại khu vực Tây Nam Bộ đã “đảo

Trường Đại học Kinh tế Huế

chiều ngoạn mục” so với năm 2011. Để đạt được kết quả trên, đólà do sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, phối hợp với chính quyền, đoàn thể nhân dân.

Đề án đã giúp cho trên 2,350 triệu lượt người nghèo vùng Tây Nam Bộ có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh.

1.3.3. Bài học kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lượng tín dụng chính sách cho NHCSXH huyện Phong Điền

Từ kinh nghiệm một số địa phương ở trong nước về việc sử dụng vốn tín dụng chính sách và nâng cao chất lượng tín dụng chính sách, chúng ta có thể học hỏi và rút ra được nhiều bài học bổ ích chohuyện Phong Điền:

Áp dụng đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng:

a). Đối vi cán btín dng NHCSXH huyn

- Cán bộ tín dụng phải tăng cường đi cơ sở để nắm bắt thông tin, kiểm tra, đối chiếu nợ, giải quyết khó khăn vướng mắc tại tại Tổ TK&VV, tại thôn, xã; định kỳ phải tham gia sinh hoạt Tổ, đặc biệt là Tổyếu kém.

- Thường xuyên theo dõi và quản lý nợ, nợ đến hạn để phối hợp với các đơn vị, cá nhân liên quan đôn đốc thu hồi nợkỳcuối và cảnợphân kỳ.

- Định kỳ hàng quý phải chủ động phân tích, đánh giá thực trạng và khả năng thu hồi các khoản đã cho vay, phải đánh giá thực trạng 100% món nợ có nguy cơ phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu để tìm giải pháp khắc phục. Riêng đối với các trường hợp nợ quá hạn mà người vay có khả năng trả nợ nhưng chây ỳ, thiếu ý thức trảnợ thì lập Danh sách gửi Tổ đôn đốc thu hồi nợcấp xãđể đôn đốc và xửlý.

- Gắn trách nhiệm của cán bộtín dụng với chất lượng tín dụng của xã đó trong việc đánh giá, xếp loại cán bộ.

- Thực hiện tốt Điểm giao dịch và hoạt động của Tổgiao dịch xã: Rà soátđể bố trí lịch giao dịch hợp lý theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả các phiên giao dịch. Trong các phiên giao dịch cần dựkiến khối lượng công việc phát sinh đểbốtrí đủ cán bộ và phương tiện làm việc cho phù hợp; đồng thời bố trí thời gian giao ban cho hợp lý. Thường xuyên cập nhật công khai, minh bạch các đối tượng thụ hưởng

Trường Đại học Kinh tế Huế

và các chính sách tín dụng dưới nhiều hình thức, thông tin đại chúng, họp dân hoặc có thểniêm yết tại các điểm giao dịch xãđể dân biết, dân tham gia đôn đốc và giúp đỡ các đối tượng thụ hưởng sửdụng vốn đúng mục đích và hiệu quả.

- Nâng cao chất lượng giao ban, trong giao ban tập trung phân tích sâu sắc những vấn đề tồn tại, đưa ra giải pháp thực hiện, phổ biến văn bản mới, tránh họp giao ban mang tính hình thức, không mang lại hiệu quả. Tổ trưởng tổgiao dịch xã phải chuẩn bị trước nội dung giao ban đạt chất lượng.

- Định kỳtháng/lần, đặc biệt là những xã có chất lượng tín dụng yếu kém, lãnh đạo NHCSXH cấp huyện phải tham dựgiao ban với chính quyền xã để tìm ra biện pháp khắc phục yếu kém.

- NHCSXH cấp huyện tổ chức phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng của từng từng xã yếu kém để chấn chỉnh, tăng cường, bố trí, sắp xếp cán bộ cho phù hợp.

- Xây dựng chương trình thống kê nợ đến hạn tổng hợp của toàn huyện và chi tiết đến từng xã, từng chương trình vay vốn để chủ động trong công tác điều hành, nhắc nhở, đôn đốc đơn vị cơ sở thực hiện việc xửlý nợ đến hạn và giúp cơ sở chủ động nắm bắt kịp thời nợ đến hạn đểxửlý sớm.

- Ngoài các giải pháp trên, cán bộ tín dụng cần tham mưu cho UBND xã ban hành văn bản chỉ đạo công an hỗ trợ NHCSXH trong việc đôn đốc thu hồi các trường hợp nợ châyỳ cho nhà nước.

b). Đối vi Ttiết kim và vay vn

- Tổ TK&VV có vai trò quan trọng trong hoạt động của NHCSXH, chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV quyết định đến chất lượng tín dụng. Để nâng cao chất lượng tín dụng, điều đầu tiên phải quan tâm đến Tổ TK&VV. Thường xuyên làm tốt công tác kiện toàn, củng cốTổ TK&VV, đào tạo tập huấn cho Ban quản lý Tổnhằm nâng cao năng lực nghiệp vụ và quản lý nợ, thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của Tổ đểnâng cao chất lượng hoạt động của TổTK&VV.

