• Không có kết quả nào được tìm thấy

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ"

Copied!
94
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

PHAN PHÚC

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

PHAN PHÚC

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS. TRẦN VĂN HÒA

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoanrằng sốliệu và kết quảnghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡcho việc thực hiện luận văn này đãđược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đãđược chỉ rõ nguồn gốc.

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm vềlời cam đoan trên.

Huế, tháng 3năm 2018 Người cam đoan

Phan Phúc

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng cám ơn quý thầy giáo, quý cô giáo và các anh chị chuyên viên của Trường Đại học Kinh tế- Đại học Huế đã sẵn lònggiúp đỡ, hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Đặc biệt, tôi xin bày tỏlòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Trần Văn Hòa - người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡtôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến cán bộ Lãnh đạo và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Phong Điềnđã giúp đỡ, tạo điều kiện, cung cấp thông tin sốliệu cho tôi trong quá trình thực hiện đềtài nghiên cứu này.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè và tập thể học viên lớp Cao học K17A1-QLKT UD Huế đã động viên, khích lệ tôi trong quá trình học tập và hoàn tiện luận vănnày.

Trong thời gian thực hiện đề tài, bản thân đã có nhiều nỗ lực, cố gắng và tập trung cao độ nhưng do kinh nghiệm nghiên cứuchưa có cũng như thời gian nghiên cứu hạn hẹp vì vừa đi làm vừa đi học nên nội dung luận văn sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Do vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy giáo, quý cô giáo và các bạn có quan tâmđểluận văn này được hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng cảm ơn!

Huế, tháng 3năm 2018 Học viên

Phan Phúc

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Họvà tên học viên:PHAN PHÚC

Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Định hướng đào tạo: Ứng dụng Mã số: 8340410 Niên khóa: 2016-2018 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRẦN VĂN HÒA

Tên đề tài: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu

Trên cơ sở đánh giá chất lượng tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015-2017, nghiên cứu này nhằm hướng đến nâng cao chất lượng tín dụng bền vững cho hiện nay và những năm tiếp theo.

Đối tương nghiên cứu: Chất lượng tín dụngNgân hàng Chính sách xã hội.

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

- Số liệu thứ cấp: Được thu thập số liệu từ các báo cáo của BĐD HĐTQ NHCSXH huyện, báo cáo thường niên và phần lớn là số liệu tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015–2017.

- Sốliệu sơ cấp: Nghiên cứu thực hiện khảo sát, điều tra bằng bảng câu hỏi đối với các bộphận có tham gia công tác quản lý và cho vay bằng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội. Tác giả tiến hành khảo sát 100 người tham gia quản lý vốn tại huyện Phong Điền, cơ cấu chọn mẫu được phân bổtheo từng địa bàn xã, thịtrấn dựa trên quy mô quản lý vốn nhằm đảm bảo tính đại diện.

- Nghiên cứu này sử dụng thống kê tần số và thống kê mô tả để phân tích các chỉtiêu.

- Dùng phương pháp phân tích so sánh đểphân tích, so sánh tính biến động của các chỉtiêuqua các năm vềsốtuyệt đối và số tương đối.

3. Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

Luận văn hệ thống hóa những vấn đềlý luận và thực tiễn vềchất lượng tín dụng cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng chính sách.

Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2015 - 2107.

Đề xuất và đưa ra được các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phong Điền hiện nay và những năm tiếp theo.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

BĐD HĐQT Ban đại diện Hội đồng quản trị

ĐTCS Đối tượng chính sách

HSSV Học sinh sinh viên

NHCSXH Ngân hàng Chính sách xã hội

NHCSXH huyện Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phong Điền

NHTM Ngân hàng thương mại

NQH Nợquá hạn

TổTK&VV TổTiết kiệm và vay vốn

UBND Ủy ban nhân dân

SXKD Sản xuất kinh doanh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN... i

LỜI CẢM ƠN... ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ... iii

DANH MỤC CÁC CHỮVIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ... iv

MỤC LỤC...v

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ... viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ... ix

PHẦN 1: MỞ ĐẦU...1

1. Tính cấp thiết của đềtài ...1

2. Mục tiêu nghiên cứu...2

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...2

4. Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận ...3

5. Bốcục luận văn...4

CHƯƠNG 1: CƠSỞLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀCHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI. ...5

1.1. Tổng quan vềtín dụng chính sách ...5

1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của tín dụng chính sách xã hội...5

1.1.2.Đối tượng Chính sách: ...6

1.1.3. Vai trò của tín dụng chính sách...7

1.2. Chất lượng tín dụng chính sách...8

1.2.1. Khái niệm vềchất lượng tín dụng chính sách...8

1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng chính sách ...9

1.2.3.Các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng chính sách...16

1.3. Thực tiễn nâng cao chất lượng tín dụng chính sách tại các Chi nhánh NHCSXH trong nước. ...20

1.3.1. Kinh nghiệm tín dụng chính sách từNHCSXH Tỉnh Quảng Nam...20 1.3.2. Kinh nghiệm từ vùng Tây Nam Bộ thông qua Tổng kết đề án nâng cao chất

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

1.3.3. Bài học kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lượng tín dụng chính sách cho

NHCSXH huyện Phong Điền...24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN PHONG ĐIỀN TỪ NĂM 2015 ĐẾN 2017...28

2.1. Tổng quan vềngân hàng CSXH huyện Phong Điền...28

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ...28

2.1.2. Địa bàn hoạt động của NHCSXH huyện Phong Điền ...29

2.1.3. Chức năng, lĩnh vực hoạt động và đối tượng phục vụ...29

2.1.4.Tổchức bộmáy hoạt động...31

2.1.5. Tình hìnhlao động tại NHCSXH huyện Phong Điền...32

2.1.6. Phương thức hoạt động ...34

2.1.7. Tình hình tài sản và nguồn vốn ...35

2.1.8. Kết quảhoạt động kinh doanh của NHCSXH huyệnPhong Điền ...37

2.2. Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại NHCSXH huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ở góc độngân hàng ...39

2.2.1. Quy trình thực hiện cho vay tại NHCSXH huyện Phong Điền ...39

2.2.2. Quy mô khách hàng tham gia vay vốn chính sách tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Phong Điền ...41

2.2.3. Tình hình sửdụng vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Phong Điền...43

2.2.4. Tình hình nợ xấu, nợ quá hạn, nợ khoanh tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Phong Điền ...44

2.2.5. Vòng quay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Phong Điền...45

2.2.6. Cơ cấu dư nợtheo thời gian cho vay tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Phong Điền...45

2.2.7. Nợbịxâm tiêu, chiếm dụng ...46

2.2.8. Nợlãi tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Phong Điền ...46

2.2.9. Tỷlệthu lãi tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Phong Điền ...47

2.2.10. Kết quảxếp loại chất lượng hoạt động của TổTK&VV ...47

2.2.11. Tình hình trảnợvà gia hạn nợcác món vay...48

2.2.12. Khả năng trảnợcủa hộvay...48

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

2.3. Đặc điểm mẫu khảo sát ...50

2.4. Đánh giá một số ưu điểm và hạn chế về chất lượng tín dụng tại NHCSXH huyện Phong Điền ...53

2.4.1. Ưu điểm...53

2.4.2. Hạn chế, khiếm khuyết...54

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN PHONG ĐIỀN ...56

3.1. Định hướng mục tiêu hoạt động tín dụng chính sách tại huyện Phong Điền. ...56

3.1.1. Mục tiêu tổng quát ...56

3.1.2. Chỉ tiêu cốt lõi ...56

3.1.3. Nhiệm vụtrọng tâm ...56

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng chính sách ...57

3.2.1. Thực hiện đồng bộ nhiệm vụ của mỗi bộ phận trong mô hình tổ chức của NHCSXH, tạm gọi mô hình 4 x 4 = 16...57

3.2.2. Tổ chức giao dịch tại Điểm giao dịch xã khoa học, nâng cao chất lượng hoạt động, an toàn tài sản góp phần nâng cao chất lượng tín dụng. ...65

3.2.3. Giải pháp từ người vay vốn...74

PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...79

PHỤLỤC...81 Quyết định của Hội đồng chấm luận văn

Phản biện của thành viên Hội đồng chấm luận văn Biên bản của Hội đồng chấm luận văn

Bản giải trình nội dung chỉnh sửa luận văn Giấy xác nhận hoàn thiện luận văn

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 2.1: Tình hình laođộng tại NHCSXH huyện Phong Điền–tỉnh Thừa Thiên Huế

giai đoạn 2015–2017 ...33

Bảng 2.2: Tình hình tài sản - nguồn vốn tại NHCSXH huyện Phong Điền–Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015–2017 ...36

Bảng 2.3: Kết quảhoạt động thu chi tại NHCSXH huyện Phong Điền–Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015 –2017...38

Bảng 2.4: Số lượng khách hàng vay vốnqua 3 năm 2015- 2017 ...41

Bảng 2.5: Hệsốsửdụng vốn qua các năm 2015-2017 ...43

Bảng 2.6: Nợxấuqua các năm 2015-2017 ...44

Bảng 2.7: Vòng quay vốn qua các năm 2015-2017 ...45

Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợtheo thời gianqua các năm 2015-2017 ...45

Bảng 2.9: Nợxâm tiêu, chiếm dụngqua các năm 2015-2017 ...46

Bảng 2.10: Nợlãi qua các năm 2015-2017 ...46

Bảng 2.11: Tỷlệthu lãi qua các năm 2015-2017 ...47

Bảng 2.13: Tình hình trảnợvà gia hạn nợ qua các năm 2015-2017 ...48

Bảng 2.14: Tổng hợp phân tích nợcủa khách hàng tại NHCSXH huyện Phong Điền (tại thời điểm 30/6/2016) ...49

Bảng 2.15: Kết quảkhảo sát điều tra sau khi xửlý...51

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 3.1: Hình ảnh giao dịch lộn xộn, mất an toàn tại Điểm giao dịch xã Phong

Sơn...68

Hình 3.2: Mô hình 4 chức năng quản lý ...69

Hình 3.3: Hình sắp xếp bàn ghếgiao dịch...71

Hình 3.4: Hình kết nối con người–công việc...73

Hình 3.5: Khung cảnh giao dịch sau khi có giải pháp tại xã Phong Hòa ...73

DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ2.1: Cơ cấu tổchức của NHCSXH huyện Phong Điền ...31

Sơ đồ2.2: Quy trình cho vay hộ nghèo, các đối tượng Chính sách khác tại NHCSXH huyện Phong Điền ...40

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài

Chất lượng hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chính là sự đáp ứng đầy đủnhu cầu vốn vay cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác phù hợp với sựphát triển kinh tế- xã hội của địa phương, thực hiện được mục tiêu quốc gia vềgiảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và đảm bảo sự tồn tại phát triển của NHCSXH.

Chất lượng hoạt động tín dụng của NHCSXH được thể hiện qua các chỉ tiêu định lượng như: Tỷlệnợquá hạn, tỷlệthu lãi, nợbịchiếm dụng, vòng quay vốn tín dụng, hệ số sử dụng vốn, kết quảxếp loại chất lượng hoạt động tổ TK&VV và các chỉ tiêu định tính như: Cho vay vốn đúng đối tượng thụ hưởng, hình ảnh, uy tín của ngân hàng, mức độ tác động đến nền kinh tế nói chung và tác động đến việc giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội nói riêng.

Hoạt động tín dụng chính sách xã hội là hoạt động mang tính xã hội hóa cao. Vì vậy, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của NHCSXH không những đem lại lợi ích cho NHCSXH, mà còn đem lại lợi ích thiết thực cho khách hàng, cho công tác giảm nghèo, an sinh xã hội và sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

Cùng với việc đáp ứng nhu cầu vốn và tăng trưởng tín dụng, mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chếrủi ro, bảo toàn nguồn vốn tín dụng ưu đãi để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền là hết sức quan trọng, đây là mục tiêu hoạt động xuyên suốt của NHCSXH huyện và cả Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế.

Phong Điền là huyện nằm ở cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế, cách trung tâm thành phốHuế30 km. Diện tích tựnhiên rộng 953,751 km2, gần bằng 1/5 diện tích tựnhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế, huyện có16 đơn vị hành chính, gồm 15 xã và 1 thị trấn; với tổng dân số trên 113.229 người với 27.061 hộ, số hộ nghèo có 2.015 hộchiếm tỷlệ7,45%, hộcận nghèo có 1.671 hộchiếm tỷlệ6,7%; địa hìnhở đây khá phức tạp, gồm 8 xã thuộc vùng khó khăn, 2 thôn đặc biệt khó khăn, nơi đây

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

thiên tai, dịch bệnh thường xuyên diễn ra, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân.

Trước áp lực nhu cầu về nguồn vốn của người dân để phát triển sản xuất, kinh doanh, vươn lên thoát nghèo bền vững, trong những năm qua Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phong Điền đã quan tâm tăng trưởng dư nợ và đến nay Phong Điềnlà đơn vị có quy mô dư nợ tín dụng chính sách lớn nhất toàn tỉnh. Tuy nhiên, với mức cho vay ngày càng cao, số lượng khách hàng vay vốn nhiều, đối tượng vay vốn có tính đặc thù, tiềmẩn nhiều rủi ro, nợ đến hạn hằng nămlớn và nợ của người vay bỏ đi khỏi nơi cư trú có chiều hướng gia tăng,...đó là nguy cơ phát sinh tăng nợ xấu trong thời gian tới nếu không tích cực áp dụng các biện pháp hiệu lực, hiệu quả để nâng cao chất lượng tín dụng. Vì vậy, tôi chọn đề tài:“Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đềtài nghiên cứu cho luận văn của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở đánh giá chất lượng tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phong Điền giai đoạn 2015-2017, nghiên cứu này nhằm mục tiêu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện PhongĐiền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệthống hoá những vấn đềlý luận và thực tiễn vềchất lượng tín dụng chính sách.

- Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phong Điền từ năm 2015 đến 2017.

- Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng chính sách cho Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phong Điền hiện nay và những năm tiếp theo.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu

Chất lượng tín dụngNgân hàng Chính sách xã hội.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Về thời gian:Sốliệu thứcấp, sơ cấp vềchất lượng tín dụng chính sách lấy tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015–2017.

4. Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận 4.1. Cách tiếp cận nghiên cứu

Đánh giá chất lượng tín dụng có thể nhìn theo 03 góc độ: Ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế, tuy nhiên tác giả chỉ tiếp cận ở góc độ ngân hàngđồng thờidựa trên 5 nhóm nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng: Môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, ngân hàng, khách hàng và nhân tố bất khả kháng, tác giả tập trung vào nhân tốngân hàngđể phân tích,đánhgiá vàđưara giảipháp phù hợp.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

4.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp: Được thu thập số liệu từ các báo cáo của BĐD HĐTQ NHCSXH huyện, báo cáo thường niên và phần lớn là số liệu tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015–2017.