- Ban quản lý tổ phải hoạt động theo đúng nhiệm vụ được phân công, duy trì sinh hoạt tổ, chấn chỉnh hoạt động của Tổ để thực hiện tốt khâu bình xét cho vay và

Trường Đại học Kinh tế Huế

đôn đốc, giám sát việc sửdụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ, trả lãi, gửi tiền tiết kiệm theo đúng quy định. Việc bình xét cho vay của Tổ TK&VV phải có sự tham gia chứng kiến của Trưởng thôn, Hội đoàn thể cấp xã trước khi trình hồ sơ vay vốn cho UBND cấp xã xác nhận.

- Ban quản lý Tổcũng cần tăng cường theo dõi, quản lý chặt địa bàn để biết rõ hoàn cảnh của từng hộ vay; tổ chức sinh hoạt Tổ thường xuyên và thông qua các buổi sinh hoạt Tổgiúp thành viên chia sẻkinh nghiệm đểsửdụng vốn tốt hơn, đồng thời giúp cho Ban quản lý Tổthu lãi, thu tiền gửi tiết kiệm dễ dàng hơn, tăng cường sự gắn bó giữa các tổ viên với tổ viên, với Ban quản lý Tổ TK&VV. Phối hợp tốt với Trưởng thôn và phải chịu sựquản lý của Trưởng thôn trong quá trình thực hiện các hoạt độngủy nhiệm của Tổmình quản lý.

- Thường xuyên theo dõi, tìm kiếm thông tin địa chỉ cụ thể của hộ vay bỏ đi khỏi nơi cư trú thông qua người thân, họ hàng, làng xóm để thu hồi nợ; đồng thời tăng cường vai trò quản lý của tổ vay vốn đối với hộvay, hạn chế tình trạng bỏ đi khỏi nơi cư trú nhưng chưa thực hiện xong nghĩa vụ với ngân hàng. Kịp thời thông báo cho cấp Hội đoàn thể và NHCSXH những trường hợp hộ vay gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan đểlập hồ sơ xửlý nợ rủi ro.

c). Đối vi Hội, đoàn thểcp huyn, xã

- Hội, đoàn thể cấp huyện rà soát, đánh giá lại việc thực hiệnủy thác theo hợp đồng ủy thác của từng Hội tại từng xã, từng thôn để nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác của Hội; Hội cấp xã cần phải thường xuyên kiểm tra giám sát tổ TK&VV, nhất là những Tổyếu kém; đối chiếu nợ từng hộ vay theo quy định và làm tốt công tác tuyên truyền, làm cho hộvay nhận thức rõ trách nhiệm trảnợ, trảlãi và tham gia gửi tiết kiệm của người vay. Hội đoàn thể các cấp tích cực tham gia, phối hợp với NHCSXH trong việc phân tích, đánh giá các khoản nợ để có hướng xửlý thu hồi nợ hiệu quả.

- Hội, đoàn thểnhậnủy thác cần giám sát chặt chẽcác tổTK&VV do Hội mình quản lý để đảm bảo việc đôn đốc trảnợ gốc và thu lãi tiền vay, thu tiết kiệm được thực hiện một cách có hiệu quả. Thực hiện kiểm tra 100% hộ vay vốn sau khi đã

Trường Đại học Kinh tế Huế

nhận tiền vay trong thời gian 30 ngày. Phối hợp cùng ngân hàng xửlý nghiêm túc, dứt điểm từng khoản nợ khi người vay sửdụng vốn vay sai mục đích, bị rủi ro bất khảkháng, không có khả năng trảnợhoặc bỏ đi khỏi địa phương.

- Tổ chức các hoạt động thi tài năng nghiệp vụ, quản lý giữa các tổ chức Hội đoàn thể, phân loại Hội để nâng cao trình độ cũng như khuyến khích sự hăng say làm việc của tổchức Hội đoàn thể.

d). Đối vi hvay vn

- Nâng cao năng lực nhận thức, năng lực thực hiện đối với hộ vay vốn trong sử dụng vốn vay: tăng cường thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền để hộ vay hiểu đúng đắn vềmục đích, vai trò, ý nghĩa, về chính sách ưu việt của chương trình tín dụng ưu đãiđến sựphát triển kinh tế- xã hội bền vững, giải quyết việc làm, thu nhập, nâng cao mức sống, giảm nghèo, an sinh xã hội; từ đó các đối tượng thụ hưởng hiểuhơn, tạo ý chí và nghị lực để họ vươn lên, chủ động làm quen với dịch vụ tài chính tín dụng, có ý thức, trách nhiệm trong vay, và sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả, tựgiác làm tốt nghĩa vụtrảnợgốc, lãi và tham gia gửi tiết kiệm đều đặn hàng tháng.

- Chú trọng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, nâng cao kiến thức vềkinh tếthị trường, kinh tếhộ thông qua các mô hình kinh tế, chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng rừng, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, hoa màu,... phải thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, sinh thái; nhất là, mô hình canh tác, sản xuất trên địa hình đồi, núi dốc nhằm khai thác thếmạnh, tiềm năng vốn có của từng địa bàn. Nhân điển hình về mô hình, gương các hộnghèo vay vốn làm ăn có hiệu quả, thoát nghèo vươn lên làm giàu để người dân học hỏi, làm theo.

Trường Đại học Kinh tế Huế