Số liệu sơ cấp: Nghiên cứu thực hiện khảo sát, điều tra bằng bảng câu hỏi đối với các bộphận có tham gia công tác quản lý và cho vay bằng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, cụthể: Cán bộngân hàng, cán bộ hội đoàn thể nhậnủy thác cấp huyện, cấp xã và tổ trưởng các TổTK&VV tại các xã, thịtrấn nhằm nắm bắt được ý kiến tham gia vào các nội dung cần thiết để nâng cao chất lượng tín dụng. Từ đó giúp tác giả có cách nhìn khách quan, toàn diện hơn về chất lượng tín dụng chính sáchđể đưa ra những giải phápvà đềxuất phù hợp.

Tác giảtiến hành khảo sát 100 người tham gia quản lý vốn tại huyện Phong Điền, cơ cấu chọn mẫu được phân bổtheo từng địa bàn xã, thịtrấn dựa trên quy mô quản lý vốn nhằm đảm bảo tính đại diện (theo phụlục 01). Tác giảtiến hành chọn ngẫu nhiên các cán bộ để khảo sát, sau đó tiến hành tổng hợp, kết quảkhảosát được xửlý bằng phần mềm excel, phần mềm thống kê SPSS, cụthể:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

Phương pháp đánh giá theo 5 cấpđộ tương đương cácmứcnhư sau:

- Hoàn toàn không cần thiết: Mức I

- Ít cần thiết: Mức II

- Bình thường: Mức III

- Cần thiết nhiều: Mức IV - Cần thiết rất nhiều: Mức V

Sau khi thu thập sốliệu, tác giảdùng phần mềm SPSS đểtính giá trị điểm trung bình và tập trung đưa ra các giải pháp cho các yếu tố cần thiết có điểm trung bình cao nhất để tác động nâng cao chất lượng tín dụng. (có thểdùng excel đểtính giá trị trung bình gia quyền và cho kết quảgiống như SPSS)

4.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

- Thống kê mô tả: Nghiên cứu này sửdụng thống kê tần sốvà thống kê mô tả để phân tích các chỉtiêu;

- Phương pháp phân tích so sánh: Sự biến động của các chỉ tiêu đánh giá qua các năm, sử dụng phương pháp phân tích so sánh tính biến động của các chỉ tiêu giữa các thời kỳvềsốtuyệt đối và số tương đối.

5. Bố cục luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận kiến nghị, Mục lục, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn được chia làm 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng tín dụng ngân hàng chính sách xã hội.

Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện PhongĐiền từ năm 2015 đến 2017.

Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng chính sách tại Ngân hàng chính sách xã hội huyệnPhong Điền.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI.

1.1. Tổng quan về tín dụng chính sách

1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của tín dụng chính sách xã hội

Từthực tiễn hoạt động xoá đói giảm nghèo của nước ta trong thời gian qua cho thấy: Tín dụng vi mô có mối liên hệ mật thiết với phát triển sản xuất nhỏ, sản xuất nông nghiệp và giảm tỷlệ nghèo đói. Việc cung cấp tài chính vi mô cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác thông qua hình thức tín dụng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với hình thức cấp phát, tài trợ cho không. Quá trình tập trung các nguồn vốn và chu chuyển qua hình thức tín dụng đã tạo được một khối lượng vốn gấp nhiều lần để hỗ trợ người nghèo, đồng thời thông qua việc cung cấp vốn tín dụng, giám sát quá trình sử dụng vốn sẽ giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác biết cách làm ăn, quan tâm đến hiệu quả đồng vốn, làm quen với dịch vụ tài chính - ngân hàng và cơ chế thị trường, tránh tình trạng ỷ lại thụ động, khơi dậy ý thức tự vượt khó vươn lên thoát nghèo, tiến tới làm giàu. Chính vì vậy, chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là công cụ quan trọng nhất để thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia XĐGN, bảo đảm an sinh xã hội.

Chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là việc Nhà nước tổ chức huy động các nguồn lực tài chính để cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm tạo việc làm, cải thiện đời sống, hạn chếtình trạng đói, nghèo. Vìđây là một loại tín dụng mang tính chính sách nên Nhà nước có chính sách ưu đãiđối với người vay về cơ chế cho vay, cơchếxửlý rủi ro, lãi suất cho vay, điều kiện, thủtục vay vốn,...

Vì vậy, tại Điều 1, Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ đã khẳng định: Tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là việc sửdụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo,ổn định xã hội.[16, 99]

Từkhái niệm trên có thểthấy tín dụng chính sách xã hội có những đặc trưng cơ bản sau:

Một là,đây là kênh tín dụng không vì mục tiêu lợi nhuận: Mục tiêu của tín dụng chính sách là không vì mục tiêu lợi nhuận mà là nhằm phục vụsản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu XĐGN, ổn định kinh tế- chính trịvà bảo đảm an sinh xã hội.

Hai là,đối tượng vay vốn tín dụng chính sách xã hội là người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo chỉ định của Chính phủ.

Ba là, nguồn vốn để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là nguồn vốn của Nhà nước, tức là nguồn vốn từ Ngân sách và có nguồn gốc từ Ngân sách Nhà nước.

Bốn là,người nghèo và các đối tượng chính sách khác khi vay vốn được ưu đãi về lãi suất cho vay, điều kiện vay vốn (Hầu hết các chương trình cho vay không phải thế chấp tài sản), thủ tục cho vay và cách tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội.[16, 100]

1.1.2. Đối tượng Chính sách:

Đối tượng chính sách được vay vốn tín dụng ưu đãi tại NHCSXH gồm:

1. Hộnghèo, hộcận nghèo, hộmới thoát nghèo.

2. Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề.

3. Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị định 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 07năm2015 của Chính phủ.

4. Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.

5. Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo; thuộc khu vực II, III miền núi và thuộc Chương trình Phát triển kinh tế- xã hội các xãđặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (sau đây gọi là Chương trình 135).

6. Các đối tượng khác khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

1.1.3. Vai trò nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Hoạt động tín dụng chính sách xã hội là hoạt động mang tính xã hội hóa cao. Vì vậy, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của NHCSXH không những đem lại lợi ích cho NHCSXH, mà còn đem lại lợi ích thiết thực cho khách hàng, công tác giảm nghèo, an sinh xã hội và sựphát triển kinh tế- xã hội của đất nước, cụthể:

a) Đối với khách hàng

Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của NHCSXH sẽ giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, từ đó tiếp cận được một cách tốt nhất nguồn vốn tín dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước.

b) Đối với NHCSXH

- Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng sẽgiúp NHCSXH quản lý, bảo tồn và phát triển nguồn vốn do Nhà nước và các chủ đầu tư giao cho NHCSXH quản lý.

Từ đó, giúp cho hoạt động của NHCSXH đượcổn định và phát triển bền vững.

- Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng sẽ giúp NHCSXH thực hiện và duy trì được tình hình tài chính lành mạnh, đảm bảo việc làm và đời sống cho cán bộ viên chức của ngân hàng.

- Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đồng nghĩa với việc nâng vị thế, uy tín hoạt động của NHCSXH. Giúp NHCSXH trở thành một định chế tài chính ổn định, phát triển bền vững, là một công cụ hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong công cuộc giảm nghèo, an sinh xã hội và phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

c) Đối với công tác giảm nghèo, an sinh xã hội

- Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của NHCSXH cũng đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng kênh tín dụng chính sách, từ đó tác động như một đòn bẩy kinh tế của Nhà nước, kích thích hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác vươn lên, làm quen dần với nền sản xuất hàng hoá, tập lo toan tính toán làm ăn, tạo nguồn thu cải thiện đời sống gia đìnhđể XĐGN.

- Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của NHCSXH sẽ góp phần tích cực chống tệ nạn cho vay nặng lãi trong xã hội, cải thiện thị trường tài chính khu vực

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của NHCSXH góp phần quan trọng trong công tác giảm nghèo và an sinh xã hội, đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủnhanh nhất đến với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

d) Đối với sựphát triển của đất nước

- Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của NHCSXH góp phần đạt được kết quả và mục tiêu của hệthống chính sách xã hội trong quá trình phát triển của quốc gia đó là xóa bỏkhoảng cách giàu nghèo, hướng tới một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

- Góp phần củng cốkhối đoàn kết toàn dân, tăng lòng tin của dân với Đảng và Nhà nước. Đảng và Nhà nước gần dân thông qua việc xây dựng được mối liên kết tốt giữa Nhà nước với các tổchức Chính trịxã hội và nhân dân, nhất là người dân nghèo.

- Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của NHCSXH góp phần phát triển kinh tế, xã hội nóichung, đặc biệt đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân.[16, 101]

1.2. Chất lượng tín dụng chính sách

1.2.1. Khái niệm về chất lượng tín dụng chính sách

- Chất lượng Tín dụng là một khái niệm thông dụng, bởi Tín dụng bao hàm các hoạt động khác nhau khóđồng nhất và đo lường: cho vay, bảo lãnh, phát hành L/C, chiết khấu, bao thanh toán,... Thông thường trong phạm trù đơn giản Chất lượng Tín dụng được dùng để phản ánh mức độ rủi ro trong bảng tổng hợp cho vay của một Tổ chức tín dụng (hay còn gọi là Chất lượng cho vay). Để phản ánh về Chất lượng tín dụng, có rất nhiều chỉ tiêu, nhưng nói chung người ta thường lấy:

- Tỷlệnợ xấu trên tổng dư nợ, Tỷlệnợ đã xóa,đã xửlý trên tổng dư nợ.

-Tỷlệ và cơ cấu tài sản đảm bảo.

- Cơ cấu dư nợ các khoản vay ngắn - dài hạn trong tương quan cơ cấu nguồn vốn của tổchức tín dụng,

-Dư nợcho vay các lĩnh vực rủi ro cao tại thời điểm đó:bất động sản, cổphiếu...

- Số dư dựthu lãi trên tổng dư nợ,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

- Chi phí dựphòng tín dụng hay số dư Dựphòng rủi ro tín dụng trên tổng dưnợ. [24]

NHCSXH có đặc trưng riêng khác với các NHTM là ngân hàng dành cho hộ nghèo và đối tượng chính sách khác, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nên quan niệm vềchất lượng tín dụng chính sách có những điểm khác so với quan niệm vềchất lượng tín dụng các NHTM; có thểnói chất lượng tín dụng chính sáchở đây được đánh giá trên 3 góc độ: ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế, tuy nhiên để đánh giá sâu sắc và đưa ra giải pháp cụthểthiết thực nên đề tài của tác giảtiếp cận ở góc độngân hàng.

Đối với ngân hàng chính sách xã hội:

Chất lượng tín dụng chính sách thể hiệnở phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp khả năng, thực lực của bản thân ngân hàng và đảm bảo được tínhưu đãi về lãi suất, dịch vụ so với các ngân hàng thương mại với nguyên tắc hoàn trả gốc và lãiđúng hạn.

Hiểu đúng về bản chất của chất lượng tín dụng chính sách, phân tích và đánh giá đúng chất lượng tín dụng chính sách hiện tại cũng như xác định chính xác các nguyên nhân của những hạn chếvềchất lượng tín dụng sẽgiúp cho ngân hàng tìm được biện pháp quản lý thích hợp đểcó thể đứng vững trong nền kinh tếthị trường.

1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng chính sách

Chất lượng tín dụng chính sách là kết quả của cả một quá trình tính từ khi khoản tín dụng được ngân hàng xét duyệt, phát ra cho đến khi được thu hồi. Trong quá trình đó có rất nhiều những tác động gây rủi ro dẫn đến việc ngân hàng không thu hồi được vốn và phải chịu thua thiệt. Để quản lý chất lượng tín dụng chính sách đòi hỏi phải hiểu rõ vềcác nhân tốgâyảnh hưởng tới nó.

Có rất nhiều nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng ngân hàng, nhưng gộp chung lại có thểphân thành 5 nhóm nhân tốchính sau:

(a). Nhóm nhân tốpháp lý

(b). Nhóm nhân tố môi trường kinh tế (c). Nhóm nhân tốbất khảkháng (d). Nhóm nhân tốvềphía NHCSXH (đ). Nhóm nhân tốvềphía khách hàng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

 Nhóm nhân tốpháp lý

Môi trường pháp lý được hiểu là một hệ thống luật và văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.

Trong nền kinh tế thị trường có điều tiết của nhà nước, pháp luật có vai trò quan trọng, là hàng rào pháp lý tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng thuận lợi, bảovệquyền,lợiích hợppháp của các chủthểkinh tế,nhà nước,cá nhân công dân, bắtbuộc các chủ thể phải tuân theo. Nhân tố pháp lýảnh hưởng đến chất lượngtín dụng, đó là sự đồng bộ thống nhất của hệ thống pháp luật, ý thức tôn trọng chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật và cơ chế đảm bảo cho sự tuân thủpháp luậtmột cách nghiêm minh triệt để.Quan hệtín dụngphải đượcpháp luật thừa nhận, pháp luật quy định cơ chế hoạt động tín dụng, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt độngtín dụng lành mạnh, phát huy vai trò đối với sựphát triển kinh tếxã hội, đồngthờiduy trì hoạt độngtín dụng được ổn định,bảovệquyền và lợi ích của các bên tham gia quan hệ tín dụng. Những quy định pháp luật về tín dụngphải phù hợp với điềukiện và trình độ phát triển kinh tế xã hội, trên cơ sở đó kích thích hoạt động tín dụng có hiệu quả hơn. Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng bộ,gây khó khăn cho ngân hàng khi kí kết thực hiện hợp đồng tín dụng. Luật ngân hàng còn nhiều sơ hở, chưa đồng bộ với cácvăn bản luật khác.

Điều này ảnh hưởng đến việc quản lý chất lượng tín dụng của ngân hàng. Sự thay đổi chủ trương chính sách của Nhà nước cũng gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Cơ cấu kinh tế, chính sách xuất nhập khẩu, do thay đổi đột ngột, gây xáo động trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp không tiêu thụ được sản phẩm, hay chưa có phương án sản xuất kinh doanh mới dẫn đến nợ quá hạn, nợ khó đòi, chất lượng tín dụng giảm sút.

Môi trường pháp lý là nền tảng để mọi hoạt động kinh doanh diễn ra an toàn.

Do vậy, để bảo đảm an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung, thì đòi hỏi môi trường pháp lý phải đồng bộ và hoàn thiện. Đặc biệt đối với sự hoạt động của NHCSXH, do đối tượng khách hàng là những hộ nghèo, nhận thức chung vềluật pháp ít nhiều bịhạn chế, điều này tất yếu sẽ tác động tiêu cực tới chất lượng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

tín dụng của ngân hàng. Cho nên, việc tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi chính là tạo tiền đề đểnâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng.

 Nhóm nhân tố môi trường kinh tế

Khi nền kinh tế ổn địnhsẽ tạo điều kiện thuậnlợicho tín dụng ngân hàng phát triển.Nền kinh tế ổn định, lạmphát thấpkhông có khủng hoảng,hoạt độngsảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành tốt có hiệu quả mang lại lợi nhuận cao, doanh nghiệp hoàn trả được vốn vay ngân hàng cả gốc và lãi, nên hoạt động tín dụngcủa ngân hàng phát triển, chất lượng tín dụng đượcnâng cao. Ngược lại trong thờikỳsuy thoái kinh tế, sảnxuất kinh doanh bịthu hẹp, đầu tư,tiêu dùng giảmsút, lạm phát cao, nhu cầu tín dụng giảm,vốntín dụng đã thực hiện cũng khó có thể sử dụng có hiệu quả hoặc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Hoạt động tín dụng ngân hàng giảm sút về quy mô và chất lượng. Mức độ phù hợp giữa lãi suất ngân hàng vớimứclợinhuận của doanh nghiệpsản xuất kinh doanh và dịchvụtrong nềnkinh tế quốc dân cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, lợi tức của ngân hàng thu được bị giới hạn bởi lơị nhuận của doanh nghiệp sử dụngvốn vay ngân hàng, nên vớimức lãi suấtcao các doanh nghiệp vay vốnngân hàng không có khả năngtrảnợ ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và tới toàn bộ nền kinh tế nói chung. Hoạt động tín dụng ngân hàng lúc này không còn là đòn bẩy để thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và chất lượng tín dụng cũng giảm sút. Ngoài ra những sựbiến độngvề lãi suất thị trường, tỷgiá thị trường cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất của ngân hàng. Bài học từcuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam á đã cho thấysự mất giá của đồng nội tệ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt độngtín dụngngân hàng.

Nếu trong môi trường có tỷlệhộ nghèo và các ĐTCSnhiều thì mặc dù mức cho vay tăng cao, nhưng rất có thể chất lượng tín dụng sẽbị ảnh hưởng xấu. Trong một môi trường kinh tế phát triển lành mạnh thì chất lượng các khoản cho vay hộnghèo và các ĐTCS của ngân hàng sẽ có xu hướng tăng lên và ngược lại.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

 Nhóm nhân tốbất khảkháng

Khách hàng của ngân hàng có thể phải đối mặt với những nhân tố bất khả kháng như thiên tai, chiến tranh, hoả hoạn, dịch bệnh… Những thay đổi này có thể tạo thuận lợi hay khó khăn cho họ. Nếu khó khăn, trong một số trường hợp khách hàng bị thiệt hại nhưng vẫn hoàn trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Tuy vậy thường thì tácđộng của các nhân tố bất khả kháng như trên rất nặng nề. Tổn thất lớn và khả năng trả nợ ngân hàng bị suy giảm, thậm chí không còn khả năng trả nợ. Các nhân tố này được coi là bất khả kháng vì chúng thường vượt qua tầm kiểm soát của các ngân hàng và khách hàng.

Ví dụ ảnh hưởng môi trường biển do công ty Fomosa tại Hà Tĩnh gây thiệt hại rất lớn về kinh tế và gây khó khăn cho các người vay vốn ngân hàng trong việc hoàn trả nợ.

 Nhóm nhân tốvềphía NHCSXH

Đề tài tập trung vào những nhân tố về phía ngân hàng để phân tích, đánh giá và đưa ra các giảpháp.

Đây là những nhân tố thuộc về bản thân, nội tại ngân hàng liên quan đến sự phát triển của ngân hàng trên tất cảcác mặtảnhhưởng tới hoạt động tín dụng, gồm:

chính sách, công tác tổ chức, trìnhđộ laođộng, quy trình nghiệp vụ, kiểm tra, kiểm soát và trang thiết bị.

- Chính sách tín dụng: Là đường lối, chủ trương đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của một ngân hàng. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng. Bất cứngân hàng nào muốn có chất lượng tín dụng cao đều phải có chính sách tín dụng phù hợp vớiđiều kiện của ngân hàng, của thị trường.

- Công tác tổ chức của ngân hàng: Khả năng tổchức của ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng. Tổ chức ở đây bao gồm tổ chức các phòng ban, nhân sự và tổ chức các hoạt động trong ngân hàng. Ngân hàng có một cơ cấu tổ chức khoa học sẽ đảm bảo được sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các cán bộ,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

nhân viên, các phòng ban trong ngân hàng, giữa các ngân hàng với nhau trong toàn bộhệthống cũng như với các cơquan khác liên quan đảm bảo cho ngân hàng hoạt động nhịp nhàng, thống nhất có hiệu quả; qua đó sẽ tạođiều kiện đáp ứng kịp thời yêu cầu khách hàng, theo dõi quản lý chặt chẽsát sao các khoản vốn huyđộng cũng nhưcác khoản cho vay, từ đónâng cao hiệu quảtín dụng.

- Chất lượng đội ngũcán bộ, nhân viên ngân hàng: Chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng là yêu cầu hàngđầuđối với mỗi ngân hàng, vì nóảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoạt động và khả năng tạo lợi nhuận của ngân hàng. Con người là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại trong quản lý vốn tín dụng nói riêng và hoạt động của ngân hàng nói chung. Kinh tếcàng phát triển, các quan hệ kinh tế càng phức tạp, cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi trình độ của người lao động càng cao.Đội ngũcán bộngân hàng có chuyên môn nghiệp vụgiỏi, có đạo đức, có năng lực sẽ là điều kiện tiền đề để ngân hàng tồn tại và phát triển.

Nếu chất lượng con người tốt thì họ sẽthực hiện tốt các nhiệm vụtrong việc thẩm định dựán, đánh giá tài sản thế chấp, giám sát sốtiền vay và có các biện pháp hữu hiệu trong việc thu hồi nợ vay, hay xửlý các tình huống phát sinh trong quan hệtín dụng của ngân hàng giúp ngân hàng có thể ngăn ngừa hoặc giảm nhẹ thiệt hại khi những rủi ro xảy ra trong khi thực hiện một khoản tín dụng.

- Quy trình tín dụng:Đâylà trình tự, từng giai đoạn, từngbước công việc cần phải thực hiện theo một thủtục nhấtđịnh trong việc cho vay, thu nợ; bắtđầu từviệc xétđơn xin vay của khách hàngđến khi thu nợnhằmđảm bảo an toàn vốn tín dụng. Chấtlượng tín dụng tùy thuộc vào việc lập ra một quy trình tín dụngđảm bảo tính logic khoa học và việc thực hiện tốt cácbước trong quy trình tín dụng cũng nhưsựphối hợp chặt chẽ nhịp nhàng giữa cácbước. Quy trình tín dụng gồm 3 giaiđoạn chính:

+ Xét đề nghị vay của khách hàng và thực hiện cho vay. Trong giai đoạn này chất lượng tín dụng phụ thuộc nhiều vào công tác thẩm định khách hàng và việc chấp hành các quyđịnh về điều kiện, thủtục cho vay của ngân hàng.

+ Kiểm tra, giám sát quá trình sửdụng vốn vay và theo dõi rủi ro. Việc thiết lập hệthống kiểm tra hữu hiệu, áp dụng có hiệu quả các hình thức, biện pháp kiểm tra sẽgóp phần nâng cao chấtlượng tín dụng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

+Thu nợ: sựlinh hoạt của ngân hàng trong khâu thu nợsẽgiúp ngân hàng giảm thiểu được những rủi ro, hạn chế những khoản nợ quá hạn, bảo toàn vốn, nâng cao chấtlượng tín dụng.

- Khả năngthu thập và xửlý thông tin: Thông tin là yếu tốsống cònđối với mỗi doanh nghiệp trong kinh tếthị trường cạnh tranh gay gắt. Trong cạnh tranh ai nắm được thông tin trước làngười có khả nănggiành chiến thắng lớnhơn,với ngân hàng thông tin tín dụng hết sức cần thiết là cơ sở để xem xét, quyết định cho vay hay không cho vay và theo dõi, quản lý khoản cho vay với mụcđích đảm bảo an toàn và hiệu quả đối với khoản vốn cho vay. Thông tin tín dụng có thể thu được từ nhiều nguồn khác nhaunhưmua thông tin từcác nguồn cung cấp thông tin,đếncơ sở của khách hàng trực tiếp xem xét, thông tin từ hồ sơ xin vay vốn. Thông tin càng đầy đủ, chính xác, kịp thời và toàn diện thì khả năng ngăn ngừa rủi ro càng lớn, chất lượng tín dụng càng cao.

- Kiểm soát nội bộ: Thông qua kiểm soát giúp lãnh đạo ngân hàng nắm được tình hình hoạt động kinh doanh đangdiễn ra, những thuận lợi, khó khăn việc chấp hành những quyđịnh pháp luật, nội quy, quy chế, chính sách kinh doanh, thủtục tín dụng từ đó giúp lãnh đạo ngân hàng có đường lối, chủ trương, chính sách phù hợp giải quyết những khó khăn vướng mắc, phát huy những nhân tốthuận lợi, nâng cao hiệu quảkinh doanh. Chất lượng tín dụng phụthuộc vào việc chấp hành những quy định, thểlệ, chính sách và mứcđộkịp thời phát hiện sai sót cũng như nguyên nhân dẫnđến sai sót lệch lạc trong quá trình thực hiện một khoản tín dụng.

- Trang thiết bịphục vụcho hoạtđộng tín dụng: Trang thiết bịtuy không phải là yếu tổ cơ bản nhưng góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nó là công cụ, phương tiện thực hiện tổ chức, quản lý ngân hàng kiểm soát nội bộ, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay, thực hiện các nghiệp vụgiao dịch với khách hàng. Đặc biệt, với sựphát triển nhưvũbão vềcông nghệthông tin hiện nay các trang thiết bị tin họcđã giúp cho ngân hàng có được thông tin và xửlý thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác, trên cơ sở đó có quyết định tín dụng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

đúng đắn, không bỏ lỡ thời cơtrong kinh doanh giúp cho quá trình quản lý tiền vay và thanh toánđược thuận tiện nhanh chóng và chính xác.

 Nhóm nhân tốvềphía khách hàng

Có thể nói đây là những nhân tốrất quan trọngtác động mạnh tới chất lượng hoạt động tín dụng đối với hộnghèovà các ĐTCS khác. Gồm nhiều nhân tố, chủyếu bao gồm:

-Năng lực sản xuất kinh doanhvà trìnhđộ quản lý của khách hàng.

Đây chính là tiền đềcần thiết tạo ra khả năng kinh doanh của khách hàng, là cơ sở để khách hàng thực hiện cam kết hoàn trảnợ đúng hạn cho ngân hàng. Trìnhđộ của người quản lý còn bị hạn chế thì doanh nghiệp, hộ gia đình dễ bị thua lỗ, dẫn đến khả năng trảnợkém,ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.

- Uy tín, đạo đức của người vay: Đây là yếu tố rất quan trọng của quy trình thẩm định, tính cách của người vay và là chỉ tiêu đánh giá sựsẵn sàng trảnợvà thực hiện nghĩa vụ cam kết hợp đồng. Do đó, ngân hàng cần phân tích số liệu và tình hình sản xuất kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động của khách hàng để quyết định đầu tư chính xác.

- Những kiến thức cơ bản của khách hàng trong việc vay vốn: Khách hàng nắm được lãi suất phải trả, kỳ hạn trả nợ theo thời gian để có kế hoạch trả nợ phù hợp và không bị phạt do bị chuyển nợ quá hạn.

- Sự châyì của khách hàng trong việc trả nợ: Đây là nhân tố do ý thức chủ quan của người vay, mặc dù người vay có tiền trả nợ nhưng cố tình chây ì, đặc biệt là khách hàng vay vốn của NHCSXH, khách hàng thấy lãi suất thấp và ưu đãi không chuyển nợ quá hạn phân kỳ nên cố tình chưa trả nợ đúng kỳhạn.

- Tính đúng mục đích của việc sử dụng vốn: Để đảm bảo khả năng hoàn trả nợ đầy đủ thì yêu cầu người vay phải dùng tiền vay đúng mục đích khi xin vay, khi đó khả năng trả nợ của người vay sẽ cao và ngược lại sẽ dễ dẫn đến mất khả năng trả nợ cho ngânhàng.

- Việc chiếm dụng vốn hoặc bị lừa đảo: Việc chiếm dụng vốn của người vay cũng là yếu tố làm giảm chất lượng tín dụng, đồng vốn không được thu hồi để cho vay quay vòng. Khi khách hàng bị lừa đảo, về nguyên tắc khách hàng phải chịu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

trách nhiệm trả nợ vay, tuy nhiên lúc này người vay đã mất khả năng thanh toán do bị lừa đảo gây nên.

1.2.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng chính sách

Tín dụng chính sách là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng chính sách xã hội, do đó, đo lường chất lượng tín dụng chính sách là một nội dụng quan trọng trong việc phân tích hiệu quảhoạt động kinh doanh của ngân hàng chính sách xã hội. Tuỳ theo mục đích phân tích mà người ta đưa ra nhiều chỉ tiêu khác nhau, tuy mỗi chỉ tiêu có nội dung khác nhau nhưng giữa chúng có mối liên hệmật thiết với nhau. Trong phạm vi bảng báo cáo tổng hợp kết quảhoạt động kinh doanh của ngân hàng Chính sách xã hội, một sốchỉ tiêu sau đây có thể được áp dụng để đánh giá chất lượng tín dụng chính sách của ngân hàng.

 Chỉtiêu sửdụng vốn:

Công thức tính:

Đây là chỉ tiêu hiệu quả phản ánh chất lượng tín dụng chính sách, cho phép đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn thì càng chứng tỏ ngân hàng đã sửdụng một cách hiệu quảnguồn vốn huy động được và chất lượng tín dụng càng cao.

 Chỉ tiêu dư nợngắn hạn (hoặc trung-dài hạn)/Tổng dư nợ Công thức tính:

Đây là một chỉ tiêu định lượng, xác định cơ cấu tín dụng trong trường hợp dư nợ được phân theo thời hạn cho vay (ngắn, trung, dài hạn).

Nếu tỷlệ nợ ngắn hạn này cao, chứng tỏtín hiệu tích cực đối với thanh khoản và mục tiêu giảm lãi suất dài hạn, điều này đặc biệt tích cực khi các ngân hàng sẽ giảm bớt tỷtrọng cho vay trung và dài hạn bằng nguồn vốn huy động đa phần tăng trưởng nhờ ngắn hạn.

Tổng dư nợ bình quân

Hệ số sử dụng vốn (%) = x 100

Tổng nguồn vốn bình quân

Dư nợ ngắn hạn

Tỷ lệ nợ ngắn hạn (%) = x 100

Tổng dư nợ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

 Chỉtiêu nợquá hạn:

Công thức tính:

Nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản, quan trọng nhất để đo lường,đánh giáchất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng, chỉ số này càng thấp thì chất lượng tín dụng càngcao và ngược lại.

Nợ quá hạn là loại rủi ro tín dụng gây ra sự tổn thất về tài chính cho Ngân hàng do người vay chưa hoặc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc mất khả năng thanh toán. Do đặc thù hoạt động của NHCSXH và vốn của Ngân hàng là vốn huy động từ nhiều nguồn khác nhau nên nợ quá hạn ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của NHCSXH, đến khả năng hoàn trả vốn cho các nguồn vốn huy động phải hoàn trả, và đặc biệt đến khả năng cấp tín dụng ở các chu kỳ tiếp theo.

 Chỉtiêu nợkhoanh:

Công thức tính:

Nợ khoanh là các khoản nợ được ngân hàng khoanh đối với các món vay gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan, trong thời gian khoanh nợ khách hàng không phải trảlãi tiền vay; tỷlệnày lớn thì chất lượng tín dụng thấp và ngược lại.

 Chỉtiêu nợxấu:

Công thức tính:

Nợxấu tại NHCSXH bao gồm nợquá hạn và nợkhoanh, tỷlệnày càng nhỏ thì chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại.

 Nợbịchiếm dụng

Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = x 100

Tổng dư nợ

Nợ khoanh

Tỷ lệ nợ khoanh (%) = x 100

Tổng dư nợ

Nợ quá hạn + Nợ khoanh

Tỷ lệ nợ xấu (%) = x 100

Tổng dư nợ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

Nợ bị chiếm dụng là loại nợ bị chiếm và sử dụng một cách trái phép. Nợ bị chiếm dụng tại NHCSXH có thểdo một sốnguyên nhân sau:

- Khách hàng vay vốn tại NHCSXH nhưng không sửdụng vốn vay mà người khác sửdụng (Ban quản lý Tổ, tổviên khác, cán bộHội, cán bộlàm tại UBND xã,...)

- Ban quản lý tổ TK&VV thu lãi, thu tiền gửi tiết kiệm của tổ viên không nộp cho NHCSXH theo quy định

- Cán bộ Hội, đoàn thể, chính quyền địa phương, cán bộ NHCSXH trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ đã lợi dụng lòng tin của người vay khi thu tiền gốc, lãi, tiền gửi tiết kiệm không nộp ngân hàng.

Nợ bị chiếm dụng cũng là một trong những chỉ số quan trọng để đo lường chất lượng tín dụng của NHCSXH. Chỉsốnày bằng 0 thểhiện được chất lượng tín dụng tốt.

 Chỉtiêu vòng quay vốn tín dụng Công thức tính:

Vòng quay vốn tín dụng trong năm thể hiện tốc độluân chuyển của nguồn vốn tín dụng. Đây là chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, nó chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng đã luân chuyển nhanh, thu hồi vốn tốt. Với một số vốn nhất định, vòng quay vốn tín dụng trong năm càng nhanh thì càng nhiều khách hàng được vay vốn, được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước.

 Chỉtiêu thu lãi

Công thức tính:

Trong đó, sốlãi phải thu bằng sốlãi phát sinh tínhtrên dư nợvà sốlãi tồn đọng.

Tỷlệthu lãi cao cho thấy chất lượng tín dụng tốt và ngược lại

 Chỉtiêu lãi tồn đọng:

Công thức tính:

Doanh số thu nợ trong năm Vòng quay vốn tín dụng (vòng) =

Dư nợ bình quân trong năm

Số lãi thực thu

Tỷ lệ thu lãi (%) = x 100%

Số lãi phải thu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

Lãi tồn đọng gồm lãi phát sinh của nợ quá hạn và lãi tồn của nợ trong hạn do người vay không thực hiện nghĩa vụ trả lãi theo đúng hạn cho NHCSXH. Đây là một chỉ số quan trọng để đo lường chất lượng tín dụng của NHCSXH. Chỉ sốnày thấp sẽcho thấy chất lượng tín dụng tốt và ngược lại.

 Chỉtiêu kết quảxếp loại chất lượng hoạt động của TổTK&VV

TổTiết kiệm và vay vốnđược ví như cánh tay nối dài của NHCSXH. Nhiều nội dung công việc trong quy trình cho vay của NHCSXH đượcủy thác cho các tổchức Hội, đoàn thể và ủy nhiệm cho các Tổ TK&VV thực hiện như: Bình xét, lựa chọn người vay, kiểm tra, đôn đốc người vay trong việc sửdụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, đôn đốc người vay trả lãi tiền vay và nợ gốc đúng thời hạn. Vì vậy, chất lượng hoạt động ủy nhiệm của các đối tác này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng của NHCSXH. Một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động Tổ TK&VV đó là thực hiện việc đánh giá kết quảxếp loại TổTK&VV (mức xếp loại: Tốt, khá, trung bình, yếu kém).

 Chỉ tiêu cho vay đúng đối tượng thụ hưởng

Đối tượng được thụ hưởng tín dụng chính sách là những khách hàng do Chính phủ quyđịnh cụthểcho từng chương trình tín dụng, được quy định trong Nghị định, Nghị quyết của Chính phủvà Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, đối tượng thụ hưởng tín dụng chính sách bao gồm: Hộnghèo, hộcận nghèo, hộmới thoát nghèo, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm, các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn... Đây là những khách hàng không có hoặc không đủ các điều kiện để tiếp cận với dịch vụ tín dụng của các NHTM; các tổ chức tín dụng và cần sự hỗ trợtài chính từChính phủ và cộng đồng. Như vậy, trong khi các NHTM được hoàn toàn chủ động trong việc lựa chọn khách hàng đểcho vay vốn thì NHCSXH phục vụnhững khách hàng theo chỉ định của Chính phủ, không được cho vay các đối tượng ngoài quy định của Chính phủ. Bởi vậy, việc cho vay đúng đối tượng thụ hưởng được xem là một trong các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của NHCSXH.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

Đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của NHCSXH không chỉ dựa trên một chỉ tiêu nào đó mà phải dựa vào tất cảcác chỉtiêu thì mới có được đánh giá toàn diện, chính xác. Đồng thời phải so sánh các chỉ tiêu giữa các thời kì với nhau và kết hợp với việc phân tích sốliệu mới có thể đưa ra các nhận xét chính xác vềchất lượng hoạt động tín dụng của NHCSXH.

 Chỉtiêu thực hiện trảnợtheo thời gian đã cam kết lúc vay vốn Việc trảnợtại NHCSXH được quy định như sau:

Đối với trả lãi: Tất cả các chương trình cho vay đều thu lãi hàng tháng trừmột số chương trình cho vay có ân hạn trả lãi, tuy nhiên trong thời gian ân hạn nếu khách hàng có yêu cầu nộp lãi hàng tháng thì NHCSXH vần thu hàng tháng.

Đối với việc trả gốc: Phần lớn các chương trình cho vay trả gốc 6 tháng/lần, còn lại có thời gian trả12 tháng/lần.

Như vậy khi khách hàng không thực hiện trả nợ đúng cam kết thì nguy cơ khách hàng khó thực hiện trả nợ đầy đủ và đúng hạn cho ngân hàng. Nếu tỷlệ số món vay trảnợ không đúng cam kết càng lớn thì chất lượng tín dụng càng thấp và ngược lại.

1.3. Thực tiễn nâng cao chất lượng tín dụng chính sách tại các Chi nhánh NHCSXH trong nước.

1.3.1. Kinh nghiệm tín dụng chính sách từ NHCSXH Tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam là một tỉnh thuộc vùng duyên hải miền trung, với 18 đơn vị hành chính, gồm 1 thị xã, 2 thành phốvà 15 huyện, với tổng dân sốlà 1,5 triệu người, với 401.772 hộ; địa hình khá phức tạp, có 11 huyện thuộc khu vực trung du, miền núi, có 3 huyện nghèo theo nghị quyết 30a; là tỉnh có nhiều đối tượng hộ nghèo và hộ chính sách, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Với tổng số hộ nghèo 45.330 hộ, tỷlệ hộ nghèo 11,13%; hộ cận nghèo 24.806 hộ, tỷlệ 6,09%; thiên tai, dịch bệnh thường xuyên diễn ra,ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân, đặc biệt là hộnghèo và các đối tượng chính sách.

Trong những năm qua, được sự quan tâm của NHCSXH Việt Nam, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, mạng lưới hoạt động của chi nhánh đượcổn định

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

từtỉnh đến cơ sở, trụsở cácđơn vị trực thuộc và Hội sở tỉnh được xây dựng khang trang, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của chi nhánh. Bên cạnh đó, chi nhánh đã tổ chức 244/244 Điểm giao dịch xã tại UBND cấp xã, tạo điều kiện cho người dân trong quan hệgiao dịch cùng ngân hàng một cách thuận tiện. Ngoài ra, còn có 4.029 tổTK&VV khắp các thôn, khối phốtrên phạm vi toàn tỉnh, là cánh tay nối dài cùng chi nhánh tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi trên địa bàn. Kết quả hoạt động tín dụng chính sách của chi nhánh đã góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo vấn đề an sinh xã hội trên địa bàn, được lãnhđạo địa phương ghi nhận và đánh giá cao.

Bên cạnh việc mở rộng đối tượng cho vay, chất lượng tín dụng luôn được Ban Giám đốc chi nhánh tỉnh đặc biệt quan tâm. Tổng nợxấu đến 31/12/2016 là 3.456 triệu đồng, giảm so với 31/12/2015 là 5.115 triệu đồng, chiếm tỷlệ 0,09%, trong đó nợquá hạn 1.201 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,03% tổng dư nợ, nợ khoanh 2.255 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,06% tổng dư nợ; có 3 đơn vị không có nợ quá hạn là: Hội An, Phước Sơn, Nam Trà My; có 182/244 xã không có nợquá hạn, tỷlệ74,6%/tổng sốxã.

Hàng năm chi nhánh thực hiện tốt công tác xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan nhằm giảm bớt thiệt hại cho người vay. Năm 2016 chi nhánh được các cấp có thẩm quyền Quyết định xửlý nợrủi ro đối với những món vay gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan gồm xóa nợ gốc 1.999 triệu đồng, xóa lãi 334 triệu đồng cho 226 hộ vay; khoanh nợ số tiền 233 triệu cho 12 hộ vay. Đồng thời, chi nhánh lập hồ sơ đề nghị xửlý xóa nợ sau đợt đối chiếu phân tích nợ theo chỉ đạo của TW đối với những món vay không có khả năng trả nợ với tổng số tiền gốc 677 triệu đồng, lãi 1.165 triệu đồng cho 489 món vay.

Đạt được kết quả như trên là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Ban giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam, đã áp dụng đồng bộcác giảpháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng như:

a) Đối với cán bộtín dụng

- Cán bộ tín dụng được giao phụ trách theo dõi giúp Giám đốc quản lý tại các xã phải tăng cường đi cơ sở đểnắm bắt thông tin, kiểm tra, đối chiếu nợ, giải quyết

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

khó khăn vướng mắc tại tại Tổ TK&VV, tại thôn, xã; định kỳ phải tham gia sinh hoạt Tổ, đặc biệt là Tổyếu kém.

- Thường xuyên theo dõi và quản lý nợ, nợ đến hạn để phối hợp với các đơn vị, cá nhân liên quan đôn đốc thu hồi nợ. Ngoài việc làm tốt việc thu nợ gốc khi đến hạn cuối cùng, NHCSXH còn phải thực hiện đôn đốc việc thu hồi nợ gốc theo phân kỳ (kỳ con) để tạo thói quen cho hộ vay có ý thức trả dần, giảm áp lực trả nợ khi đến hạn. Số vốn thu được sẽ sử dụng cho vay quay vòng ngay trong xã đó (trừ trường hợp không có nhu cầu vay), hạn chếtối đa nợ quá hạn phát sinh.

- Định kỳhàng tháng phải chủ động phân tích, đánh giá thực trạng và khả năng thu hồi các khoản đã cho vay, phải đánh giá thực trạng 100% món nợ quá hạn, nợ khoanh và nợ đềnghị xóa đểcó giải pháp thu hồi và xử lý cho phù hợp. Riêng đối với các trường hợp nợ quá hạn mà người vay có khả năng trả nợ nhưng chây ỳ, thiếu ý thức trảnợ thì lập Danh sách gửi Tổ đôn đốc thu hồi nợ cấp xã để đôn đốc và xửlý.

- Các đơn vị phải gắn trách nhiệm của cán bộ tín dụng với chất lượng tín dụng của xãđó trong việc đánh giá, xếp loại cán bộ.

b)Đối với NHCSXH tỉnh:

- NHCSXH cấp tỉnh tổchức phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng của từng huyện, từng xã yếu kém để chấn chỉnh, tăng cường, bố trí, sắp xếp cán bộ cho phù hợp.

- Xây dựng chương trình thống kê nợ đến hạn tổng hợp của toàn tỉnh và chi tiết đến từng Phòng giao dịch, từng chương trình vay vốn để chủ động trong công tác điều hành, nhắc nhở, đôn đốc đơn vị cơ sở thực hiện việc xửlý nợ đến hạn và giúp cơ sởchủ động nắm bắt kịp thời nợ đến hạn đểxửlý sớm.

1.3.2. Kinh nghiệm từ vùng Tây Nam Bộ thông qua Tổng kết đề án nâng cao chất lượng tín dụng chính sách vùng Tây Nam Bộ

Đề án củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách tại khu vực Tây Nam Bộ ra đời vào đầu năm 2012 trong bối cảnh tín dụng chính sách xã hội trong vùng bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém. 5 năm qua, đề án đã giúp trên 2,350 triệu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách trong khu vực Tây Nam Bộ có điều kiện phát triển SXKD. Đề án với những giải pháp đồng bộ đã tạo nên “cú hích” giúp cho chất lượng tín dụng chính sách xã hội vùng đồng bằng Sông Cửu Long có những chuyển biến tích cực sau 5 năm tổ chức thực hiện.

Đến ngày 31-12-2016, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách vùng Tây Nam Bộ đạt 27.838 tỷ đồng, với trên 2,062 triệu người nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ, tăng 10.918 tỷ đồng (tăng 64,5%) so với cuối năm 2011; tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân giai đoạn 2012 - 2016 của toàn khu vực là 10,5%, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân chung toàn quốc 1,8%.

Chất lượng tín dụng trong vùng được cải thiện.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Cụ thể: Chỉ đạo phương hướng hoạt động tín dụng của chi nhánh là phải nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân, tạo cơ chế để chi nhánh chủ động hơn trong việc

NHNo&PTNT tỉnh Đắk Lắk đã triển khai kịp thời, đồng bộ các giải pháp để đưa nguồn vốn nhanh chóng vào phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn như: chỉ đạo các

Tác giả rút ra được mức độ tác động của các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ Mobile Banking của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi

Giai đoạn 1: Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua việc nghiên cứu định tính trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý thuyết, về các yếu tố ảnh

Sau quá trình tiến hành phân tích dữ liệu thứ cấp, dữ liệu sơ cấp thu thập được từ điều tra phỏng vấn trực tiếp khách hàng bằng bảng hỏi, nghiên cứu đã thu được những kết

Về nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế: chưa có một đề tài nghiên cứu trước nào thực hiện

Kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ 4G của khách hàng tại MobiFone Tỉnh Thừa Thiên Huế - Công ty dịch vụ MobiFone khu vực 3 -

Theo quan điểm của NHNN Việt Nam thể hiện qua quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ NH ban hành theo quyết định 371/1999/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 10 năm 1999 của